Lễ Hội Gióng – Lễ hội Thánh Gióng – Hội trận thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ
Lễ hội Thánh Gióng – Hội trận thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ
Mang đặc điểm chung của lễ hội dân gian, lễ hội Thánh Gióng lắng đọng khá nhiều lớp phù sa lịch sử – văn hóa, vẫn lưu giữ những nét riêng ít lễ hội dân gian nào có được. Yếu tố “gốc” của lễ hội Thánh Gióng tồn tại chủ yếu trong tiềm thức con người qua các thế hệ, gắn bó với mỗi người và luôn được tiếp nhận cái tinh túy, bồi đắp thêm những lớp phù sa văn hóa – tín ngưỡng, đồng thời cũng sàng lọc những yếu tố không còn thích hợp để sự sáng tạo ấy luôn mang tầm nhân loại.
Đây là một lễ hội khá ổn định dẫu thời gian, sự tiếp biến văn hóa của cuộc sống đương đại đã tác động rất lớn. Việc sưu tầm nghiên cứu lễ hội Thánh Gióng có từ rất sớm và kỹ lưỡng. Những công trình sớm nhất đã được ghi lại trong văn bia, thần tích ở các di tích đền Phù Đổng, đền Sóc Sơn…của các nhà Nho. Huyền thoại về Thánh Gióng đã xuất hiện trong các bộ sử của các vương triều quân chủ như , , … Tư liệu xưa nhất là của Lê Tắc thế kỷ XIV. Công trình của G.Dumoutier công bố năm 1893. Những năm đầu thế kỷ XX, lễ hội Thánh Gióng được ghi chép tương đối tỷ mỷ trong cuốn sách của Phạm Xuân Lộc. GS.TS Nguyễn Văn Huyên có 2 công trình về Lễ hội Thánh Gióng ở làng Phù Đổng: (1938 ), ( 1941 ). Sau năm 1954, nhiều công trình có giá trị về lễ hội Thánh Gióng xuất hiện, như: – tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh của Cao Huy Đỉnh. Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác nghiên cứu lễ hội này, như: GS Trần Quốc Vượng, Trần Bá Chí, Toan Ánh; hai học giả Việt kiều Tạ Chí Đại Trường, Như Hạnh (Nguyễn Tự Cường); nhà Việt Nam học N.I.Niculin…Tuy nhiên, cho đến nay, công trình nghiên cứu của G.Dumoutier và 2 công trình của GS.TS Nguyễn Văn Huyên vẫn có giá trị đặc biệt trong tiến trình sưu tầm, nghiên cứu lễ hội Thánh Gióng. Những gì chúng ta thấy được chỉ là lát cắt đương đại. So sánh những tư liệu bằng chữ Hán ghi chép về lễ hội Thánh Gióng đầu thế kỷ XX và nghiên cứu hiện nay có thể thấy lễ hội này còn khá nguyên vẹn.
Hội Thánh Gióng là lễ hội mà cộng đồng có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát triển cả ngàn năm qua. Thời quân chủ, các vương triều rất chú ý đến lễ hội này. Vương triều nhà Lý (1009-1225) coi trọng di tích và lễ hội Gióng. Đánh dấu một thời kỳ mới của Đại Việt, nhà Lý, tiêu biểu là Lý Công Uẩn đã cho xây đền thờ Phủ Đổng Thiên Vương, tổ chức lại Hội Gióng với một quy mô lớn. Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVI), hội Gióng đã nổi tiếng và được triều đình cử quan đại thần về chủ tế đức Thánh Gióng. Tiếp nối truyền thống, các vương triều sau cũng như vậy.
Trải qua thời gian biến thiên, lễ hội Thánh Gióng vẫn duy trì, phát triển cho đến ngày nay. Cái độc đáo của hội Gióng là vẫn diễn ra tự nhiên theo truyền thống, không bị sai lệch, nhiễu bởi yếu tố khác. Cộng đồng quyết định hình thức lễ hội. Vì thế, đến bây giờ, cộng đồng giữ vai trò to lớn, người dân tự làm lễ hội của mình với vị thế người chủ, được chủ động sáng tạo, phần lễ và hội chưa bị dàn dựng “sân khấu hóa”, “kịch bản hóa”. Cái giữ được ở Hội Gióng là yếu tố quý giá, rất phù hợp với tính chất của lễ hội và điều kiện mà công ước của UNESCO đặt ra. Lễ hội Thánh Gióng tập trung về không gian, hơn nữa truyền thống này được cộng đồng thực hành liên tục nên có thể thấy đây là một lễ hội dân gian giữ được căn gốc yếu tố lõi.
