Làng nghề truyền thống Việt Nam
LNV – Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam được cho là một gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, và là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt. Sự ra đời và quá trình phát triển của làng nghề đã mang lại rất nhiều giá trị to lớn, từ sinh hoạt đời sống cho đến kinh tế lao động mà hơn hết còn lưu giữ được những nét tinh hoa văn hoá dân tộc bao thế kỷ nay.
Khái niệm về làng nghề
Làng nghề thủ công phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông. Ban đầu, các sản phẩm của nghề thủ công sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng đồng làng xã. Dần dần do nhu cầu của xã hội nên nghề thủ công được chuyên môn hoá, hình thành nên các làng nghề, phường/hội nghề. Bên cạnh đó, làng nghề còn được hình hành bởi nhiều yếu tố: địa lý, văn hoá,…
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm liên quan đến làng nghề nhưng vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống.
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi (gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.”
Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, theo kiểu cha truyền con nối, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm thủ công truyền thống vừa mang tính ứng dụng cao vừa là những sản phẩm độc đáo, ấn tượng, tinh xảo. Trong đó, sản phẩm thủ công được xếp thành 12 nhóm chính, bao gồm: Mây tre đan, sản phẩm từ cói và lục bình, gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, điêu khắc đá, dệt thủ công, giấy thủ công, tranh nghệ thuật, kim khí, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
Trải qua quá trình phát triển của kinh tế xã hội, làng nghề dần trở thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn đối với đời sống kinh tế xã hội.
Quá trình hình thành các làng nghề truyền thống
Xét về yếu tố địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp, động thực vật đa dạng phong phú thuận lợi cho săn bắt hái lượm, nhiều quặng sắt, thiếc, đồng thuận lợi để chế tác đồ thủ công. Bởi là đất nước hình thành sớm so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên và phát triển rực rỡ vào cuối thế kỉ 15 của Đại Việt. Từ đó góp phần thúc đẩy sự hình thành các làng nghề truyền thống.
Theo dấu vết khảo sát nghiên cứu các di chỉ khảo cổ, vết tích người Vượn ở di chỉ khảo cổ núi Đọ (Thanh Hóa) có thể thấy hàng vạn công cụ đồ đá ghè, đẽo, thô sơ như mảnh tước, rìu tay, nạo,…
Chứng tỏ có sự chế tác, dùng các công cụ bằng tre như: gậy, lao, cung tên, thừng bện,…Nghề thủ công đã sớm hình thành và có vai trò nhất định ngay từ thời nguyên thủy. Vào thời văn hóa Phùng Nguyên (nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kì thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây gần 4000 đến 3500 năm) tìm thấy nhiều cổ vật được chế tạo: Đồ gốm đơn giản và đồ trang sức bằng đá bán quý, khuôn đúc đồng, rìu đá mài nhỏ, vòm đá, hạt chuỗi đá, chuốt gọt tinh vi.
Giai đoạn Gò Mun (thời đại Đồng Thau) vô số công cụ sinh hoạt được đúc thau phát triển, đặc biệt dấu tích thời kì Đông Sơn khẳng định trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh (khai quật ở Yên Bái) chứng minh trình độ thủ công của thời kì dựng nước thật tinh xảo, điều đó cho thấy thời kì này đã có sự phân công lao động, tổ chức lao động. Đến giai đoạn Lí, Trần, Lê nghề thủ công phát triển rực rỡ cực thịnh với sự phát triển của nghề đồ gốm, sáng tạo ra nhiều loại men gốm đẹp, quý hiếm có giá trị nghệ thuật cao. Cùng với đó là nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, cung điện, công trình tôn giáo…
Đến thời Lê các nghề thủ công vẫn tiếp tục phát triển, có nhiều thợ thủ công giỏi, các sản phẩm thủ công cũng đạt được đến độ tinh xảo. Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc chạm lộng. Thời Nguyễn do chiến tranh nhiều nên nghề thủ công không thể phát triển được.
Khoảng thời gian thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ của Pháp với các loại hàng hoá như: Đường, rượu, giấy, vải… giá rẻ, chất lượng tốt lại nhiều mẫu mã mới nên phần lớn hàng thủ công của nước ta không cạnh tranh được. Nhiều nghề thủ công đã bị phá sản như: kéo sợi, tơ lụa, dệt vải,…Nhiều thợ thủ công phải bỏ nghề, tuy vậy một số nghề thủ công vẫn phát triển như các nghề mộc, gốm, khảm trai, mây tre đan, thêu,… Từ năm 1954 sau khi hòa bình lập lại, ngành thủ công nghiệp nước ta bước sang thời kì mới, giai đoạn này do nhà nước khuyến khích nên nhiều ngành nghề thủ công được phát triển, có một số ngành nghề thất truyền được khôi phục và tiếp tục phát triển. Cũng trong thời kì này đã bắt đầu có sự xuất hiện của các nhóm và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp mới được thành lập, thậm chí không chỉ có “làng nghề” mà còn xuất hiện cả “hợp tác xã nghề thủ công”. Sau năm 1961, ngành tiểu thủ công nghiệp đã đứng vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc dân.
Được hình thành từ rất sớm, qua thời gian và các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn đang có những đóng góp tích cực không nhỏ vào tổng thể tăng trưởng chung của nền kinh tế. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đắc lực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, bởi nhiều yếu tố khác nhau mà rất nhiều làng nghề đã bị mai một và một số làng đang có nguy cơ mai một.
