Lễ hội ánh sáng Deepavali – Nét đẹp trong văn hóa của người Malaysia
Nếu như quý khách đang có kế hoạch cho một chuyến đi du lịch Malaysia, hãy tận dụng khoảng thời gian tuyệt vời đó của mình để chiêm ngưỡng những màn trình diễn ánh sáng đặc sắc có 1 không 2 trên Thế Giới và khám phá lễ hội ánh sáng Deepavali của đất nước Malaysia.
Mục Lục
1. Truyền thuyết về lễ hội Deepavali
Truyền thuyết thứ nhất
Theo lời kể truyền miệng của người dân Malaysia thì lễ hội ánh sáng Deepavali là một sự kiện kết hôn giữa Thần nữ Lakshmi với Thần Vishnu một trong những vị thần quyền lực nhất, người đem lại sự hòa bình và ấm no hạnh phúc cho người dân chốn đây và từ ấy người Hindu lấy ngày này để làm lễ tạ ơn đến ngài đã ban cho họ một cuộc sống yên ấm.
Truyền thuyết thứ hai
Có người lại kể rằng, Deepavali là ngày mà Thần Rama đánh bại quân xâm lược sau quãng thời gian 14 năm dòng dã bị tù đày trong rừng sâu. Họ tưởng nhớ công lao đó của ngài và lấy luôn đây là ngày để tưởng nhớ lại chiến công oanh liệt thời ấy.
Truyền thuyết thứ ba
Đối với người dân Hindu ở Malaysia ngày nay họ quan niệm rằng nữ thần Lakshmi là người phụ nữ tượng trưng cho hạnh phúc-sắc đẹp-yên vui. Nhờ có sự chỉ đường dẫn lối của nữ thần mà họ mới có được một cộng sống bình an và sung túc giống như ngày nay.
2. Thời gian diễn ra lễ hội ánh sáng Deepavali
Lễ hội ánh sáng Deepavali được người dân Hindu ở Malaysia tổ chức hàng năm vào tháng 10, tháng 11 và đây cũng là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới của người dân Hindu.
Không gian của toàn lễ hội tràn ngập trong sắc màu ánh sáng của các ngọn đèn, chúng tượng trưng cho những chiến thắng, bình an và yên ấm của người dân Hindu. Mỗi năm cứ đến những ngày này là Malaysia lại chào đón hàng triệu du khách Thế Giới ghé qua.
3. Khám phá lễ hội ánh sáng Deepavali
Theo phong tục của người dân Hindu bước vào ngày lễ này họ sẽ phải thức dậy thật sớm để tắm rửa sạch sẽ, với một quan niệm là chút bỏ hết những bộn bề và khó khăn trong cuộc sống, những tội lỗi đã làm suốt 1 năm qua để đến nhà thờ với một tấm lòng trong sạch và thánh thiện để cầu nguyện.
Tất cả những ngôi đền Ấn Độ giáo ở đây đều được thắp sáng bằng hàng ngàn ngọn đèn với hai tông màu chủ đạo là vàng và đỏ dưới những màn trình diễn pháo hoa đặc sắc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố rồi hòa mình vào các cuộc diễu hành sôi động.
Những con phố ở đây có rất nhiều người Ấn Độ sinh sống, nếu may mắn bạn sẽ được nếm thử những món bánh Tết ngon tuyệt được làm ở lễ hội ánh sáng Deepavali.
4. Các hoạt động trong lễ hội Deepavali
Lễ hội ánh sáng Deepavali ở Malaysia được diễn ra liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày lại mang một hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều có chung một ý nghĩa “may mắn, ánh sáng, hạnh phúc, bình yên”.
Ngày thứ nhất
Ngày thứ nhất là ngày của sự thịnh vượng và giàu có. Trong ngày này, người ta thường đi mua vàng và sắm đồ dùng gia đình.
Ngày thứ hai
Ngày thứ hai là ngày cái tốt chiến thắng cái xấu, ánh sáng chiến thắng bóng tối. Tại lễ hội ánh sáng, mọi người đốt đèn khắp mọi nơi khiến cho không gian diễn ra lễ hội hết sức lung linh và huyền ảo.
Ngày thứ ba
Ngày thứ ba, các gia đình Ấn Độ sẽ cúng thần Lakshmi và thần Ganesa – vị thần của những khởi đầu tốt lành. Đây cũng là lúc họ khấn nguyện trước ánh đèn để cầu mong những điều tốt đẹp nhất.
Ngày thứ tư
Ngày thứ tư là ngày Krishna đánh bại Indra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishma đã phải vượt qua.
Ngày thứ năm
Ngày cuối cùng của lễ hội ánh sáng Deepavali, là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm cho nhau.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, chắc chắn sẽ là một thông tin rất bổ ích cho quý khách du lịch Malaysia đúng vào thời điểm diễn ra lễ hội ánh sáng Deepavali.