Tại Hà Nội, hiện thống kê được 5 làng có đền thờ Thánh Gióng: Đền Sóc (Phù Ninh, Sóc Sơn), đền Thánh Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm), đền Sóc (Xuân Đỉnh, Từ Liêm), đền Gióng (Đông Bộ Đầu, Thường Tín) và đền Gióng (Chi Nam – Gia Lâm). Hàng năm, các địa phương thờ Thánh Gióng đều rất sáng tạo để tổ chức lễ hội, tưởng nhớ người anh hùng. Làng Phù Đổng diễn lại chiến công của Thánh Gióng, bắt 28 cô gái xinh đẹp của làng làm tướng giặc. Làng Sóc diễn lại cảnh Thánh Gióng đánh trận rồi bay về trời… Điểm nhấn của hội Gióng ở các địa phương là hội trận mà không có gươm đao, tất cả được tái hiện bằng biểu tượng. Lễ hội Thánh Gióng là một hệ thống biểu tượng có những tầng ý nghĩa sâu xa, lâu đời, nhưng cũng có tầng ý nghĩa mới mẻ, cô đọng.
Lễ hội Gióng được cử hành trên một diễn trường dài khoảng 3 km, gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa Kiến Sơ. Thường 5 năm một lần, vào năm chẵn thì tổ chức hội chính (từ 6 -12/4); còn các năm lẻ thì tổ chức hội lễ vào ngày 9/4, sau nghi thức hành lễ, chiến sự chỉ xảy ra một trận kết thúc ở Soi Bia. Sự phân công đã hình thành từ lâu đời: Phù Dực, Phù Đổng thay nhau làm giáp kéo hội (đăng cai) được cử các tướng Văn Lang, các đội cận vệ binh. Đổng Viên, Đổng Xuyên cử đội quân báo, quân lương. Còn Hội Xá đến với phường múa hát Ải Lao, Tùng Choặc và diễn trò bắt hổ.
Số người trực tiếp tham gia trong ngày hội tới vài trăm, gồm: các ông hiệu, nữ tướng giặc Ân, quân phù giá nội, ngoại, làng áo đỏ, làng áo đen, quân báo, quân lương… Sự nghiêm ngặt, linh thiêng cao độ đối với người tham gia lễ hội từ trẻ mục đồng, quân phù giá đến phường Ải Lao, đặc biệt các ông hiệu như hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu trung quân, hiệu tiểu cổ. Tướng nữ đóng giặc Ân (từ 9 – 12 tuổi) và các ông hiệu được chọn lọc rất kỹ và phải phải tập dượt nghiêm túc và chịu những điều kiêng kỵ nghiêm ngặt. Riêng ông hiệu cờ sống chay tịnh riêng biệt trong một tháng theo tục trai giới trong nhà cầu của đền, có người phục vụ.
Thời gian chuẩn bị lễ hội được tiến hành từ đầu tháng 3 âm lịch hàng năm, hội bắt đầu từ ngày 6/4. Ngày 5/ 4 âm lịch là ngày tổng diễn tập múa, hát ở đền Thượng. Ngày 6/4 người tổ chức lễ rước nước lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, rồi dùng nước ấy cọ rửa binh khí, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc. Ngày 7/4 âm lịch rước cỗ chay (cơm cà – thức ăn Gióng thích) lên đền Thượng. Buổi trưa có múa rối ở nhà Thủy Đình trước đền. Buổi chiều rước khám đường (thăm dò đường đến trận địa), cờ lệnh được mang đến Đền. Ngày 8 tháng 4 âm lịch các giáp duyệt lại vai đóng tướng nữ. Ngày 9/4 – chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát thờ diễn ra trước thủy đình phía trước đền Thượng do phường hát Ải Lao – một tục rất cổ và hội Tùng Choặc biểu diễn (chủ yếu là hát dân ca). Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng rộng (khoảng 3km) gọi là Soi Bia. 28 cô gái mặc tướng phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân của giặc. 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn có cả ông Trống, ông Chiêng và 3 viên tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ, thì dân chúng xem hội đã tranh nhau những đồ tế lễ. Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy. Ngày 10/4, vãn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11/4 làm lễ rửa khí giới và ngày 12/4 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân.
