Lập Luận Là Gì? Một Số Phương Thức Lập Luận Trong Văn Nghị Luận
Dưới đây là đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Các phương thức lập luận trong văn nghị luận là gì?” kèm kiến thức môn Ngữ văn hay và cực hữu ích cho các em học sinh cùng tham khảo.
Lập luận là gì?
Trong logic và triết học, một lập luận là một loạt các phát biểu, được gọi là tiền đề, nhằm xác định mức độ trung thực của một phát biểu khác, kết luận.
Hình thức lôgic của một lập luận bằng ngôn ngữ tự nhiên có thể được biểu diễn bằng một ngôn ngữ hình thức tượng trưng và độc lập với ngôn ngữ tự nhiên, các “lập luận” đã được định nghĩa chính thức có thể được thực hiện trong toán học và khoa học máy tính.
Cấu trúc một bài văn nghị luận
Để có được một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Bạn cần phải xây dựng cấu trúc bài văn cụ thể và đầy đủ. Một cấu trúc bài nghị luận bắt buộc gồm có:
*Mở bài (đặt vấn đề)
- Trong phần mở bài, bạn cần giới thiệu được các vấn đề, tầm ảnh hưởng của vấn đề trong xã hội hoặc văn học để thu hút người đọc, người nghe chú ý đến mình.
*Thân bài (giải quyết vấn đề)
- Sau khi nêu lên vấn đề, chúng ta cần triển khai giải quyết vấn đề một cách triệt để.
- Các lý lẽ, luận điểm, luận cứ sẽ liên tục xuất hiện trong thân bài để làm rõ vấn đề cần giải quyết.
*Kết bài (kết thúc vấn đề)
- Sau khi phân tích và thuyết phục người nghe bằng các luận điểm, luận cứ có tính xác thực.
- Chúng ta sẽ đi đến việc kết thúc vấn đề.
- Trong phần kết bài cần nêu rõ được ý nghĩa, tại sao chúng ta lại giải thích vấn đề đó.
Một số dạng văn nghị luận xã hội
Trong văn nghị luận có chia thành một số dạng cụ thể dưới đây.
Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là một dạng nghị luận phân tích về một hiện tượng trong cuộc sống. Các sự vật, hiện tượng cần nghị luận có ý nghĩa tiêu cực, tích cực, khen hay chê một vấn đề. Trong nghị luận xã hội, bạn phải làm rõ được các sự việc, hiện tượng, phân tích được chúng có tác động như thế nào đến các mặt của đời sống. Từ góc độ cá nhân, bạn đưa ra những ý kiến, cảm nhận của riêng mình.
Nghị luận đạo lý, tư tưởng
Trong bài viết thường bàn đến vấn đề đạo đức của xã hội, phê phán những thứ gây suy tồi đạo đức, lối sống và tư tưởng của một số bộ phận hiện nay. Bằng các phương pháp phân tích, chứng minh, đối chiếu,… bài văn sẽ dễ dàng nêu bật được tư tưởng của người viết.
Nghị luận văn học
Nghị luận văn học có bình luận về thơ, tác phẩm văn xuôi. Thống kê các nhận xét của bản thân về bài thơ, bài văn… Từ đó phân tích được lý tưởng mà nhà thơ muốn “thổi hồn” cho tác phẩm. Trong nghị luận văn học, người làm văn sẽ thể hiện được những cảm xúc của bản thân như: xúc động, bồi hồi, cảm thán… đồng cảm hoặc chê trách với chính tác giả của tác phẩm.
Nghị luận tác phẩm truyện
Nghị luận về tác phẩm truyện là việc người viết trình bày những nhận xét, đánh giá về các nhân vật trong truyện. Mức độ ảnh hưởng của truyện trong cuộc sống. Bài văn nghị luận tác phẩm truyện phải có bố cục mạch lạc, rành mạch, chuẩn xác. Thì mới xem là thể hiện được ý tưởng của người viết nghị luận. Văn nghị luận có thể coi là một thể loại văn viết khá khó đối với những người không chuyên văn. Tuy nhiên, nếu nắm và hiểu rõ được nó. Dạng văn này có tính ứng dụng rất cao trong thực tế.
