Làng nghề dệt tại Thái Phương Hưng Hà Thái Bình

Làng nghề dệt tại Thái Phương Hưng Hà Thái Bình

Làng Mẹo tên hành chính là Phương La. Những vị tổ làng khi đến khai phá vùng đất này đã đem theo nghề dệt vải, đũi truyền lại cho con cháu, vì thế, làng Mẹo là làng duy nhất trong 5 làng của xã Thái Phương có nghề dệt. Liệu có phải vì vậy mà làng Mẹo giàu….


Theo con số thống kê, hiện trong làng Mẹo có gần 60 doanh nghiệp tư nhân, trong đó, có 25 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp của làng. Ngoài ra, còn có gần 20 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp Phúc Khánh (thị trấn Hưng Hà) và cỡ chục doanh nghiệp ở TP. Thái Bình, cùng với hàng chục doanh nghiệp nằm ở khắp nước. 

Các giám đốc có doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp đều có tài sản lớn, với doanh thu hàng năm từ hàng chục cho đến cả ngàn tỷ đồng, nên đều có thể xếp họ vào hàng đại gia, tỷ phú của làng. 
Trong số những tỷ phú làm ăn tại làng thì nổi danh nhất phải kể đến như: Nguyễn Văn Châm (Giám đốc Công ty Hoàn Hợp), Vũ Văn Vườn (Công ty dệt Minh Ngọc), Đinh Đức Hoán (Công ty Xuân Lộc), Đỗ Văn Tân (Công ty Tân Phương), Trần Văn Dân (Công ty Hưng Thịnh), Nguyễn Văn Sướng (Công ty Phúc Cường)… Các công ty hoạt động tại làng này đều có doanh thu trong báo cáo từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận của họ thế nào thì không ai biết được, nhưng cũng phải hàng tỷ đồng. 

Nhìn vào khối tài sản là những doanh nghiệp lớn, với hàng trăm, cả ngàn công nhân, thì họ đích thực là những tỷ phú. Với một doanh nghiệp ở các thành phố lớn, con số doanh thu vài chục tỷ đến cả trăm tỷ đồng chưa là gì, nhưng với một doanh nghiệp ở làng, thì con số đó là đáng nể.

Trong số các doanh nghiệp hoạt động ở khu công nghiệp trong làng, nổi danh nhanh chóng nhất có lẽ là tỷ phú Trần Văn Vực, Giám đốc Công ty Toàn Thắng. Ông Bùi Đức Năng, Trưởng phòng Công thương huyện Hưng Hà cho biết, riêng lượng hàng hóa xuất khẩu đi các nước của doanh nghiệp này đã đạt trên dưới trăm tỷ đồng, còn lượng hàng hóa bán trong nước là bao nhiêu thì không nắm được. Ông Vực là con cháu họ Trần của làng, vốn là công an, nhưng xin ra khỏi ngành để làm kinh doanh và nhanh chóng đạt nhiều thành công.

Tỷ phú Trần Văn Vực nổi danh ở làng, nhưng lại chẳng thể so được với 5 đại gia làng Mẹo đang sở hữu những doanh nghiệp cực lớn ở TP. Thái Bình. Tổng doanh thu của mấy chục doanh nghiệp trong khu công nghiệp của làng Mẹo, thậm chí là của cả làng Mẹo, cũng chưa chắc đã bằng một doanh nghiệp của một đại gia mạnh đang làm ăn ở thành phố. 5 đại gia sở hữu những công ty lớn ở TP. Thái Bình gồm: Trần Văn Sen (Công ty Hương Sen), Vũ Quang Huy (Công ty Bình Minh), Đinh Hồng Quân (Công ty Hồng Quân), Trần Xuân Ứng (Công ty Thành Công) và Trần Văn Hương (Công ty Thăng Long).

Mặc dù cũng có lúc thăng trầm, có lúc nợ lương công nhân, song cũng phải khẳng định ông Đinh Hồng Quân là một tỷ phú lớn, sở hữu một công ty dệt may lớn nhất Thái Bình, với mấy ngàn công nhân. Đại gia này chỉ chuyên tâm vào nghề truyền thống của làng là dệt may xuất khẩu. Mỗi năm, riêng tiền thuế nộp cho tỉnh là 40-50 tỷ đồng.
 

Một doanh nghiệp hoạt động ngay tại làng Mẹo.

Một doanh nghiệp hoạt động ngay tại làng Mẹo.

