Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo | Du lịch Thành phố Sóc Trăng
Sóc Trăng – Sóc Trăng – Việt nam
văn hoá được yêu thích tại Sóc Trăng, Sóc Trăng
Trong phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa cổ truyền, như: Tết Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn-ta, lễ dâng y cà sa, lễ xin nước mưa… gắn với tín ngưỡng Phật giáo. Lễ hội Ooc-om-boc là một trong những lễ hội lớn nhất, hấp dẫn nhất, tưng bừng nhất của người Khmer vùng đồng bằng châu thổ Hàng năm, mỗi dịp rằm tháng 10 âm lịch về, đồng bào Khơ me lại nô nức chuẩn bị và chào đón các hoạt động trong lễ hội Oóc Om Bok – lễ hội có một ý nghĩa lớn lao để “Tạ ơn Thần Mặt Trăng”.
Giới thiệu Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo
Lễ hội tạ Thần Mặt Trăng: Lễ hội Oóc-om-bóc (tục gọi cúng trăng hay lễ đúc cốm dẹp) của người Khmer Nam Bộ được tổ chức vào giữa đêm rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để bà con tạ ơn Thần Mặt trăng – vị thần lo việc thời tiết giúp bà con trồng trọt được mùa.
Lễ hội Oóc-om-bóc (tục gọi cúng trăng hay lễ đúc cốm dẹp
Oóc-om-bóc thật sự đông vui vì bao hàm luôn cả phần lễ và hội. Lễ là lễ cúng trăng, còn hội luôn gắn liền với cuộc đua ghe ngo, mà nay đã trở thành một giải truyền thống của Sóc Trăng. Oóc-om-bóc năm nay ở Sóc Trăng tổ chức trong hai ngày 7 và 8.11…
Lễ cúng trăng được tổ chức đêm 14.10 âm lịch tại các gia đình, ngay khi trăng vừa lên. Một mâm sản vật (không thể thiếu cốm dẹp) được bày giữa sân. Gia chủ khấn nguyện cúng lên thần những sản vật của vụ mùa vừa qua. Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. .
Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp
Sau lễ cúng trăng, các gia đình đến chùa xem thả đèn gió, đèn Lôipratip (đèn nước-hoa đăng). Bầu trời rực sáng với những chùm đèn gió bay cao, trên sông lung linh đủ màu sắc của những ngọn nến được cắm trong những con thuyền hoặc bè nhỏ kết bằng cây chuối, trang trí giấy đủ màu sắc.
các gia đình đến chùa xem thả đèn gió,
Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào tối 14 này..
Lễ dâng y của người Khmer trong dịp Ooc-om-bóc.
Lễ dâng y
Vào đêm này, người ta đổ ra đường đông nghẹt, không chỉ có người Khmer, mà còn có đông đảo bà con người Hoa, người Kinh cùng vui chung. Chỗ này tổ chức đấu võ, kéo co, chỗ kia biểu diễn văn nghệ như hát Dù kê, hát, múa tập thể Romvông, Romxaravan, Lăm leo, A day… có khi kéo dài trắng đêm.
Múa tập thể Romvông,
“Cái đinh” của lễ hội là đua ghe ngo được tổ chức vào ngày 15.10 âm lịch, mà trên 10 năm nay được tổ chức tại đoạn sông Sung Dinh. Ngay từ tối hôm trước, thị xã Sóc Trăng đã chật ních người từ các nơi đổ về. Ước tính, hàng năm có trên 500.000 người về đây xem hội đua. Trên hai khán đài ở đích đến, không thể thiếu dàn nhạc ngũ âm. Tiếng trống, tiếng cồng… hoà với tiếng hô – hụi của các đội đua tạo thành không khí hào hứng, sôi nổi.
Một trong những tiết mục tuồng cổ được biểu diễn tại đêm khai mạc
Ước tính, hàng năm có trên 500.000 người về đây xem hội đua
Một chiếc ghe ngo dài khoảng trên 30m, chứa từ 52 đến 58 tay bơi. Mũi và đuôi ghe ngo cong vút tạc hình rắn thần Naga, thân ghe chạm hoa văn hình kỷ hà và được sơn màu sặc sỡ.
Ngồi mũi ghe là một vị lão làng cầm chịch, giữa ghe là một vị giữ nhịp bằng cồng hoặc bằng còi.
Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ. Để được ngồi mũi, ngoài kinh nghiệm về bơi đua, còn phải là “Mạnh Thường Quân” đã có nhiều đóng góp về tài vật cho đội ghe.
Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, ngày hôm sau lễ cúng trăng (15/10) là tục đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia cuộc thi.
Đánh chiêng hạ thủy ghe ngo
Lễ cúng tế trước khi hạ thủy ghe ngo
Khấn trước giờ xuất quân
Lễ Oóc-om-bok của người Khmer thường gắn liền với cuộc đua ghe ngo và người Khmer luôn coi ghe ngo là bảo vật thiêng liêng của phum sóc. Chiếc ghe ngo được cất giữ tại chùa, bảo quản rất cẩn thận và chỉ dùng tham gia đua trong các ngày lễ quan trọng như Oóc-om-bok.
Tập thể lực chuẩn bị cho giải đua ghe ngo
Các vận động viên làm quen với các động tác bơi
Với người Khmer, chiếc ghe ngo chính là một hình ảnh đại diện cho phum sóc của mình, biểu tượng của sự ấm no, sung túc. Chính vì vậy, cuộc đua luôn diễn ra quyết liệt. Lịch sử đua ghe ngo không bao giờ nghe thấy từ “bán độ”. Năm nay, ban tổ chức không chia nhóm như năm trước, mà chia bảng đấu đồng hạng với hai nội dung thi đấu nam và nữ. Có trên 35 đội ghe ngo nam và hơn 10 đội ghe ngo nữ trong và ngoài tỉnh tham gia…
cuộc đua luôn diễn ra quyết liệt
Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài đồng chớm chín. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Đón lễ Oóc-om-bok không chỉ có bà con người Khmer và các sư sãi ở các chùa vui mừng, háo hức, phấn khởi mà bà con người Kinh, người Hoa sinh sống trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng chung niềm háo hức. Họ sẵn sàng đóng góp tiền, công sức, tham gia cùng các vận động viên đua ghe ngo và bà con Khmer vui Oóc-om-bok, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, đó là món quà ý nghĩa và đáng trân trọng.
Các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn cũng đến góp vui
Tham gia cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức chia các đội ghe tham dự thành hai nhóm A và B. Thông thường nhóm A là các ghe đã được xếp hạng trong mùa giải trước. Nhóm B là tất cả các ghe ngo còn lại..
Có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương
Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh nghiệm, được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục đẹp, mũ cùng màu.
Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò – hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả khúc sông. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.
tiếng hò – hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả khúc sông
Rất đông người dân cổ vũ
Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Căm Pu Chia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt Nam.
Đội Rạch Giồng – Cà Mau (ghe áo xanh) mừng chiến thắng
Nguồn : Sưu Tầm