Trước ngày hội, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi: Vật, chọi gà, đánh cờ, hát, hát ải lao. Tại Soi Bia còn có cả đánh cờ người. Đặc biệt những động tác (múa) hành lễ trong Hội Gióng: Múa cờ lệnh, múa đánh trống, múa đánh chiêng, hành lễ của ổng hiệu trống, hiệu chiêng, múa quạt hầu, hành lễ của ông hổ, hành lễ của 12 người phường Ải lao trong âm thanh náo động đầy quyền uy tạo nên một bài ca hùng tráng chứa chan niềm tin thắng lợi và lòng tự hào dân tộc. Trong ngày lễ lớn, trò diễn trận, rước kiệu, múa cờ, chia phe diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân là những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc, tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Đây là cuộc tổng diễn xướng anh hùng ca Thánh Gióng tích tụ những giá trị tinh thần cao đẹp của một dân tộc chống ngoại xâm liên tục để tự khẳng định nền độc lập tự do sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.
Độc đáo nhất trong lễ hội Gióng là ngựa trắng và ông hiệu cờ. 28 thiếu nữ đóng tướng giặc, thực chất tượng trưng cho tinh tú (chọn những cô bé còn ngây thơ là biểu hiện hồn nhiên như bầu trời, người Việt lấy thờ Mẫu làm trọng). Lễ rước Bạch Mã (ngựa trắng) vào giữa trưa, ngựa trắng tượng trưng sức mạnh linh khí của trời và tượng trưng phương Đông, mặt trời. Khi rước, người ta cầu mong có được sinh khí tràn trề, muôn loài sinh sôi nảy nở. Theo tục lệ, khi rước ngựa trắng trời thường nổi gió, có nghĩa là trời ứng vận vào người “Thiên nhân hợp khí” mà tạo cho khí thiêng của trời tràn về trần gian. Khi rước về, sinh khí đó hội tụ vào lá cờ đỏ của ông hiệu cờ. Màu đỏ là màu của sinh khí, màu của sức sống, gắn với thần linh. Chỉ có thể thì sức sống mới được phát triển và cái ước vọng qua ngày hội mới trở thành ước vọng được mùa, ước vọng của phồn thực, ước vọng của sự no đủ. Và, chính qua nhận thức đối với Phù Đổng Thiên Vương – một uy lực siêu phàm như vậy, nên người xưa đã quan tâm đến nơi thờ của Thánh Gióng và tổ chức lễ hội tưởng niệm.
Không chỉ làng Phù Đổng, nhiều địa phương khác thuộc Hà Nội cũng tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Gióng, như: Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm),Vệ Linh (Sóc Sơn). Làng Vệ Linh ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, tương truyền là nơi Gióng đã trút giáp để cùng ngựa về trời, có đền thờ Gióng và được Nhà nước quân chủ tặng danh hiệu “”. Trong khu vực Đền Hùng (Phú Thọ) có Đền Thượng, tức “Cửu trùng tiền điện” được dành để thờ Thánh Gióng.
Hình tượng Thánh Gióng đã trở thành một “Tứ bất tử” trong đời sống tâm linh người Việt. Lễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực tín ngưỡng và sự kiện lễ hội, được nhà nước phong kiến chú trọng phát triển từ thời Lý và cộng đồng giữ vai trò rất lớn trong việc bảo tồn qua hàng ngàn năm lịch sử.
