Lập luận là gì?
Bảo vệ chính kiến và quan điểm của mình là một trong những điều mà mỗi người làm luật cần phải làm trong quá trình hành nghề của mình. Để bảo vệ được quan điểm trong vụ án thì mỗi luật sư cần phải có lập luận chặt chẽ. Vậy Lập luận là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Lập luận là gì?
Lập luận là hoạt động sử dụng ngôn từ bằng công cụ ngôn ngữ, người nói hoặc viết đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để người nghe hoặc đọc đến một kết luận khẳng định hoặc phủ định (một vấn đề nào đó) mà người nói hoặc viết muốn đạt tới.
Lập luận của luật sư là gì?
Lập luận của luật sư là hoạt động ngôn từ của luật sư dùng ngôn ngữ pháp lý để đưa ra những lý lẽ, chứng cứ nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận về vấn đề pháp lý, có thể là chứng minh, khẳng định hoặc phủ định vấn đề pháp lý đó.
Mục đích của lập luận?
Ngoài việc giải đáp lập luận là gì? chúng tôi còn chia sẻ thông tin về mục đích của lập luận, cụ thể như sau:
+ Chứng minh cho một yêu cầu nào đó như: Vấn đề đó có hợp pháp không? Pháp luật quy định như thế nào?
+ Nhận định vấn đề: đưa ra quan điểm của bản thân.
+ Đưa ra chỉ dẫn, lời khuyên và kết luận: Chỉ ra bản chất của vấn đề pháp lý? Đánh giá tính hợp pháp và rủi ro của hoạt động nào đó? Lựa chọn phương án tốt nhất cho vấn đề nào đó?
Các công cụ lập luận?
– Luận điểm:
Là ý kiến thể hiện quan điểm của người nói khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề nhất định. Một luận điểm cần thể hiện được ngay kết luận, ý chính cũng như các khái niệm hay các nguyên tắc đánh giá của người nói đối với vấn đề.
Mặt khác, người nghe thường dựa theo bài nói nhờ các ý chính, nên luận điểm cần được trình bày dễ hiểu và dễ nhớ.
Yêu cầu đối với luận điểm:
+ Chính xác, phù hợp và nêu được bản chất vấn đề;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng mình bảo vệ;
+ Đúng theo quy định của pháp luật, đạo đức và thuần phong mỹ tục.
– Luận cứ:
Là lý lẽ mà người nói sử dụng để chứng minh, khẳng định hay bác bỏ để làm rõ luận điểm của mình đưa ra. Yêu cầu đối với luận cứ:
+ Làm rõ luận điểm;
+ Logic (chặt chẽ);
+ Đúng đắn, bảo vệ quyền lợi của đối tượng mình bảo vệ;
+ Thuyết phục.
– Luận chứng:
Là bằng chứng, chứng cứ sử dụng để lập luận làm rõ luận cứ, chứng minh cho luận điểm của mình. Yêu cầu đối với luận chứng:
+ Đảm bảo thuộc tính của chứng cứ;
+ Đảm bảo giá trị chứng minh theo hướng có lợi cho mình;
+ Được lựa chọn kỹ càng, sắp xếp khoa học;
+ Gắn kết với lý lẽ đưa ra.
Một số phương pháp lập luận phổ biến?
Lập luận diễn dịch là loại lập luận trong đó người nói đi từ tri thức chung (cái chung) rút ra kết luận là những tri thức riêng (cái riêng). Trong nghề luật đây là việc luật sư dùng các tri thức pháp lý chung để làm rõ và rút ra vấn đề pháp lý cụ thể giải quyết vụ việc nào đó.
Lập luận quy nạp là việc suy luận trong đó việc lập luận được tiến hành trên cơ sở đi từ những vấn đề đơn lẻ, đơn nhất đến với một kết luận chung. Yêu cầu của phương pháp này là:
+ Phải đảm bảo khái quát được dấu hiệu, bản chất của sự vật, hiện tượng hay một vụ việc;
+ Chỉ áp dụng cho nhóm đối tượng cùng loại;
– Phương pháp tương tự và loại suy: là việc người nói đưa ra kết luận về sự giống nhau của các dấu hiệu khác nhau của các vấn đề.
Phương pháp tam đoạn luận: là suy luận diễn dịch gián tiếp trong đó người nói đưa ra kết luận là phán đoán được rút ra từ mối liên hệ logic tất yếu giữa hai tiền đề là các phán đoán.
Lập luận bác bỏ:
+ Nêu ý kiến sai, sau đó phân tích và nêu ra các bằng chứng, chứng cứ, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ gói gọn từng phần;
+ Các ý kiến nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý kiến lớn;
+ Các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý tương đối đầy đủ về ý lớn lúc đầu dự định.
+ Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi gửi đến Qúy bạn đọc về các vấn đề liên quan đến Lập luận là gì? Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được giải đáp.