Lãnh đạo là gì? Cách để phân biệt giữa Lãnh đạo và Quản lý
Lãnh đạo là gì? Thế nào thì được xem là một người lãnh đạo? Làm sao để phân biệt được đâu là người lãnh đạo, đâu là người quản lý. Trong cuộc sống bạn được nghe rất nhiều về 2 khái niệm này. Nhưng bạn có hiểu thế là là lãnh đạo, thế nào là quản lý không. Trong bài viết này Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về vấn đề này.
Tóm Tắt Nội dung
1. Lãnh đạo là gì?
Thật khó để định nghĩa lãnh đạo là gì. Đôi khi chúng ta đang đánh đồng lãnh đạo và quản lý với nhau. Nhiều người cho rằng, 1 người quản lý một hoặc một vài người khác thì họ là những người lãnh đạo. Trên thực tế thì không phải như vậy. Lãnh đạo và quản lý khác nhau ở tầm nhìn và sứ mệnh của họ.
1.1 Phân biệt lãnh đạo và quản lý:
- Chúng tôi định nghĩa rằng Lãnh đạo là người có tầm nhìn chiến lược, còn quản lý là người có tầm nhìn chiến thuật. hay nói một cách dễ hiểu. Người lãnh đạo là người có tầm nhìn, họ hoạch định chiến lược. Còn quản lý là người thực dẫn dắt đội nhóm sử dụng chiến thuật để hoàn thành chiến lược, và kế hoạch của người lãnh đạo.
- Người lãnh đạo sử dụng tầm ảnh hưởng để quản lý và dẫn dắt người khác. Còn Quản lý sử dụng kỷ luật, và quy định để dẫn dắt mọi người.
- Cần lưu ý thêm rằng, ranh giới của lãnh đạo và quản lý là vô cùng mong manh. Đôi khi 1 người vừa là quản lý vừa là người lãnh đạo. Họ có thể là lãnh đạo trong trường hợp này nhưng lại là quản lý trong trường hợp khác.
Nói tóm lại Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là người dẫn dắt, tổ chức, có tầm nhìn, sự ảnh hưởng và là người đề ra mục tiêu và hướng đi cụ thể định hướng cho doanh nghiệp, hoặc tổ chức. Lãnh đạo có nhiệm vụ quy tụ, định hướng và dẫn dắt mọi người thực hiện các chiến lược dài hạn. Người lãnh đạo có thể không giỏi chuyên môn bằng công nhân, kỹ sư, không giỏi sáng tạo như bộ phận nghiên cứu. Nhưng người lãnh đạo nhất định phải giỏi dùng người, họ có khả năng quản lý, phân bổ nguồn lực hợp lý. Bạn cần phải phân biệt một cách rõ ràng rằng lãnh đạo là gì? Và quản lý là gì? Có như vậy bạn mới có thể có những mục tiêu và định hướng phấn đấu rõ ràng
>> Đăng kí ngay khóa học Bí quyết quản lý đội nhóm Để có 1 đội nhóm vững mạnh nhé
2. Đặc điểm của người lãnh đạo là gì
Trong đám đông lãnh đạo luôn có những nét nổi bật và khác biệt so với người bình thường. Có rất nhiều điểm giúp bạn nhận ra đâu là một nhà lãnh đạo thực sự. Vậy Đặc điểm của người lãnh đạo là gì?
1 Lãnh đạo là người có tầm nhìn.
Lãnh đạo bắt buộc phải là người có tầm nhìn xa trông rộng, họ luôn có tầm nhìn và tầm hiểu biết rất bao quát. Họ nhìn thấy những điều mà người bình thường không thấy. Người lãnh đạo giỏi là người nhìn thấy tương lai của tổ chức, họ có giấc mơ lớn. Và biết cần làm gì để đưa tổ chức của mình đi đúng hướng.
2 Lãnh đạo là người truyền cảm hứng.
Thông thường người lãnh đạo là người không trực tiếp tham gia trinh chiến. Họ là người giỏi tạo cảm hứng, họ dẫn dắt đội nhóm của mình cùng tham gia hành động vì mục tiêu chung. Thường những người lãnh đạo có những quản lý giỏi những người kề vai sát cánh là chiến tướng của các lãnh đạo. Những người quản lý sẽ thay họ thực hiện những mục tiên nhỏ.
3 Lãnh đạo giỏi hoạch định chiến lược.
Một người lãnh đạo không chỉ có tầm nhìn xa trông rộng. Họ còn là người giỏi hoạch định chiến lược. Họ biết làm thế nào để phân bổ nguồn lực mà mình đang có hợp lý. Họ biết làm sao để tạo ra những chiến thuật để giải quyết những bài toán cụ thể. Nhưng người lãnh đạo thường là người không giỏi thực thi.
4 Lãnh đạo là thiên tài về huấn luyện.
Những người lãnh đạo thường là những người có khả năng chiêu mộ và xây dựng đội ngũ cực tốt. Họ thành lập và đạo tạo đội ngũ của mình, không chỉ ở chuyên môn, việc gắn kết, và tạo tầm nhìn chung là vô cùng quan trọng.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Lãnh đạo là gì? Vậy thì làm thế nào để có thể trở thành 1 nhà lãnh đạo, hay tố chất của người lãnh đạo là gì?