(Sưu tầm)
Lễ hội là một thực thể vận động trong không gian, thời gian, trong dòng chảy lịch sử, có cái được đắp bồi và cũng có cái đã bị phôi pha. Hiện nước ta có gần 8000 lễ hội, trong đó có 7039 lễ hội dân gian, mỗi lễ hội có một dáng vẻ khác nhau. Lễ hội Thánh Gióng đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng để phụng thờ, phát triển thành lễ hội và nâng lên hàng Thánh.Mang đặc điểm chung của lễ hội dân gian, lễ hội Thánh Gióng lắng đọng khá nhiều lớp phù sa lịch sử – văn hóa, vẫn lưu giữ những nét riêng ít lễ hội dân gian nào có được. Yếu tố “gốc” của lễ hội Thánh Gióng tồn tại chủ yếu trong tiềm thức con người qua các thế hệ, gắn bó với mỗi người và luôn được tiếp nhận cái tinh túy, bồi đắp thêm những lớp phù sa văn hóa – tín ngưỡng, đồng thời cũng sàng lọc những yếu tố không còn thích hợp để sự sáng tạo ấy luôn mang tầm nhân loại.Đây là một lễ hội khá ổn định dẫu thời gian, sự tiếp biến văn hóa của cuộc sống đương đại đã tác động rất lớn. Việc sưu tầm nghiên cứu lễ hội Thánh Gióng có từ rất sớm và kỹ lưỡng. Những công trình sớm nhất đã được ghi lại trong văn bia, thần tích ở các di tích đền Phù Đổng, đền Sóc Sơn…của các nhà Nho. Huyền thoại về Thánh Gióng đã xuất hiện trong các bộ sử của các vương triều quân chủ như , , … Tư liệu xưa nhất là của Lê Tắc thế kỷ XIV. Công trình của G.Dumoutier công bố năm 1893. Những năm đầu thế kỷ XX, lễ hội Thánh Gióng được ghi chép tương đối tỷ mỷ trong cuốn sách của Phạm Xuân Lộc. GS.TS Nguyễn Văn Huyên có 2 công trình về Lễ hội Thánh Gióng ở làng Phù Đổng: (1938 ), ( 1941 ). Sau năm 1954, nhiều công trình có giá trị về lễ hội Thánh Gióng xuất hiện, như: – tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh của Cao Huy Đỉnh. Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác nghiên cứu lễ hội này, như: GS Trần Quốc Vượng, Trần Bá Chí, Toan Ánh; hai học giả Việt kiều Tạ Chí Đại Trường, Như Hạnh (Nguyễn Tự Cường); nhà Việt Nam học N.I.Niculin…Tuy nhiên, cho đến nay, công trình nghiên cứu của G.Dumoutier và 2 công trình của GS.TS Nguyễn Văn Huyên vẫn có giá trị đặc biệt trong tiến trình sưu tầm, nghiên cứu lễ hội Thánh Gióng. Những gì chúng ta thấy được chỉ là lát cắt đương đại. So sánh những tư liệu bằng chữ Hán ghi chép về lễ hội Thánh Gióng đầu thế kỷ XX và nghiên cứu hiện nay có thể thấy lễ hội này còn khá nguyên vẹn.là lễ hội mà cộng đồng có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát triển cả ngàn năm qua. Thời quân chủ, các vương triều rất chú ý đến lễ hội này. Vương triều nhà Lý (1009-1225) coi trọng di tích và lễ hội Gióng. Đánh dấu một thời kỳ mới của Đại Việt, nhà Lý, tiêu biểu là Lý Công Uẩn đã cho xây đền thờ Phủ Đổng Thiên Vương, tổ chức lại Hội Gióng với một quy mô lớn. Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVI), hội Gióng đã nổi tiếng và được triều đình cử quan đại thần về chủ tế đức Thánh Gióng. Tiếp nối truyền thống, các vương triều sau cũng như vậy.Trải qua thời gian biến thiên, lễ hội Thánh Gióng vẫn duy trì, phát triển cho đến ngày nay. Cái độc đáo của hội Gióng là vẫn diễn ra tự nhiên theo truyền thống, không bị sai lệch, nhiễu bởi yếu tố khác. Cộng đồng quyết định hình thức lễ hội. Vì thế, đến bây giờ, cộng đồng giữ vai trò to lớn, người dân tự làm lễ hội của mình với vị thế người chủ, được chủ động sáng tạo, phần lễ và hội chưa bị dàn dựng “sân khấu hóa”, “kịch bản hóa”. Cái giữ được ở Hội Gióng là yếu tố quý giá, rất phù hợp với tính chất của lễ hội và điều kiện mà công ước của UNESCO đặt ra. Lễ hội Thánh Gióng tập trung về không gian, hơn nữa truyền thống này được cộng đồng thực hành liên tục nên có thể thấy đây là một lễ hội dân gian giữ được căn gốc yếu tố lõi.Tại Hà Nội, hiện thống kê