Còn nhiều lời đồn về đại gia này, rằng ông vay ngân hàng nhiều, nhưng phải công nhận đại gia này chịu chơi, đã bỏ vài chục tỷ đồng mua cây cảnh về ngắm. Một số cây đại gia này mua với giá 1-3 tỷ đồng. Thực tế, nếu không có thực lực mạnh, có cả trăm tỷ đồng trong tay, sao dám bỏ ra vài chục tỷ để chơi cây cối. 

Ở TP. Thái Bình còn có 2 đại gia nữa vẫn chung thủy với nghề dệt đũi của làng là ông Trần Xuân Ứng (Công ty dệt may Thành Công) và Trần Văn Hương (Công ty Thăng Long), là hai người em ruột của đại gia Trần Văn Sen, chút chít của tổ Trần Hoằng Nghị và Trần Thủ Độ. Mặc dù, các đại gia làng Mẹo đều đi lên từ dệt đũi, song nếu chỉ dừng lại ở dệt may, thì có vẻ sự bứt phá bị giới hạn. 3 đại gia dệt may của làng Mẹo lập nghiệp ở TP. Thái Bình dù hoạt động mạnh mẽ, song chẳng thấm vào đâu so với hai đại gia chuyển thêm sang ngành nghề khác, là đại gia Trần Văn Sen và Trần Quang Huy.

Đại gia Trần Văn Sen vốn đi lên từ nghề dệt của tổ tiên. Cha ông cũng từng là một đại gia nổi tiếng của làng, đưa hàng dệt may của làng sang thị trường Nhật từ đầu thế kỷ 20. Sau khi thành đạt với nghề dệt, ông Trần Văn Sen đã mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều sản phẩm khác, trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm bia và nước giải khát. 
 

Các đại gia làng Mẹo đều đi lên từ nghề dệt may.

Các đại gia làng Mẹo đều đi lên từ nghề dệt may.

Người dân Việt Nam đã quen thuộc với bia Đại Việt hiện nay và bia Beyker trước kia, nhưng ít tai biết rằng nó có nguồn gốc từ Thái Bình và thương hiệu thuộc sở hữu của ông Trần Văn Sen. Sản phẩm bia Đại Việt đã có mặt ở nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Singapore…

Trụ sở công ty Hương Sen của đại gia Trần Văn Sen.

Chỉ vài năm ra đời, sản phẩm bia Đại Việt đã có sự phát triển thần tốc. Từ chỗ chỉ đạt công suất 5 triệu lít/năm vào mấy năm trước, nay đã đạt trên 100 triệu lít/năm. Từ chỗ khi bước vào sản xuất, công ty chỉ nộp ngân sách 136 triệu/năm, đến năm năm 2006, công ty nộp thuế cho tỉnh Thái Bình 100 tỷ đồng và năm 2009 là 187 tỷ đồng, chiếm 50% số tiền nộp ngân sách của khối doanh nghiệp tỉnh Thái Bình. Với những thành tích đặc biệt đó, mới đây, nghệ nhân Trần Văn Sen đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Cuốn sách viết về vùng Long Hưng, bao gồm làng Ứng Mão (làng Mẹo) của nhà nghiên cứu Đặng Hùng nói rất kỹ về nghề dệt cũng như sự ra đời của vương triều Trần. 

Cuốn sách viết về vùng Long Hưng, bao gồm làng Ứng Mão (làng Mẹo) của nhà nghiên cứu Đặng Hùng nói rất kỹ về nghề dệt cũng như sự ra đời của vương triều Trần.

Mặc dù việc sản xuất bia, nước giải khát đã quá vất vả, song ông Trần Văn Sen vẫn duy trì một doanh nghiệp dệt đũi để giữ nghề. Và để tri ân ông tổ làng nghề, ông đã bỏ ra không biết bao nhiêu tỷ đồng để xây dựng lăng mộ, nhà thờ tổ hoành tráng. Hàng năm, ông đều phân phát tiền cho người nghèo, gia đình chính sách khắp tỉnh. Tết trung thu ông phát quà cho trẻ em cả huyện. Quỹ khuyến học khuyến tài nào trong tỉnh cũng thấy có ông đóng góp. Số tiền ông làm nhân đạo hàng năm cũng lên đến nhiều tỷ đồng. 

Có thể nói, đại gia đình ông Trần Văn Sen có nhiều giám đốc thành đạt nhất làng Mẹo. Ba người em ruột của ông gồm Trần Văn Ứng, Trần Văn Hương và Trần Thị Lý (Công ty Nam Thành), tuy không thịnh đạt bằng ông anh, song cũng đều thuộc hạng đại tỷ phú, mỗi người quản lý một công ty với hàng ngàn công nhân, doanh thu mỗi năm cả trăm tỷ đồng.
 

