Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận

Ninh thuận là một trong những tỉnh thành có nhiều đồng bào dân tộc người Chăm sinh sống nhất, nơi đây được ví như cái nôi của tín ngưỡng tôn giáo Chăm pa với nhiều lễ hội cổ truyền trong đó có lễ hội Kate lừng danh khắp chốn.

Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận

Trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng đồng bào dân tộc người Chăm Ninh Thuận vẫn giữ được nhiều nét đặc sắc trong phong tục tập quán, văn hóa Chăm cho tới ngày nay. Cùng với sự hiện diện của làng nghề Bàu trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp,…thì các lễ hội Ramawan của cộng đồng Chăm Awal, lễ hội Rija Nagar…đặc biệt là lễ hội Kate của dân tộc Chăm trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

Đôi nét về lịch sử hình thành lễ hội Kate

Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận

Dựa theo từ điển, Kate là danh từ có nghĩa gốc từ Katik của Hindu giáo và từ kattika của Phạn ngữ (Sanskrit) Ấn Độ. Nói về ý nghĩa của từ Kate được hiểu là lễ hội cúng tế vào dịp tháng 7 theo lịch Chăm. Nhưng từ này còn có ý nghĩa rộng là lễ hội tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, vị thần linh, một số vị vua chúa và một số nhân vật khác có công lớn với đất nước.

Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận
Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận

Về lịch sử hình thành lễ hội Kate của người Chăm chưa có nguồn tại liệu nào ghi chép rõ. Nhưng ta có thể xét theo tiến trình lịch sử khi đất nước Champa còn phồn thịnh vào thế kỷ II- XII là giai đoạn ấn độ giáo du nhập vào Champa, từ đây hình thành nên nhiều nghi lễ cúng tế trong các sự kiện quan trọng như thu hoạch mùa màng, khánh thành đền tháp… nhưng vẫn chưa có một minh chính nào cho thấy lễ hội Kate xuất hiện lúc này.

Mãi cho tới khi nền văn minh Champa sụp đổ vào khoảng thể kỷ XV kéo theo ảnh hưởng của Ấn Độ giáo đi xuống nhường chỗ cho Hồi giáo- chính thức xác lập một nền văn minh mới. Lúc này, một nghi thức cúng tế hình thành mới gồm các tín ngưỡng của Ấn độ giáo, hồi giáo cộng với tín ngưỡng địa phương …tất cả đều hội tụ những nét đặc sắc nhất trong lễ hội Kate.

Như vậy, thông qua tiến trình lịch sử ta có thế kết kết luận: nguồn gốc lễ hội Kate được hình thành dựa trên nền tảng tín ngưỡng cúng tế từ Ấn độ giáo (thế kỷ II-XII), sau đó nó được lan tỏa có sự ảnh hưởng du nhập của Hồi giáo (thế kỷ XV) cộng với tín ngưỡng địa phương tạo thành.

Đến nay, lễ hội Kate vẫn giữ được nét cổ truyền vốn có. Đặc biệt, vào ngày 20/6/2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL chứng nhận Lễ hội Katê của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được duy trì, bảo vệ.

Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội hàng năm

Lễ hội Kate của người Chăm diễn ra vào 3 ngày mùng 1-2-3 tháng 7 (âm lịch). Theo nguyên tắc, trình tự lễ hội Kate sẽ bắt đầu từ đến tháp Po Nagar (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tháp PoKlong Garai (phường Đô Vinh, TP. Phan Rang ) và tháp Po Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tỉnh Ninh Thuận cho tới các làng-xã và mỗi gia đình người dân tộc Chăm.

Theo đó, bộ phận người tổ chức lễ hội Kate gồm có người Chăm Awal đến tham viếng và dâng kính lễ và một bộ phận vô cùng quan trọng khác nữa đó là người Raglai – giữ những đồ vật quan trọng của vua chúa như áo, váy, còng tay, hoa tai cho tới các đồ vật cúng lễ như tô, bát, chén…. Ngoài ra, một số lễ vật cúng tế trong lễ Kate như trầu cau, đậu, dê, nếp… cũng đều do người Raglai sắp xếp chuẩn bị.

Quá trình lễ hội Kate được tổ chức như thế nào?

