Làng Thọ Đơn nổi tiếng với sản phẩm mây, tre đan
Về Thọ Đơn mới thấy hết không khí rộn ràng của làng nghề. Đi từ đầu làng đến cuối làng đâu đâu cũng bắt gặp cảnh tượng người người quây quần bên hiên nhà đan lát. Từ những nan tre, thanh nứa rất đỗi gần gũi qua đôi bàn tay chai sần vì cầm cuốc, cầm cày, quanh năm quen việc đồng áng của người dân nơi đây đã cho ra đời những sản phẩm hữu ích, phục vụ cho đời sống không chỉ của người dân địa phương mà còn nhiều vùng lân cận trong tỉnh và cả các tỉnh, thành khác.
Để hoàn thiện một sản phẩm, các nghệ nhân làng Thọ Đơn phải tỉ mỉ, khéo léo và nhẫn nại trong từng công đoạn. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế tác ra sản phẩm đều phải rất công phu.
Về Thọ Đơn mới thấy hết không khí rộn ràng của làng nghề. Đi từ đầu làng đến cuối làng đâu đâu cũng bắt gặp cảnh tượng người người quây quần bên hiên nhà đan lát. Từ những nan tre, thanh nứa rất đỗi gần gũi qua đôi bàn tay chai sần vì cầm cuốc, cầm cày, quanh năm quen việc đồng áng của người dân nơi đây đã cho ra đời những sản phẩm hữu ích, phục vụ cho đời sống không chỉ của người dân địa phương mà còn nhiều vùng lân cận trong tỉnh và cả các tỉnh, thành khác.Để hoàn thiện một sản phẩm, các nghệ nhân làng Thọ Đơn phải tỉ mỉ, khéo léo và nhẫn nại trong từng công đoạn. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế tác ra sản phẩm đều phải rất công phu.
Những nguyên liệu này được chia thành những sợi nan có độ dày mỏng đạt yêu cầu rồi phơi khô, vót phẳng và đan chúng lại với nhau để tạo thành sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có một kỹ thuật đan khác nhau nên thời gian hoàn thành và giá trị sản phẩm vì thế cũng khác nhau.Làng Thọ Đơn nổi tiếng với nghề tạo ra những sản phẩm từ mây, tre, nứa… phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt. Hằng năm, nơi đây đã cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
Nghề mây tre đan lát không chỉ mang lại giá trị về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây mà còn chứa đựng cả những nét tinh hoa truyền thống mà người dân đã gìn giữ từ bao đời.
Những nguyên liệu này được chia thành những sợi nan có độ dày mỏng đạt yêu cầu rồi phơi khô, vót phẳng và đan chúng lại với nhau để tạo thành sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có một kỹ thuật đan khác nhau nên thời gian hoàn thành và giá trị sản phẩm vì thế cũng khác nhau.Làng Thọ Đơn nổi tiếng với nghề tạo ra những sản phẩm từ mây, tre, nứa… phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt. Hằng năm, nơi đây đã cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn sản phẩm trong và ngoài tỉnh.Nghề mây tre đan lát không chỉ mang lại giá trị về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây mà còn chứa đựng cả những nét tinh hoa truyền thống mà người dân đã gìn giữ từ bao đời.
Muốn sản phẩm chắc chắn, bền, các nghệ nhân phải tìm mua và chọn những cây tre, nứa thân to, thẳng vào các tháng rét để tránh mối, mọt… chia ra thành những khúc dài bằng nhau để làm nguyên liệu.
Những bậc cao niên trong nghề tự hào nói rằng, ít nhất, so với những vùng đan lát khác, nguồn tre ở Thọ Đơn rất đảm bảo chất lượng để tạo ra độ bền sản phẩm, cộng với sự khéo léo của người thợ để tạo ra sản phẩm hoa văn đẹp đẽ, độc đáo riêng ở làng. Do đó, sản phẩm đồ đan Thọ Đơn vẫn tồn tại cho đến ngày nay và đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, bên cạnh thu nhập từ nghề nông.
Trước đây, các sản phẩm của làng Thọ Đơn chủ yếu là các vật dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày như: thúng, mủng, nong, nia, dần, sàng, rổ, rá… Hiện nay, nắm bắt nhu cầu thị trường, người dân làng nghề đã tích cực cải tiến chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu và nhu cầu sử dụng và đặt hàng của khách hàng.
Muốn sản phẩm chắc chắn, bền, các nghệ nhân phải tìm mua và chọn những cây tre, nứa thân to, thẳng vào các tháng rét để tránh mối, mọt… chia ra thành những khúc dài bằng nhau để làm nguyên liệu.Những bậc cao niên trong nghề tự hào nói rằng, ít nhất, so với những vùng đan lát khác, nguồn tre ở Thọ Đơn rất đảm bảo chất lượng để tạo ra độ bền sản phẩm, cộng với sự khéo léo của người thợ để tạo ra sản phẩm hoa văn đẹp đẽ, độc đáo riêng ở làng. Do đó, sản phẩm đồ đan Thọ Đơn vẫn tồn tại cho đến ngày nay và đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, bên cạnh thu nhập từ nghề nông.Trước đây, các sản phẩm của làng Thọ Đơn chủ yếu là các vật dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày như: thúng, mủng, nong, nia, dần, sàng, rổ, rá… Hiện nay, nắm bắt nhu cầu thị trường, người dân làng nghề đã tích cực cải tiến chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu và nhu cầu sử dụng và đặt hàng của khách hàng.