được 5 làng có đền thờ Thánh Gióng: Đền Sóc (Phù Ninh, Sóc Sơn), đền Thánh Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm), đền Sóc (Xuân Đỉnh, Từ Liêm), đền Gióng (Đông Bộ Đầu, Thường Tín) và đền Gióng (Chi Nam – Gia Lâm). Hàng năm, các địa phương thờ Thánh Gióng đều rất sáng tạo để tổ chức lễ hội, tưởng nhớ người anh hùng. Làng Phù Đổng diễn lại chiến công của Thánh Gióng, bắt 28 cô gái xinh đẹp của làng làm tướng giặc. Làng Sóc diễn lại cảnh Thánh Gióng đánh trận rồi bay về trời… Điểm nhấn của hội Gióng ở các địa phương là hội trận mà không có gươm đao, tất cả được tái hiện bằng biểu tượng. Lễ hội Thánh Gióng là một hệ thống biểu tượng có những tầng ý nghĩa sâu xa, lâu đời, nhưng cũng có tầng ý nghĩa mới mẻ, cô đọng.Lễ hội Gióng được cử hành trên một diễn trường dài khoảng 3 km, gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa Kiến Sơ. Thường 5 năm một lần, vào năm chẵn thì tổ chức hội chính (từ 6 -12/4); còn các năm lẻ thì tổ chức hội lễ vào ngày 9/4, sau nghi thức hành lễ, chiến sự chỉ xảy ra một trận kết thúc ở Soi Bia. Sự phân công đã hình thành từ lâu đời: Phù Dực, Phù Đổng thay nhau làm giáp kéo hội (đăng cai) được cử các tướng Văn Lang, các đội cận vệ binh. Đổng Viên, Đổng Xuyên cử đội quân báo, quân lương. Còn Hội Xá đến với phường múa hát Ải Lao, Tùng Choặc và diễn trò bắt hổ.Số người trực tiếp tham gia trong ngày hội tới vài trăm, gồm: các ông hiệu, nữ tướng giặc Ân, quân phù giá nội, ngoại, làng áo đỏ, làng áo đen, quân báo, quân lương… Sự nghiêm ngặt, linh thiêng cao độ đối với người tham gia lễ hội từ trẻ mục đồng, quân phù giá đến phường Ải Lao, đặc biệt các ông hiệu như hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu trung quân, hiệu tiểu cổ. Tướng nữ đóng giặc Ân (từ 9 – 12 tuổi) và các ông hiệu được chọn lọc rất kỹ và phải phải tập dượt nghiêm túc và chịu những điều kiêng kỵ nghiêm ngặt. Riêng ông hiệu cờ sống chay tịnh riêng biệt trong một tháng theo tục trai giới trong nhà cầu của đền, có người phục vụ.Thời gian chuẩn bị lễ hội được tiến hành từ đầu tháng 3 âm lịch hàng năm, hội bắt đầu từ ngày 6/4. Ngày 5/ 4 âm lịch là ngày tổng diễn tập múa, hát ở đền Thượng. Ngày 6/4 người tổ chức lễ rước nước lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, rồi dùng nước ấy cọ rửa binh khí, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc. Ngày 7/4 âm lịch rước cỗ chay (cơm cà – thức ăn Gióng thích) lên đền Thượng. Buổi trưa có múa rối ở nhà Thủy Đình trước đền. Buổi chiều rước khám đường (thăm dò đường đến trận địa), cờ lệnh được mang đến Đền. Ngày 8 tháng 4 âm lịch các giáp duyệt lại vai đóng tướng nữ. Ngày 9/4 – chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát thờ diễn ra trước thủy đình phía trước đền Thượng do phường hát Ải Lao – một tục rất cổ và hội Tùng Choặc biểu diễn (chủ yếu là hát dân ca). Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng rộng (khoảng 3km) gọi là Soi Bia. 28 cô gái mặc tướng phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân của giặc. 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn có cả ông Trống, ông Chiêng và 3 viên tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ, thì dân chúng xem hội đã tranh nhau những đồ tế lễ. Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy. Ngày 10/4, vãn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11/4 làm lễ rửa khí giới và ngày 12/4 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân.Trước ngày hội, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi: Vật, chọi gà, đánh cờ, hát, hát ải lao. Tại Soi Bia còn có cả đánh cờ người. Đặc biệt những động tác (múa) hành lễ trong Hội Gióng: Múa cờ lệnh, múa đánh trống, múa đánh chiêng, hành lễ của ổng hiệu trống, hiệu chiêng, múa quạt hầu, hành lễ của ông hổ, hành lễ của 12 người phường Ải lao trong âm thanh náo động đầy quyền uy tạo nên một bài ca hùng tráng chứa chan niềm tin thắng lợi và lòng tự hào dân tộc. Trong ngày lễ lớn, trò diễn trận, rước kiệu, múa cờ, chia phe diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân là những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc, tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Đây là cuộc tổng diễn xướng anh hùng ca Thánh Gióng tích tụ những giá trị tinh thần cao đẹp của một dân tộc chống ngoại xâm liên tục để tự khẳng định nền độc lập tự do sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.Độc đáo nhất trong lễ hội Gióng là ngựa trắng và ông hiệu cờ. 28 thiếu nữ đóng tướng giặc, thực chất tượng trưng cho tinh tú (chọn những cô bé còn ngây thơ là biểu hiện hồn nhiên như bầu trời, người Việt lấy thờ Mẫu làm trọng). Lễ rước Bạch Mã (ngựa trắng) vào giữa trưa, ngựa trắng tượng trưng sức mạnh linh khí của trời và tượng trưng phương Đông, mặt trời. Khi rước, người ta cầu mong có được sinh khí tràn trề, muôn loài sinh sôi nảy nở. Theo tục lệ, khi rước ngựa trắng trời thường nổi gió, có nghĩa là trời ứng vận vào người “Thiên nhân hợp khí” mà tạo cho khí thiêng của trời tràn về trần gian. Khi rước về, sinh khí đó hội tụ vào lá cờ đỏ của ông hiệu cờ. Màu đỏ là màu của sinh khí, màu của sức sống, gắn với thần linh. Chỉ có thể thì sức sống mới được phát triển và cái ước vọng qua ngày hội mới trở thành ước vọng được mùa, ước vọng của phồn thực, ước vọng của sự no đủ. Và, chính qua nhận thức đối với Phù Đổng Thiên Vương – một uy lực siêu phàm như vậy, nên người xưa đã quan tâm đến nơi thờ của Thánh Gióng và tổ chức lễ hội tưởng niệm.Không chỉ làng Phù Đổng, nhiều địa phương khác thuộc Hà Nội cũng tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Gióng, như: Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm),Vệ Linh (Sóc Sơn). Làng Vệ Linh ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, tương truyền là nơi Gióng đã trút giáp để cùng ngựa về trời, có đền thờ Gióng và được Nhà nước quân chủ tặng danh hiệu “”. Trong khu vực Đền Hùng (Phú Thọ) có Đền Thượng, tức “Cửu trùng tiền điện” được dành để thờ Thánh Gióng.Ngoài tính biểu tượng của ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lễ hội Thánh Gióng còn có lớp biểu tượng khác, lớp giá trị cổ sơ hơn là nghi lễ nông nghiệp. Hội Gióng mở vào ngày 9/4, là thời điểm bắt đầu vào mùa mưa, mùa gieo trồng lúa, thời điểm vũ trụ chuyển từ “âm suy” sang “dương thịnh”. Ông Gióng được mô tả trong truyền thuyết hiển hiện hình trạng của vị thần sấm chớp mưa dông. Cuộc giao tranh của Gióng trước khi trở thành giao tranh giữa “ta” và “giặc”, giữa người bị xâm lược và kẻ xâm lược vốn đã là cuộc giao tranh giữa “âm” và “dương” [2]. Trong thời điểm giao thời của vũ trụ, “dương” tất thắng “âm”, mưa phải thắng hạn. Trong Hội Gióng, quân của Gióng là các chàng trai khỏe mạnh, còn quân của giặc Ân là 28 cô gái trẻ mềm yếu. Cây tre được Gióng dùng làm vũ khí đánh giặc, trước đó vốn là “hoa tre”, thường dùng để tranh cướp trong ngày hội mang hình sinh thực khí dương. Theo quan niệm dân gian, ai cướp được “hoa tre” thì sẽ gặp nhiều may mắn. Đám rước nước từ đền Gióng sang đền Mẹ với ý nghĩa lấy nước của giếng Mẹ rửa khí giới của Gióng trước khi xung trận đã là lễ rước nước cầu đảo (cầu mưa)…Hình tượng Thánh Gióng đã trở thành một “Tứ bất tử” trong đời sống tâm linh người Việt. Lễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực tín ngưỡng và sự kiện lễ hội, được nhà nước phong kiến chú trọng phát triển từ thời Lý và cộng đồng giữ vai trò rất lớn trong việc bảo tồn qua hàng ngàn năm lịch sử.