Ông Sen vừa xây dựng khu lưu niệm và mua sắm rất lớn ở đầu làng Mẹo.

Xét về số lượng giám đốc, số lượng công ty hùng mạnh chắc đại gia đình tỷ phú Trần Văn Sen nắm giữ nhiều nhất, nhưng về thực lực tài chính thì nhiều người khẳng định còn thua xa gia đình tỷ phú Vũ Quang Huy, với một công ty có tên Cty Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Minh (Bitexco), hiện là Tập đoàn Bitexco. Tập đoàn Bitexco đã từ đất lúa vươn ra toàn quốc và tiếng tăm đã rất lớn.

Theo con số thống kê, hiện trong làng Mẹo có gần 60 doanh nghiệp tư nhân, trong đó, có 25 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp của làng. Ngoài ra, còn có gần 20 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp Phúc Khánh (thị trấn Hưng Hà) và cỡ chục doanh nghiệp ở TP. Thái Bình, cùng với hàng chục doanh nghiệp nằm ở khắp nước.Các giám đốc có doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp đều có tài sản lớn, với doanh thu hàng năm từ hàng chục cho đến cả ngàn tỷ đồng, nên đều có thể xếp họ vào hàng đại gia, tỷ phú của làng.Trong số những tỷ phú làm ăn tại làng thì nổi danh nhất phải kể đến như: Nguyễn Văn Châm (Giám đốc Công ty Hoàn Hợp), Vũ Văn Vườn (Công ty dệt Minh Ngọc), Đinh Đức Hoán (Công ty Xuân Lộc), Đỗ Văn Tân (Công ty Tân Phương), Trần Văn Dân (Công ty Hưng Thịnh), Nguyễn Văn Sướng (Công ty Phúc Cường)… Các công ty hoạt động tại làng này đều có doanh thu trong báo cáo từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận của họ thế nào thì không ai biết được, nhưng cũng phải hàng tỷ đồng.Nhìn vào khối tài sản là những doanh nghiệp lớn, với hàng trăm, cả ngàn công nhân, thì họ đích thực là những tỷ phú. Với một doanh nghiệp ở các thành phố lớn, con số doanh thu vài chục tỷ đến cả trăm tỷ đồng chưa là gì, nhưng với một doanh nghiệp ở làng, thì con số đó là đáng nể.Trong số các doanh nghiệp hoạt động ở khu công nghiệp trong làng, nổi danh nhanh chóng nhất có lẽ là tỷ phú Trần Văn Vực, Giám đốc Công ty Toàn Thắng. Ông Bùi Đức Năng, Trưởng phòng Công thương huyện Hưng Hà cho biết, riêng lượng hàng hóa xuất khẩu đi các nước của doanh nghiệp này đã đạt trên dưới trăm tỷ đồng, còn lượng hàng hóa bán trong nước là bao nhiêu thì không nắm được. Ông Vực là con cháu họ Trần của làng, vốn là công an, nhưng xin ra khỏi ngành để làm kinh doanh và nhanh chóng đạt nhiều thành công.Tỷ phú Trần Văn Vực nổi danh ở làng, nhưng lại chẳng thể so được với 5 đại gia làng Mẹo đang sở hữu những doanh nghiệp cực lớn ở TP. Thái Bình. Tổng doanh thu của mấy chục doanh nghiệp trong khu công nghiệp của làng Mẹo, thậm chí là của cả làng Mẹo, cũng chưa chắc đã bằng một doanh nghiệp của một đại gia mạnh đang làm ăn ở thành phố. 5 đại gia sở hữu những công ty lớn ở TP. Thái Bình gồm: Trần Văn Sen (Công ty Hương Sen), Vũ Quang Huy (Công ty Bình Minh), Đinh Hồng Quân (Công ty Hồng Quân), Trần Xuân Ứng (Công ty Thành Công) và Trần Văn Hương (Công ty Thăng Long).Mặc dù cũng có lúc thăng trầm, có lúc nợ lương công nhân, song cũng phải khẳng định ông Đinh Hồng Quân là một tỷ phú lớn, sở hữu một công ty dệt may lớn nhất Thái Bình, với mấy ngàn công nhân. Đại gia này chỉ chuyên tâm vào nghề truyền thống của làng là dệt may xuất khẩu. Mỗi năm, riêng tiền thuế nộp cho tỉnh là 40-50 tỷ đồng.Còn nhiều lời đồn về đại gia này, rằng ông vay ngân hàng nhiều, nhưng phải công nhận đại gia này chịu chơi, đã bỏ vài chục tỷ đồng mua cây cảnh về ngắm. Một số cây đại gia này mua với giá 1-3 tỷ đồng. Thực tế, nếu không có thực lực mạnh, có cả trăm tỷ đồng trong tay, sao dám bỏ ra vài chục tỷ để chơi cây cối.