Lãnh đạo là gì? Bạn đang ở cấp độ lãnh đạo nào?
Lãnh đạo được xem là một khái niệm tồn tại lâu đời, lãnh đạo xuất hiện trong tất cả mọi lĩnh vực. Bạn có biết lãnh đạo là gì? Vai trò và nhiệm vụ của người lãnh đạo là gì? Có những cấp độ lãnh đạo nào? Hãy cùng BAC khám phá ngay trong bài viết này.
Người lãnh đạo cần trang bị nhiều kỹ năng
Mục Lục
1. Lãnh đạo là gì?
“Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.”. Theo Wikipedia.
Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực khác nhau đều cần có ít nhất một người lãnh đạo. Vì thế, trong các vai trò khác nhau, định nghĩa về lãnh đạo cũng có sự khác biệt nhất định. Dù định nghĩa theo cách nào thì có 3 yếu tố mà một nhà lãnh đạo cần có đó là tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng.
2. Vai trò và trách nhiệm của một nhà lãnh đạo
Vai trò của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn chính là người sẽ dẫn dắt doanh nghiệp theo cấp độ lãnh đạo của mình. Trong một thị trường cạnh tranh như ngày nay, vai trò của người lãnh đạo ngày càng quan trọng hơn. Bởi vì họ là người chịu trách nhiệm duy trì và phát triển hiệu quả làm việc của toàn bộ những người trong bộ phận của mình.
Nhà lãnh đạo cần phải đảm nhiệm nhiều vai trò chủ chốt
Những công việc cụ thể của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp như:
- Xác định tầm nhìn chiến lược rõ ràng, đưa ra các định hướng, đường lối đúng đắn trong tương lai.
- Huy động, truyền cảm hứng để thu hút các nhân viên, những người thuộc quyền quản lý và thậm chí là không thuộc bộ phận của mình làm việc vì mục tiêu chung.
- Tạo ra sức ảnh hướng thông qua các công việc như xây dựng kế hoạch phát triển, phân bổ nguồn lực, kiểm tra, đánh giá hiệu quả làm việc, điều chỉnh, thay đổi và thích ứng với hoàn cảnh.
3. Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực của một nhà lãnh đạo, đặc biệt, trong những giai đoạn khó khăn thì vai trò của người lãnh đạo càng quan trọng. Một số đặc điểm thường có ở nhà lãnh đạo giỏi như:
- Tầm nhìn xa: Là người dẫn dắt, tầm nhìn của bạn sẽ quyết định tổ chức đi được bao xa. Ngoài ra, việc lập kế hoạch cũng giúp doanh nghiệp có thể ứng biến trước những rủi ro tiềm ẩn.
- Lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe giúp người lãnh đạo nhận được sự đánh giá cao từ những người làm việc cùng cho đến đối tác. Ngoài ra, người có khả năng lãnh đạo không phải lúc nào cũng là người giỏi nhất, lắng nghe ý kiến từ các thành viên khác giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn trước khi quyết định.
- Quản trị: Không chỉ quản trị các thành viên trong nhóm mà bạn cần biết cách quản trị bản thân, công việc, thời gian,…. Kỹ năng quản trị sẽ giúp bạn nắm bắt mọi thứ trong tầm kiểm soát, giữ bản thân luôn trầm tĩnh, thích ứng với những thay đổi và đưa doanh nghiệp tiến về phía trước.
- Phân tích: Bạn là người lãnh đạo, bạn sẽ phải đảm nhiệm công việc lập kế hoạch, phân tích, đánh giá,…. Kỹ năng phân tích đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ tình huống nào.
- Quyết định: Việc lắng nghe ý kiến từ các thành viên khác rất quan trọng nhưng người cuối cùng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm chính là nhà lãnh đạo.
4. 5 cấp độ lãnh đạo theo John Maxwell
John Calvin Maxwell là diễn giả, mục sư người Mỹ, tác giả của nhiều quyển sách về đề tài lãnh đạo. Ông đưa ra 5 cấp độ lãnh đạo khác nhau và giải thích cách một nhà lãnh đạo xác định và tiến lên cấp độ cao hơn.
5 cấp độ lãnh đạo theo John Maxwell
- Cấp độ 1: Vị trí
Cấp độ đầu tiên là nơi một người nắm quyền mà không gặp khó khăn nào. Vị trí của bạn sẽ cho bạn quyền lực để buộc mọi người phải lắng nghe và làm việc cho bạn. Đây là điểm khởi đầu tốt để bắt đầu học và thực hành cách trở thành một nhà lãnh đạo.
- Cấp độ 2: Mối quan hệ
Cấp độ tiếp theo là khi một nhà lãnh đạo nhận được sự tin cậy từ những thành viên khác. Ở cấp độ này, thông thường những người làm việc với bạn là người quen, người thân, đồng nghiệp, nhân viên có mối quan hệ tốt. Tuy nhiên, phong cách làm việc dựa trên mối quan hệ không phải lúc nào cũng tốt.
- Cấp độ 3: Sản xuất
Đây là cấp độ mà những việc bạn làm cho doanh nghiệp được các thành viên khác công nhận. Cấp độ này thường chỉ đạt được sau khi xây dựng các mối quan hệ, điều này có thể đạt được thông qua nhiều cách nhưng phổ biến nhất chính là thành tựu của nhà lãnh đạo.
- Cấp độ 4: Phát triển mọi người
Đây là cấp độ mà người lãnh đạo phải tập trung vào việc phát triển các nhân viên của mình. Trao cơ hội làm việc, phân quyền, truyền cảm hứng, động viên, an ủi,… để thúc đẩy các phẩm chất tốt của nhân viên, từ đó tăng hiệu suất làm việc của cả nhóm.
- Cấp độ 5: Đỉnh cao
Cấp độ cuối cùng đạt được khi các nhân viên đánh giá cao người lãnh đạo, thậm chí là xem đó như một tấm gương để noi theo. Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo sẽ nhận được sự tôn trọng từ các nhân viên và cả những lãnh đạo khác.
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi không hề đơn giản, bạn cần trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức và trải nghiệm. Dù bạn là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay lãnh đạo, hãy dành thời gian để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng nhất.
Tham khảo: Khóa học chìa khóa lãnh đạo
Trên đây là những điều cơ bản cần biết về khái niệm lãnh đạo, mong rằng bạn đọc đã có những kiến thức hữu ích. Vẫn còn rất nhiều nội dung thú vị mà BAC muốn gửi đến bạn đọc, đừng quên đón xem tại BAC’s Blog.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC
là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của
IIBA
quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.