Lập trình PLC | Khái niệm PLC | Lợi ích học lập trình PLC | TPA-EDU
Sự ra đời của lập trình PLC?
Bạn sẽ ngạc nhiên khi việc phát minh ra lập trình PLC không phải là một nhà vật lý học, toán học…. mà là do một nhà sản xuất ôtô ở Hoa Kỳ. Vào thời điểm giữa thập niên 70, hầu hết các máy móc được điều khiển bởi rơle nằm trong những tủ bảng điện lớn. Mỗi khi giới thiệu một mẫu xe mới, họ phải chế tạo lại thiết bị của mình, nối dây cho mạch logic trong pa-nen điều khiển gồm rơle và bộ hẹn giờ, việc này không những tốn thời gian, công sức mà chi phí cũng tiêu hao đáng kể.
Mãi đến năm 1969, bộ PLC đầu tiên đã ra đời, cho phép người dùng dễ dàng thực hiện cũng như thay đổi các chức năng của mạch. Vậy PLC được định nghĩa như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu
Khái niệm về lập trình PLC?
PLC – Programmable Logic Controller, được biết đến như một thiết bị điều khiển lập trình. Nó cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển thông qua ngôn ngữ lập trình. Đây là một chương trình thực hiện quay vòng, theo chu kỳ khép kín. Người sử dụng có thể lập trình các chương trình từ đơn giản đến phức tạp.
Ngôn ngữ lập trình phổ biến là LAD (Ladder logic – Dạng hình thang), FBD (Function Block Diagram – Khối chức năng), STL (Statement List – Liệt kê lệnh) và Ladder logic là ngôn ngữ lập trình PLC đang được ưa chuộng nhất.
PLC là thiết bị điều khiển có cấu trúc máy tính bao gồm bộ xử lý trung tâm CPU, Bộ nhớ ROM, Bộ nhớ RAM, dùng để nhớ chương trình ứng dụng, và các cổng Vào/ Ra – INPUT/ OUTPUT
Lợi ích của lập trình PLC?
– Cùng với sự phát triển của phần cứng lẫn phần mềm, PLC ngày càng tăng được những tính năng cũng như lợi ích của PLC trong hoạt động công nghiệp.
– Kích thước của PLC hiện nay được thu nhỏ lại để bộ nhớ và số lượng IO càng nhiều hơn, các ứng dụng của PLC càng mạnh hơn giúp người sử dụng giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp trong điều khiển hệ thống.
– Lợi ích đầu tiên của PLC là hệ thống điều khiển chỉ cần lắp đặt một lần với sơ đồ hệ thống, các đường nối dây, các tín hiệu ở ngõ vào/ra…, mà không phải thay đổi kết cấu của hệ thống sau này, giảm được sự tốn kém khi thay đổi sự lắp đặt, khả năng chuyển đổi hệ điều khiển cao hơn như giao tiếp giữa các PLC để truyền dữ liệu điều khiển lẫn nhau, hệ thống được điều khiển linh hoạt hơn.
– Không như các hệ thống cũ, PLC có thể dễ dàng lắp đặt do chiếm một khoảng không gian nhỏ hơn nhưng điều khiển nhanh, nhiều hơn các hệ thống khác. Điều này càng tỏ ra thuận lợi hơn đối với các hệ thống điều khiển lớn, phức tạp, và quá trình lắp đặt hệ thống PLC ít tốn thời gian hơn các hệ thống khác.
– Người sử dụng có thể nhận biết các trục trặc hệ thống của PLC nhờ giao diện qua màn hình máy tính, một số PLC thế hệ sau có khả năng nhận biết các hỏng hóc troubleshooting của hệ thống và báo cho người sử dụng, điều này giúp cho việc sửa chữa thuận tiện hơn.
XEM THÊM:
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH PLC S7-1200 BASIC