Quá trình buổi lễ được tổ chức chu đáo cẩn thận, mọi người đều phải chú tâm và cùng nhau thực hiện một cách chỉnh chu theo thứ tự cụ thể như sau

ADVERTISEMENT

  • Bắt đầu từ đến tháp

Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận
Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận

Bắt đầu tiến hành nghi lễ trên đền tháp vào sáng mùng 1 tháng 7 âm lịch với sự chủ trì của thầy cả với các lễ vật dâng cúng gồm: 1 mâm cơm với muối vừng, 3 ổ bánh gạo và các loại hoa quả (nhãn, nho, …); 1 con dê, 3 con gà; 5 mâm cơm canh cúng với thịt dê cùng rượu, trứng, xôi chè, trầu cau, chuối, nhãn… Theo đó, sau khi khai mạc lễ hội, sư thầy sẽ kéo đàn Kanhi thát thánh ca, bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần linh, vua chúa. Chủ trì lễ sẽ tiến hành nghi thức tắm tượng cùng với một số bà la môn phụ lễ.

Các bước tiến hành nghi thức cúng tế bắt đầu bằng đón rước y phụ do người em út Raglai từ trên núi xuống lên trên các tháp. Tiếp theo là lễ mở của tháp tại 3 đến tháp gồm tháp Pa Nagar, tháp Po klong Garai và tháp Po Rome.  Sau đó là lễ tắm tượng thần, tiếp theo phần đại lễ từ 9h-11h sáng tại các đền tháp.

  • Tại làng và gia đình

Sau khi cúng trên tháp thì nghi thức cúng tại làng được tiến hành song song với phần hội tại tháp. Nghi lễ tổ chức tại làng cũng được tổ chức trang trọng không kém tại các tháp. Vì mỗi làng thời 1 vị thần khác nên chủ tế tại mỗi làng là người có uy tín- chức sắc trong làng làm chủ tế, thay dân làng dâng cúng lễ vật và cầu mong các vị thần phù hộ ban phước lành.

Kết thúc lễ ở làng là phần lễ tại gia đình với chủ lễ là người lớn tuổi trong dòng tộc hoặc người lớn trong gia đình- đây là phần lễ vật cúng tế tổ tiên.

Phần hội Kate: là phần đặc sắc với những điệu mua cổ truyền, nghệ thuật ca múa nhạc mang đậm chất Champa như: trống Gi năng, tiếng kèn Saranai, múa quạt, dệt vải… cùng những vũ điệu cuồng nhiệt hấp dẫn của các cô gái Chăm, hội nấu bánh gừng, trang trí lễ vật cúng tế….

Lễ Hội Kate: Kinh nghiệm du lịch vào dịp lễ của người Chăm Ninh Thuận

Ngoài ra, khi đến tham dự lễ hội Kate của đồng bào người Chăm, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến, trải nghiệm những phong tục tập quán, nét độc đáo khác của người dân nơi đây.

Một số món ăn ngon ngày lễ hội

Khi kết thúc lễ hội Kate của người Chăm, người dân sẽ tổ chức thăm anh em, bạn bè nâng chén rượu chúc mừng nhau với những trái cây trái trong vườn tự trồng.

Ngoài ra, đến lễ hộ Kate, bạn có thể được thưởng thức bữa ăn đậm chất dân tộc Chăm như: cơm muối vừng, thịt dê, gà… hay các món cháo trắng, canh bối, canh bầu cá cơm, cà dĩa chiên, mắm lòng cá, mắm nêm, gỏi xoài cá cơm, gỏi tôm rau… đậm chất vùng miền chỉ có đồng Chăm Ninh Thuận mới có.

Đến lễ hội Kate mua gì làm quà?

Vì người Chăm có làng dệt và gốm nên khi đến lễ hội Kate, bạn có thể mua những món đồ lưu niệm của đồng bào người Chăm như túi vải, áo vải thổ cẩm, đồ gốm, những bức viết chữ Chăm truyền thống,…dành tặng những người thân yêu.

ADVERTISEMENT

Trên đây là một số nét cơ bản về lễ hội Kate Ninh Thuận mà bạn có thể tham khảo, hiểu biết thêm một nền văn hóa, một lễ hội đặc sắc của dân tộc Chăm trên đất nước hình chữ S.

                                                                   Bùi Thảo

5/5 – (2 bình chọn)