Ở TP. Thái Bình còn có 2 đại gia nữa vẫn chung thủy với nghề dệt đũi của làng là ông Trần Xuân Ứng (Công ty dệt may Thành Công) và Trần Văn Hương (Công ty Thăng Long), là hai người em ruột của đại gia Trần Văn Sen, chút chít của tổ Trần Hoằng Nghị và Trần Thủ Độ. Mặc dù, các đại gia làng Mẹo đều đi lên từ dệt đũi, song nếu chỉ dừng lại ở dệt may, thì có vẻ sự bứt phá bị giới hạn. 3 đại gia dệt may của làng Mẹo lập nghiệp ở TP. Thái Bình dù hoạt động mạnh mẽ, song chẳng thấm vào đâu so với hai đại gia chuyển thêm sang ngành nghề khác, là đại gia Trần Văn Sen và Trần Quang Huy.Đại gia Trần Văn Sen vốn đi lên từ nghề dệt của tổ tiên. Cha ông cũng từng là một đại gia nổi tiếng của làng, đưa hàng dệt may của làng sang thị trường Nhật từ đầu thế kỷ 20. Sau khi thành đạt với nghề dệt, ông Trần Văn Sen đã mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều sản phẩm khác, trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm bia và nước giải khát.Người dân Việt Nam đã quen thuộc với bia Đại Việt hiện nay và bia Beyker trước kia, nhưng ít tai biết rằng nó có nguồn gốc từ Thái Bình và thương hiệu thuộc sở hữu của ông Trần Văn Sen. Sản phẩm bia Đại Việt đã có mặt ở nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Singapore…Chỉ vài năm ra đời, sản phẩm bia Đại Việt đã có sự phát triển thần tốc. Từ chỗ chỉ đạt công suất 5 triệu lít/năm vào mấy năm trước, nay đã đạt trên 100 triệu lít/năm. Từ chỗ khi bước vào sản xuất, công ty chỉ nộp ngân sách 136 triệu/năm, đến năm năm 2006, công ty nộp thuế cho tỉnh Thái Bình 100 tỷ đồng và năm 2009 là 187 tỷ đồng, chiếm 50% số tiền nộp ngân sách của khối doanh nghiệp tỉnh Thái Bình. Với những thành tích đặc biệt đó, mới đây, nghệ nhân Trần Văn Sen đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.Mặc dù việc sản xuất bia, nước giải khát đã quá vất vả, song ông Trần Văn Sen vẫn duy trì một doanh nghiệp dệt đũi để giữ nghề. Và để tri ân ông tổ làng nghề, ông đã bỏ ra không biết bao nhiêu tỷ đồng để xây dựng lăng mộ, nhà thờ tổ hoành tráng. Hàng năm, ông đều phân phát tiền cho người nghèo, gia đình chính sách khắp tỉnh. Tết trung thu ông phát quà cho trẻ em cả huyện. Quỹ khuyến học khuyến tài nào trong tỉnh cũng thấy có ông đóng góp. Số tiền ông làm nhân đạo hàng năm cũng lên đến nhiều tỷ đồng.Có thể nói, đại gia đình ông Trần Văn Sen có nhiều giám đốc thành đạt nhất làng Mẹo. Ba người em ruột của ông gồm Trần Văn Ứng, Trần Văn Hương và Trần Thị Lý (Công ty Nam Thành), tuy không thịnh đạt bằng ông anh, song cũng đều thuộc hạng đại tỷ phú, mỗi người quản lý một công ty với hàng ngàn công nhân, doanh thu mỗi năm cả trăm tỷ đồng.Xét về số lượng giám đốc, số lượng công ty hùng mạnh chắc đại gia đình tỷ phú Trần Văn Sen nắm giữ nhiều nhất, nhưng về thực lực tài chính thì nhiều người khẳng định còn thua xa gia đình tỷ phú Vũ Quang Huy, với một công ty có tên Cty Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Minh (Bitexco), hiện là Tập đoàn Bitexco. Tập đoàn Bitexco đã từ đất lúa vươn ra toàn quốc và tiếng tăm đã rất lớn.