Lễ Tục Khi Người Xưa Nuôi Con Truyền Thống – XÔI CHÈ ĐẬU ĐẬU
Mục Lục
Lễ Tục Khi Người Xưa Nuôi Con Truyền Thống
Mọi người sống trong xã hội đều phải tuân theo những quy ước nhất định trong việc giao tiếp với những người xung quanh. Lễ tục của mỗi dân tộc là một trong những các thức biểu lộ những quy ước ấy. Những lễ tục nuôi con truyền thống cũng nằm trong các lễ tục của người xưa. Nó mang đậm tính chất truyền thống của dân tộc, chúng đã thoát ra ngoài khuôn khổ tôn giáo và từ lâu đã mặc nhiên được xã hội thừa nhận.
Tục bán khoán trẻ vào chùa cho trẻ dễ nuôi
Khi đứa trẻ ra đời đúng phải giờ xấu, sợ khó nuôi, dân gian thường làm lễ cúng giải trừ. Những nhà hiếm hoi muộn mằn cũng sợ khó nuôi thì làm lễ bán khoán vào chùa. Cho con làm con của Phật của Thánh để tà ma phải kiêng sợ.
Người ta viết
tên đứa bé vào tờ khoán, làm lễ đóng ấn son của chùa. Bán vào cửa chùa thì lấy
họ Mầu; bán vào cửa Thánh tờ Hưng Đạo đại vương thì lấy họ Trần, thay vào họ
của bố đẻ.
Tờ khoán lập
làm hai bản: một bản để lại nơi bàn thờ Phật, Thánh, một bản đem về nhà giữ.
Sinh ra được ngoài một trăm ngày mới có thể làm lễ bán khoán. Nghĩa là đợi cho
đứa bé hết ô uế lúc mới đẻ. Khi đứa bé lớn lên chừng trên mười tuổi thì phải
làm lễ chuộc về; chứ không để quá tuổi mà không chuộc.
Tìm hiểu thêm về “Tục Bán Khoán Trẻ Vào Chùa Làm Con Cửa Phật, Thánh“
Tục lệ “bỏ đường bỏ chợ” cho trẻ hay ốm đau
Có những đứa
trẻ luôn ốm đau sài đẹn, dân gian cho rằng nó bị ma quỷ quấy nhiễu. Vì càng
cúng tế nó càng đau yếu hơn. Người ta không tiếc sự cúng bái, nhưng đối với bọn
ma quỷ thì càng cúng tế, chúng càng quấy đảo nhiều hơn.
Muốn cho ma
quỷ khỏi theo dõi ám ảnh đứa trẻ, cha mẹ phải tỏ cho chúng biết đứa trẻ không
được quý báu như chúng tưởng. Người ta mang đứa trẻ ra bỏ ở ngoài chợ hoặc ở
ngã ba đường. Để ma quỷ thấy đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ thôi không theo hại nữa. Vì
chúng cho rằng đứa trẻ không có người thương nên không còn ai cúng lễ cho
chúng.
Về phần đứa
trẻ, nó sẽ có người đến nhặt bế về. Họ đã được cha mẹ đứa trẻ thỏa thuận trước.
Một vài ngày sau, có khi ngay vài giờ sau bố mẹ đứa trẻ đến xin lại và cám ơn
người mang nó về.
Có những đứa
trẻ tuổi xung khắc với bố mẹ, sống chung trong một nhà không hợp. Thành ra quặt
quẹo khó nuôi, phải tìm người hợp tuổi với nó, kén người có phúc và đông con mà
cho làm con nuôi. Thật ra đó chỉ là sự gửi gắm ít lâu, nếu không phải thân tình
nuôi giúp thì bố mẹ đứa trẻ phải chịu ơn, chịu phí tổn.
Trẻ khó nuôi thường hay ốm đau, khóc đêm
Người dân
quan niệm trẻ khó nuôi là những đứa trẻ hay ốm đau, ăn hay trớ và khóc liên
miên cả ngày lẫn đêm. Vì chúng sinh vào những giờ “không thích hợp” là giờ quan
sát hoặc giờ kim xà thất tỏa. Do đó phải cúng “đổi giờ”
cho chúng.
