Lễ hội Trung thu

Đánh dấu sự kết thúc của vụ mùa, Lễ hội Trung thu theo truyền thống là thời khắc để cảm tạ các vị thần.

Đây cũng là thời điểm trong năm mà trăng sáng nhất, do đó, người ta luôn gắn liền các truyền thuyết về mặt trăng với dịp lễ này. Một trong những điều đáng chú ý nhất là câu chuyện về Hằng Nga, người đã uống thần dược trường sinh bất tử mà nhà vua định dành cho bản thân mình, để cứu người dân thoát khỏi ách cai trị của hắn.

Truyện kể rằng sau hành động dũng cảm đó nàng đã bay lên cung trăng, và được người Trung Quốc suy tôn là Nữ thần Mặt trăng kể từ đó.

Khi hoàng hôn buông xuống

Hình ảnh Hằng Nga thắp sáng ở Chinatown.

Lễ hội Trung thu là dịp để thưởng nguyệt, do đó các hoạt động lễ hội tưng bừng nhất thường diễn ra sau khi mặt trời đã lặn.

Người ta thường tổ chức các bữa tiệc thưởng nguyệt để tận hưởng dịp lễ này, khi gia đình và bạn bè ngồi trong những khu vườn được thắp sáng bởi ánh nến dịu nhẹ, tỏa ra từ những chiếc đèn lồng bằng giấy, nhâm nhi trà và bánh trung thu, và nếu có hứng, họ còn làm thơ theo thể thơ Đường cổ.

Đèn lồng tỏa sáng khắp nơi nơi

Trẻ nhỏ luôn yêu thích Lễ hội Trung thu vì các em được chơi rước đèn lồng. Những chiếc đèn lồng bằng nến sáp truyền thống được làm từ giấy và tạo hình thành đủ thứ từ ô tô đến các nhân vật hoạt hình. Cũng có cả những loại lồng đèn bằng nhựa chạy pin, vốn là điểm đặc trưng của thời hiện đại.

Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng đèn lồng tại một số điểm hoạt động chào mừng trên đảo, nhất là ở khu Chinatown, nơi những chiếc đèn lồng lớn và đẹp mắt sẽ được trưng bày. Đó thực sự là những kiệt tác của sự sáng tạo, tài năng nghệ thuật và tay nghề thủ công khéo léo.