Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Hà Giang – Lễ hội xuống đồng đặc sắc
1Giới thiệu tổng quan về Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Hà Giang
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Hà Giang là một lễ hội rất quan trọng đối với người dân tộc thiểu số vùng cao. Một nét đẹp trong văn hóa của những người dân tộc miền núi, họ tin vào đấng thần linh của họ, họ làm việc chăm chỉ để mong muốn có được quả ngọt vào thời điểm cuối vụ. Để lo lắng đầy đủ cho cả gia đình, họ đã lao động miệt mài suốt một năm vất vả và luôn tin vào đấng thần linh sẽ luôn che chở giúp đỡ họ.
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Hà Giang trong một vài năm trở lại đây thì được người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh, những dân tộc khác biết đến Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Hà Giang thường sẽ được tổ chức tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Địa điểm người dân sẽ tham gia phần nghi lễ ở những ruộng đất tốt nhất, to nhất trong bản làng, sau đó sẽ vui chơi Lễ hội Lồng Tồng là ở ngay khoảng đất trống dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Với những nét giản dị từ lối sống của những người dân nơi đây, tìm hiểu được những nét văn hóa tâm linh đặc sắc càng làm cho Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Hà Giang càng thêm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham dự.
Xem thêm: Có dịp công phá Đông Bắc – Hãy tham gia những lễ hội truyền thống của Hà Giang bạn nhé
2Những nét đặc sắc của Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Hà Giang
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Hà Giang sẽ có Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi được thực hiện do các thầy cúng tiến hành. Bắt đầu phần lễ với nghi lễ của dân tộc Tày xin Thành hoàng làng mở hội, tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, thần Núi, thần Suối. Trong lễ hội thì nghi thức xuống đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phần đầu của lễ hội, dân làng sẽ chọn một người đàn ông có uy tín, gia đình gương mẫu và là người đi cày ngoài đồng giỏi nhất. Sẽ đại diện cho người dân trong bản làng cày đường cày đầu tiên xuống đồng xem như là sự may mắn, mùa vụ được bội thu, suôn sẻ.
Xem thêm: Lễ hội Hoàng Su Phì – Nét đẹp lễ hội trên các dãy ruộng bậc thang
Sau nghi lễ này, dân làng sẽ tiếp tục chọn một thửa ruộng đẹp và rộng rãi bắt đầu bày biện lễ vật lên cúng tế thần linh trên một chiếc bàn cúng với nhiều lễ vật được chuẩn bị như: thịt gia cầm gia súc mà dân làng đã nuôi, rượu, các loại bánh truyền thống, xôi ngũ sắc tượng trưng cho trời đất, âm dương hòa hợp. Theo tục lệ hằng năm của Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày – Hà Giang thì mỗi thôn sẽ chọn ra 4 gia đình được “ra mâm”, có nghĩa sẽ là chủ lễ phụ trách công việc bày biện vật tế ra mâm và bắt đầu cử hành lễ cúng trời đất, thần linh tại lễ hội. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cỗ to hay cỗ nhỏ nhưng những thứ vật lễ nhất định phải có là thịt gà, thịt lợn, xôi, trứng.
Một hồi chiêng trống sẽ được vang lên và chủ lễ cùng đại diện các thôn các bản các làng, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu. Vị chủ lễ phải là người được những người đi trước lựa chọn, có nghĩa là người chủ lễ đó nối tiếp truyền thống từ một vị chủ lễ đi trước và đồng thời cũng trân được dân làng kính trọng, khiêm nhường. Chủ lễ sẽ đứng ra đại diện cho dân làng, đọc các bài khấn với nội dung cầu mong thần thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, muôn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, cuộc sống của người dân no đủ, sung túc, nhà nhà hạnh phúc…
Xem thêm: Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang – Lễ hội trưởng thành của bà con vùng cao
Sau phần đọc sớ khấn cầu, thầy Mo sẽ thực hiện cúng lễ bằng việc vung “nước thánh” – nước này được những cô sơn nữ đẹp nhất bản mang về từ đầu nguồn. Tương truyền, người nào hứng được “nước thánh” sẽ gặp may mắn trong cả năm. Cuối cùng, thầy Mo sẽ đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… những vị thần bảo hộ cho mùa màng, sức khỏe và sự bình yên của dân làng
Sau phần nghi lễ được thầy cúng và các chủ gia đình đứng ra làm lễ thì tiếp tục sẽ là phần hội trong Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Hà Giang. Đây được xem là phần thu hút nhiều du khách tham gia nhất vì được gần gũi với dân làng, tham gia vui chơi cùng dân làng. Các trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn của người dân vùng bản cao: đánh yến, đánh quay, ném còn, kéo co, thi đối đáp hay thi cày ruộng,…. trong đó trò chơi thu hút đa số du khách nhất chính là trò thi ném còn.
Xem thêm: Lễ cúng Thần Rừng – Lễ hội độc đáo tại Hà Giang của người Pu Péo
Ném còn là trò chơi rất phổ biến trong các lễ hội làng truyền thống của người dân vùng bản, sẽ được chơi ở một khu đất khá rộng rãi và được dựng lên bởi một ngọn tre cao vun vút, và sẽ đặt một vòng tròn ở phía trên để ném. Nhiệm vụ của người chiến thắng chính là phải ném quả còn trúng chiếc vòng tròn được treo trên đỉnh cao vút. Người dân tộc Tày còn quan niệm rằng nếu quả còn trúng vạch đích và khiến cho miếng vải bọc trên đó bị rách thì năm đó mọi người dân trong bản sẽ được che chở bảo vệ, được thần tiên ban phước, mọi việc suôn sẻ, vận may đến gần.
Nếu không ném quả còn rách được miếng vải thì năm đó dân làng sẽ gặp điều không may hay tai họa ập tới. Song Song với trò chơi ném còn đầy sự thú vị thì màn thi cày ruộng của các chàng thanh niên lực lưỡng trong làng cũng được quan tâm thích thú vì sẽ tìm ra người cày kéo giỏi nhanh và năng nhất. Ngoài ra, Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Hà Giang còn là nơi để các chàng trai, cô gái gặp nhau, giao lưu trò chuyện, giao duyên qua những điệu hát điệu nhảy, câu hát truyền thống của dân tộc Tày.