Ngoài cúng
đổi giờ, người ta còn chú ý tới một số điều như sau: Bôi nhọ nồi (đánh dấu) lên
trán đứa bé để tránh tà ma ám ảnh. Những đứa trẻ cứ đêm đến là khóc, hay còn
gọi là khóc dạ đề; nên phải mượn hàng xóm chiếc cọc chuồng heo
ném xuống gầm giường.
Có khi đứa
trẻ ngủ lì không dậy, người ta xin vài cái tóc mai của người khác họ để phảy
vào miệng đứa trẻ cho nó thức tỉnh. Hoặc đứa trẻ hay trớ, người ta phải lấy
nước lòng đò cho uống. Đứa trẻ nấc, lấy ngọn lá trầu không hay cọng chiếu dán
vào trán cho khỏi.
Con lồi rốn
thì mượn kẻ ăn mày cầm gậy chạm vào rốn. Con mắc sài mòn; thì mang con ra kéo
lê chung quanh chỗ mả mới để bỏ bệnh sài lại nơi này.
Đây là những
quan niệm của người xưa khi trình độ hiểu biết còn thấp. Ngày nay, khoa học
phát triển, khi trẻ có biểu hiện đau ốm, bệnh tật cần phải đưa ngay đến cac cơ
sở y tế để khám chữa kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Lễ tục nuôi con bằng sữa mẹ
Đây là lễ tục nuôi dạy con quan trọng nhất. Sau khi sinh xong, sản phụ nuôi con truyền thống bằng sữa mình. Vì điều đó là bản năng sinh tồn tất yếu để tồn tại giống nòi. Nhưng nếu chẳng may người mẹ bị thiếu sữa; người ta sẽ nấu cháo gạo nếp với móng giò heo và đu đủ bánh tẻ (có gọt vỏ) cho sản phụ ăn để có sữa.
Tục này theo
y học cổ truyền là hợp lý. Vì muốn có sữa phải có chất tạo sữa, mà chất tạo sữa
cho sản phụ là zelatin có trong da heo và da gà. Do vậy có thể nấu cháo với hai
thứ này.
Tục mớm cơm cho trẻ
Đây là một phần của lễ tục nuôi con truyền thống của người xưa; hiện nay còn ít người áp dụng. Ngày xưa có tục người mẹ mớm cơm cho con. Mẹ (hoặc bà) nhai thật kỹ một miếng cơm thành dạng hồ bột; rồi mớm vào miệng trẻ từng ít một. Con càng nhiều tháng tuổi thì mẹ phải nhai cơm càng ít hơn.
Đến khoảng
mười tháng thì ăn cơm nhá: người mẹ nhai cơm với thức ăn cho nát (không cần
nhuyễn như trước nữa); rồi mớm từng miếng nhỏ vào miệng trẻ. Có bà nhai miếng
cơm thật to, bế con đi một vòng quanh làng là mớm hết. Tròn một năm thì trẻ bắt
đầu ăn cơm hạt.
Đọc thêm bài viết: Các Điều Kiêng Trong Nuôi Con Truyền Thống Cần Lưu Ý
Lễ tục khi nuôi “con nuôi”
Xưa kia, nhà
nào không có con trai, người ta thường nuôi cháu đằng nội làm con lập tự. Và
đứa bé này sẽ được nuôi từ khi còn nhỏ. Nếu định lập tự mà anh em ruột không có
con trai thì chọn cháu nội xa làm con nuôi lập tự. Anh ruột không có con trai,
em được ăn thừa tự anh. Tuy nhiên, anh không được ăn thừa tự em; mà chỉ con
trai người anh được ăn thừa tự chú.
Trong việc
lập tự phải tránh chọn con trưởng hay con một, vì những người này co nhiệm vụ
thờ cúng cha mẹ đẻ. Người được lập tự phải về ở nhà cha mẹ nuôi, được hưởng mọi
quyền lợi như con đẻ. Nếu người lập tự sau này lại sinh được con trai thì việc
nuôi con nuôi ăn thừa tự coi như bị bãi bỏ.
Nếu có con
nuôi thì gọi là nghĩa tử; tức là con nuôi không cùng họ với cha nuôi và không
được lập tự. Con nuôi không lập tự có thể về ở nhà cha mẹ đẻ. Nếu ở hẳn với cha
mẹ nuôi thì sau này cũng được hưởng một phần gia tài. Con nuôi phải biết quý
trọng cha mẹ nuôi, thế mới có câu: “Cha sinh không bằng mẹ dưỡng”