Đứng trước giá trị to lớn và quý báu của làng nghề như giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn, phát triển du lịch mà quan trọng hơn hết là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới… Các cấp chính quyền Nhà nước đã và đang đề ra rất nhiều giải pháp nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc trong công cuộc hội nhập quốc tế.
An Yên
Làng nghề thủ công phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông. Ban đầu, các sản phẩm của nghề thủ công sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng đồng làng xã. Dần dần do nhu cầu của xã hội nên nghề thủ công được chuyên môn hoá, hình thành nên các làng nghề, phường/hội nghề. Bên cạnh đó, làng nghề còn được hình hành bởi nhiều yếu tố: địa lý, văn hoá,…Hiện nay, có rất nhiều khái niệm liên quan đến làng nghề nhưng vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống.Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi (gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.”Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, theo kiểu cha truyền con nối, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm thủ công truyền thống vừa mang tính ứng dụng cao vừa là những sản phẩm độc đáo, ấn tượng, tinh xảo. Trong đó, sản phẩm thủ công được xếp thành 12 nhóm chính, bao gồm: Mây tre đan, sản phẩm từ cói và lục bình, gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, điêu khắc đá, dệt thủ công, giấy thủ công, tranh nghệ thuật, kim khí, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.Trải qua quá trình phát triển của kinh tế xã hội, làng nghề dần trở thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn đối với đời sống kinh tế xã hội.Xét về yếu tố địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp, động thực vật đa dạng phong phú thuận lợi cho săn bắt hái lượm, nhiều quặng sắt, thiếc, đồng thuận lợi để chế tác đồ thủ công. Bởi là đất nước hình thành sớm so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên và phát triển rực rỡ vào cuối thế kỉ 15 của Đại Việt. Từ đó góp phần thúc đẩy sự hình thành các làng nghề truyền thống.Theo dấu vết khảo sát nghiên cứu các di chỉ khảo cổ, vết tích người Vượn ở di chỉ khảo cổ núi Đọ (Thanh Hóa) có thể thấy hàng vạn công cụ đồ đá ghè, đẽo, thô sơ như mảnh tước, rìu tay, nạo,…Chứng tỏ có sự chế tác, dùng các công cụ bằng tre như: gậy, lao, cung tên, thừng bện,…Nghề thủ công đã sớm hình thành và có vai trò nhất định ngay từ thời nguyên thủy. Vào thời văn hóa Phùng Nguyên (nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kì thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây gần 4000 đến 3500 năm) tìm thấy nhiều cổ vật được chế tạo: Đồ gốm đơn giản và đồ trang sức bằng đá bán quý, khuôn đúc đồng, rìu đá mài nhỏ, vòm đá, hạt chuỗi đá, chuốt gọt tinh vi.Giai đoạn Gò Mun (thời đại Đồng Thau) vô số công cụ sinh hoạt được đúc thau phát triển, đặc biệt dấu tích thời kì Đông Sơn khẳng định trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh (khai quật ở Yên Bái) chứng minh trình độ thủ công của thời kì dựng nước thật tinh xảo, điều đó cho thấy thời kì này đã có sự phân công lao động, tổ chức lao động. Đến giai đoạn Lí, Trần, Lê nghề thủ công phát triển rực rỡ cực thịnh với sự phát triển của nghề đồ gốm, sáng tạo ra nhiều loại men gốm đẹp, quý hiếm có giá trị nghệ thuật cao. Cùng với đó là nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, cung điện, công trình tôn giáo…Đến thời Lê các nghề thủ công vẫn tiếp tục phát triển, có nhiều thợ thủ công giỏi, các sản phẩm thủ công cũng đạt được đến độ tinh xảo. Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc chạm lộng. Thời Nguyễn do chiến tranh nhiều nên nghề thủ công không thể phát triển được.Khoảng thời gian thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ của Pháp với các loại hàng hoá như: Đường, rượu, giấy, vải… giá rẻ, chất lượng tốt lại nhiều mẫu mã mới nên phần lớn hàng thủ công của nước ta không cạnh tranh được. Nhiều nghề thủ công đã bị phá sản như: kéo sợi, tơ lụa, dệt vải,…Nhiều thợ thủ công phải bỏ nghề, tuy vậy một số nghề thủ công vẫn phát triển như các nghề mộc, gốm, khảm trai, mây tre đan, thêu,… Từ năm 1954 sau khi hòa bình lập lại, ngành thủ công nghiệp nước ta bước sang thời kì mới, giai đoạn này do nhà nước khuyến khích nên nhiều ngành nghề thủ công được phát triển, có một số ngành nghề thất truyền được khôi phục và tiếp tục phát triển. Cũng trong thời kì này đã bắt đầu có sự xuất hiện của các nhóm và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp mới được thành lập, thậm chí không chỉ có “làng nghề” mà còn xuất hiện cả “hợp tác xã nghề thủ công”. Sau năm 1961, ngành tiểu thủ công nghiệp đã đứng vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc dân.Được hình thành từ rất sớm, qua thời gian và các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn đang có những đóng góp tích cực không nhỏ vào tổng thể tăng trưởng chung của nền kinh tế. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đắc lực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, bởi nhiều yếu tố khác nhau mà rất nhiều làng nghề đã bị mai một và một số làng đang có nguy cơ mai một.Đứng trước giá trị to lớn và quý báu của làng nghề như giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn, phát triển du lịch mà quan trọng hơn hết là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới… Các cấp chính quyền Nhà nước đã và đang đề ra rất nhiều giải pháp nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc trong công cuộc hội nhập quốc tế.