>> Đăng kí khóa học bí quyết làm giàu để học được những bí mật giúp bạn thành công nhanh chóng nhé
3. Tố chất của người lãnh đạo là gì?
Có rất nhiều những tố chất làm nên phong thái của một nhà lãnh đạo. Cụ thể với một nhà lãnh đạo họ cần có sự Nhạy cảm, chính trực, nghị lực, tự tin… Đặc biệt Người lãnh đạo cần 3 tố chất bất biến đó là có tâm, có tầm, và có khát vọng.
3.1 Tố chất “nhạy cảm” của người lãnh đạo.
Tố chất “nhạy cảm” của người lãnh đạo là gì? nghe có vẻ hơi buồn cười. Có bạn còn nói với tối rằng, nó nghe như tố chất của một người phụ nữ. Thế nhưng Nhạy cảm là tố chất vô cùng quan trọng của người lãnh đạo. Lãnh đạo là người có chỉ số EQ cực cao. Lãnh đạo là người có khả năng cảm nhận tốt mong muốn, tâm tư, tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của nhân viên. Đôi lúc họ như thể có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác vậy.
3.1 Chính Trực, tố chất của người lãnh đạo.
Tại sao tôi lại nói đến yếu tố chính Trực? Bạn có nhớ rằng dân gian có câu: “chủ nào thì tớ nấy” Lãnh đạo là một người làm chủ. Vì vậy chính trực là điều cần thiết của người lãnh đạo. Sự chính trực, phán xét một cách công tâm, sẽ tạo ra một bộ máy đoàn kết. Chính trực là điều mọi người trông đợi vào người lãnh tụ của mình. Điều này khiến cho đối thủ kiêng nể, đồng nghiệp tôn trọng. Có những người lãnh đạo thiếu điều này, buộc họ phải cố tỏ ra là người công tâm, chính trực để được lòng công chúng.
3.3 Nghị Lực.
Người lãnh đạo là người phải đương đầu với mọi khó khăn. Vậy nghị lực của người lãnh đạo là gì? Lãnh đạo luôn là người đầu tiên hướng chịu khó khăn của tổ chức. Họ là người Làm chủ cảm xúc tốt. Để có thể dẫn dắt đội nhóm của mình họ phải là người kiên cường nhất. Đôi khi chỉ với niềm tin sắt đá họ đưa cả con thuyền của mình vượt qua khó khăn thử thách. Lãnh đạo là vị lãnh tụ về mặt tinh thần, vì vậy họ không được phép gục ngã, và lay động trước mọi tình huống.
3.4 Tự tin.
Những biểu hiện Tự tin của người lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo luôn tự tin với những quyết định của họ. Trước những khó khăn họ tự tin đương đầu. Trước công chúng họ là người làm chủ tình huống. Đôi lúc những nhà lãnh đạo gặp khó khăn, nhưng họ luôn biết cách giữ bình tính, và tỏ ra tin tưởng vào quyết định của mình để động viên đội nhóm.
3.5 Tố chất “thông minh”
Điều này thì không cần phải bàn cãi. Trí Thông minh của người lãnh đạo thường vượt xa người thường. Họ không chỉ thông minh trong cách suy nghĩ, họ thông minh trong tầm nhìn, trong việc sử dụng nhân tài. Tất nhiên Lãnh đạo không phải là thần thánh. Lãnh đạo không phải là người có chỉ số IQ cao nhất trong công ty. Họ cũng không phải người có chuyên môn giỏi nhất. Nhưng tổng thể lãnh đạo là người toàn diện nhất.c mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.
Tham khảo thêm về cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp để có doanh nghiệp vững mạnh
Những nội dung khác bạn cũng nên tìm hiểu.
Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm
1
Thương hiệu cá nhân là gì
Thương hiệu cá nhân là gì? Cách xây dựng thương hiệu cá nhân
2
Văn hóa doanh nghiệp là gì
Văn hoá Doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, vai trò, cách xây dựng
3
Kỷ luật bản thân là gì
Kỷ luật bản thân – Những nguyên tắc kỷ luật bản thân bất biến
4
Hành vi khách hàng là gì
Hành vi khách hàng – Cách phân tích hành vi khách hàng hiệu quả
5
Quản lý dự án là gì
https://trinhducduong.com/quan-ly-du-an-va-nhung-dieu-ban-can-biet/
6
Usp sản phẩm là gì
4. Kết luận
Qua bài viết bạn cần nắm được những nội dung sau:
- Lãnh đạo là gì? lãnh đạo là người có tầm nhìn, họ hoạch định chiến lược, họ quản lý đội nhóm bằng tầm ảnh hưởng của mình. Cần phân biệt Quản lý và lãnh đạo.
- Đặc điểm cơ bản của người lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo là người truyền cảm hứng, có tầm nhìn, giỏi hoạch định chiến lược, và là thiên tài trong lĩnh vực huấn luyện và tổ chức.
- Tố chất của người lãnh đạo là gì? Nếu bạn là người lãnh đạo bạn cần có những tố chất nhạy cảm, chính trực, nghị lực, tự tin… Đặc biệt Người lãnh đạo cần 3 tố chất bất biến đó là có tâm, có tầm, và có khát vọng.
Như vậy Thông qua bài viết này Trịnh Đức Dương Blog vừa cùng các bạn tìm hiểu về Lãnh đạo là gì? Và thế nào là một người lãnh đạo thực sự. Mong rằng với những gì mà tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể hơn về hình ảnh của người lãnh đạo.