Lễ hội nghinh Ông là gì? Các nghi thức diễn ra trong lễ hội

Tìm hiểu về lễ hội nghinh Ông – một ngày lễ đặc biển của cư dân miền biển. Đối với ngư dân, lễ nghinh ông đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Vậy lễ nghinh Ông là gì? Những nghi thức, hoạt động nào được tổ chức trong ngày hội này?

Những thông tin được cập nhật ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày lễ đặc biệt không thể thiếu đối với những người đi biển. Hãy cùng Ticovungtau chúng ta cùng đi tìm hiểu về lễ hội này nhé.

Tìm hiểu: Lễ hội nghinh Ông là gì?

Lễ hội nghinh Ông còn được biết đến bởi một cái tên khác là lễ cầu ngư. Lễ này thường được các ngư dân thực hiện và tổ chức hàng năm để cầu mong cho trời yên, biển lặng, gió hòa, cầu cho ngư dân làm ăn phát đạt.

Theo tín ngưỡng trong dân gian được truyền lại từ bao đời nay. Thì cá “Ông” (tức cá voi) được tôn thờ như một vị thần biển. Cá “Ông” cũng là một sinh vật cứu tinh đối với những chuyến ra khơi xa của các ngư dân nói riêng và những người đi biển nói chung.

Những tỉnh thành ven biển đều có lễ hội nghinh Ông diễn ra hàng năm. Mỗi một nơi, lễ hội sẽ diễn ra vào những thời điểm khác nhau. Một số nơi sẽ tổ chức hội nghinh Ông từ tháng 2. Nhưng cũng có những nơi phải đến tháng 8 mới tổ chức.

Một số những tên gọi khác của lễ hội nghinh Ông như: lễ rước cốt Ông, ngày lễ tế cá Ông, ngày lễ cúng Ông, ngày lễ nghinh Ông Thủy Tướng.

Các nghi thức diễn ra trong lễ hội nghinh Ông

Trước ngày lễ hội diễn ra, các ngư dân và thuyền đánh cá dù đang ở khơi xa hay gần đều phải quay về tề tựu ở bến đỗ. Sáng sớm ngày lễ, theo lệnh của Chánh vạn, đoàn người sẽ ra khơi nghinh Ông cùng với sự tham gia của Chánh vạn, Phó vạn và kiệu long đình. Ở trên kiệu sẽ có ngọc cốt của Ông cùng với các sính lễ cần thiết.

Đoàn rước sẽ tiến ra cửa sông và đi xuống ghe lễ đã được trang trí rực rỡ trước đó. Chiếc ghe được lựa chọn là ghe của gia đình làm ăn phát đạt và không bị vướng mắc phải những điều xấu. Ở trên ghe sẽ có bàn thờ sắc thần cùng với các lễ vật như heo quay nguyên con nằm ngửa, lòng heo, … các lễ vật khác. Trên ghe cũng sẽ bỏ thêm một trống cái được sử dụng để điều khiển các nghi lễ.

Phía sau ghe lễ sẽ là những ghe con chở theo đoàn múa lân sư rồng và các ngư dân ở trong vạn. Trên những chiếc ghe này cũng sẽ được bày biện bàn thờ cùng với các lễ vật tương tự như ở trên ghe chính. Phía sau sẽ là hàng trăm những chiếc tàu đánh cá của ngư dân cùng với nhân dân địa phương và du khách thăm quan cùng tham gia lễ hội.

1. Lễ cúng tế tiên sư và tiền vàng

Chánh vạn và Phó vạn sẽ thực hiện các nghi lễ để mời các vị thần đến chứng. Ca ngợi công đức của các vị thần và tỏ lòng tri ân của dân làng. Đồng thời, trong lễ này Chán vạn và Phó vạn cũng sẽ cầu xin các thần bảo hộ cho thôn dân có một cuộc sống yên vui và thịnh vượng.

Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong ngày lễ nghinh ông. Nghi thức này được thực hiện một phần cũng tỏ rõ sự kính trọng của ngư dân đối với cá Ông và mong muốn của họ cho những chuyến đi xa.

2. Lễ chánh tế

Nghi lễ này thường được tổ chức vào nửa đêm, thời khắc chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới. Một số nơi sẽ tổ chức nghi lễ này vào đầu giờ chiều. Mọi người ở trong vạn sẽ kính trọng và chọn ra một người lớn tuổi, đức độ toàn vẹn để làm nhiệm vụ khai mõ.

Lễ vật dâng cúng đầy đủ để dâng lên Ông. Nghi thức này còn được gọi bằng tên lễ tỉnh sanh/ tỉnh sinh và chỉ có ở một số các đền thờ tướng quân Nguyễn Phục – ông là vị thần phù hộ cho cư dân khi ra khơi.

3. Phần tổ chức hội

Ở phần tổ chức hội, ngư dân sẽ bày biện ăn uống linh đình. Mời hàng xóm và bạn bè phương xa đến cùng chung vui. Những hoạt động vui chơi khác cũng được địa phương tổ chức ngay trong ngày lễ để mọi người cùng tham gia. Lễ hội nghinh Ông vốn là một trong những hoạt động văn hóa đẹp đẽ được bảo tồn và gìn giữ qua hàng trăm năm nay. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa của người dân miền biển.

Lễ nghinh Ông mang đậm nét thuần phong mỹ tục. Đồng thời cũng góp phần giữ gìn và làm giàu đẹp, đa dạng hơn bản sắc văn hóa dân tộc ta. Khi nhắc đến lễ nghinh Ông chắc chắn sẽ khiến con người ta nghĩ ngay đến nét chấm phá văn hóa đặc biệt ấn tượng của cư dân miền biển. Lễ nghinh Ông đối với họ vô cùng quan trọng và cũng như một ngày tết linh đình mà tất cả mọi người đều phải tham gia để cầu mong bình an cho những chuyến ra khơi.

Tổng kết

Lễ hội nghinh Ông thực sự là một nét đẹp đặc biệt đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với những người đã từng chứng kiến. Đối với các ngư dân thì lễ nghinh Ông đã trở thành một phong tục. Một nét văn hóa không thể nào thiếu trong đời sống của họ. Việc tìm hiểu và biết về lễ nghinh Ông cũng là một cách để bạn hiểu hơn về những nét đẹp trong văn hóa dân gian của người Việt Nam.

5/5 – (1 bình chọn)