Các phương thức lập luận trong văn nghị luận
Dưới đây là một số các phương pháp lập luận trong văn nghị luận mà các bạn học sinh nên nắm bắt.
Phương pháp loại suy/ so sánh
Đây là phương pháp sử dụng đến sự so sánh từ hai đến nhiều đối tượng để tìm ra thuộc tính giống nhau. Và dựa vào sự tương quan đó để đưa ra kết luận.
Một ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn về phương pháp này. So sánh về chức năng của các loài cây. Ví dụ như mía là loài cây có thể dự trữ đường giống như củ cải. Suy rộng ra, sự so sánh này có nghĩa là các loài thực vật cũng có trong mình cơ chế dự trữ đường.
Phương pháp ngụy biện
Phương pháp ngụy biện xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó, và rồi suy luận ra những kết luận chủ quan để bác bỏ ý kiến của đối phương.
Ví dụ như: Cái bàn được làm từ gỗ, cái ghế được làm từ gỗ, tuy nhiên không phải chỉ có gỗ mới làm được ra những cái bàn, cái ghế. Và kết luận như trên là một phần của phương pháp ngụy biện.
Phương pháp lập luận chứng minh
Đây là một phép lập luận bằng cách những sử dụng những lý lẽ, bằng chứng và những điều đã được thừa nhận để chứng minh cho luận điểm của mình là xác thực, đáng được tin cậy. Những điều mà phép lập luận chứng minh nói ra cần phải được chọn lựa, phân tichs thì sẽ mang tính thuyết phục cao hơn.
Ví dụ như: “Để làm ra một bài văn hay, học sinh cần phải lập ra cho mình một đàn bài thật hoàn chỉnh. Và nhìn vào thực tế, thầy cô luôn luôn hướng dẫn để học xây dựng lên được sườn bài của mình”. Những điều thầy cô hướng dẫn là hiện tại, là những điều có sẵn trong cuộc sống. Vì thế mà tính xác thực cao hơn, thuyết phục được người đọc hơn.
Phương pháp phân tích
Một phương pháp mà trong đó bạn sẽ chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều bộ phận để mổ xẻ, phân tích, xem xét nội dung một cách toàn diện theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
Phân tích giúp cho người đọc hiểu rõ những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Thông qua các hình ảnh biểu tượng, mối liên hệ tương quan với nhau giúp người đọc dễ hình dung hơn thay vì các chủ thể khô khan, trừu tượng trong văn nghị luận.
Phương pháp giải thích
Phương pháp giải thích nghĩa là cắt nghĩa, khái niệm của một sự vật hiện tượng để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Hiểu đơn giản chính là dùng các từ ngữ dễ hiểu, chi tiết để mô tả về các khái niệm khó hình dung cho người đọc. Phương pháp giải thích được áp dụng trong trường hợp bài văn nghị luận xuất hiện các khái niệm mới, khái niệm trừu tượng,v.v..
Phương pháp bình luận
Giống với cái tên của nó, phương pháp bình luận nghĩa là bạn sẽ bàn bạc, nhật xét và đánh giá về một vấn đề liên quan đến hiện tượng sự việc, điều này cần phải trung thực, thể hiện được ý kiến chủ quan về nhận định của riêng mình.
Lưu ý: Để làm ra được một bài văn hay, ý nhỏ cần phải nằm trong ý lớn, và nội dung của bài cần đi theo một chuỗi xuyên suốt, ăn khớp với nhau.
Lời kết
Như vậy có thể thấy rằng, có rất nhiều phương thức lập luận nghệ thuật được dùng trong văn nghị luận. Điều này không chỉ giúp cho bài văn nghị luận vốn khô khan mà trở nên sinh động cũng như có hồn hơn. Đồng thời, câu văn cũng logic và có sự thuyết phục người đọc hơn.