Ngồi tỉ mỉ đan từng sợi tre, bà Đoàn Thị Vần (SN 1958, phường Quảng Thọ) giãi bày: “Bây giờ những người làm nghề này đa số là người già, làng nghề cũng dần mai một đi, tôi làm để vừa đỡ buồn chán, vừa có thêm thu nhập. Vài năm trở lại đây, gia đình tôi chuyển sang làm sản phẩm theo đơn đặt hàng của các nhà hàng, quán ăn. Mỗi ngày, vợ chồng tôi đan được khoảng 20 cái mẹt đựng thức ăn để bán cho các quán hàng, mỗi chiếc thành phẩm có giá 10.000 đồng, làm được bao nhiêu, gom lại người ta sẽ đến thu mua tận nhà.
Ông Trần Văn Dục, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Thọ cho biết: “Trên địa bàn phường có khoảng 70 cơ sở thu mua, phân phối sản phẩm đi các vùng trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Các hộ làm nghề đan lát đã đóng góp chung vào phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ xây dựng và phát triển làng nghề hơn nữa để phục vụ bà con nhân dân sản xuất”.
Hiện nay, làng nghề Thọ Đơn có khoảng 510/887 hộ làm nghề đan lát, tạo công việc, thu nhập ổn định từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của làng đã được tiểu thươn mang đi các tỉnh như Huế, Đà Nẵng, Hội An… và rất được khách hàng ưa chuộng.
Trải qua hàng chục năm với nhiều thay đổi, nhất là của cơ chế kinh tế thị trường, nhưng làng nghề vẫn đứng vững và phát triển. Để làm được điều đó, làng nghề Thọ Đơn đã không ngừng tạo ra những sản phẩm mới bắt kịp nhu cầu thị trường.
Là vùng quê nông nghiệp nhưng nghề đan lát đã thực sự trở thành một nghề chính đem lại thu nhập khá cao cho người dân ở đây. Với những đặc điểm khá thuận lợi như: nguyên liệu là tre sẵn có ở các vùng nông thôn nên rất dễ mua, kỹ thuật tạo ra sản phẩm tương đối đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi điều kiện thời tiết, nghề đan lát Thọ Đơn đã thu hút được rất nhiều hộ dân trong thôn tham gia. Đây chính là thế mạnh, là tiền đề cơ bản nhất để làng nghề Thọ Đơn hướng đến sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre xuất khẩu, có thể phát triển làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Ngồi tỉ mỉ đan từng sợi tre, bà Đoàn Thị Vần (SN 1958, phường Quảng Thọ) giãi bày: “Bây giờ những người làm nghề này đa số là người già, làng nghề cũng dần mai một đi, tôi làm để vừa đỡ buồn chán, vừa có thêm thu nhập. Vài năm trở lại đây, gia đình tôi chuyển sang làm sản phẩm theo đơn đặt hàng của các nhà hàng, quán ăn. Mỗi ngày, vợ chồng tôi đan được khoảng 20 cái mẹt đựng thức ăn để bán cho các quán hàng, mỗi chiếc thành phẩm có giá 10.000 đồng, làm được bao nhiêu, gom lại người ta sẽ đến thu mua tận nhà.Ông Trần Văn Dục, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Thọ cho biết: “Trên địa bàn phường có khoảng 70 cơ sở thu mua, phân phối sản phẩm đi các vùng trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Các hộ làm nghề đan lát đã đóng góp chung vào phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ xây dựng và phát triển làng nghề hơn nữa để phục vụ bà con nhân dân sản xuất”.Hiện nay, làng nghề Thọ Đơn có khoảng 510/887 hộ làm nghề đan lát, tạo công việc, thu nhập ổn định từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của làng đã được tiểu thươn mang đi các tỉnh như Huế, Đà Nẵng, Hội An… và rất được khách hàng ưa chuộng.Trải qua hàng chục năm với nhiều thay đổi, nhất là của cơ chế kinh tế thị trường, nhưng làng nghề vẫn đứng vững và phát triển. Để làm được điều đó, làng nghề Thọ Đơn đã không ngừng tạo ra những sản phẩm mới bắt kịp nhu cầu thị trường.Là vùng quê nông nghiệp nhưng nghề đan lát đã thực sự trở thành một nghề chính đem lại thu nhập khá cao cho người dân ở đây. Với những đặc điểm khá thuận lợi như: nguyên liệu là tre sẵn có ở các vùng nông thôn nên rất dễ mua, kỹ thuật tạo ra sản phẩm tương đối đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi điều kiện thời tiết, nghề đan lát Thọ Đơn đã thu hút được rất nhiều hộ dân trong thôn tham gia. Đây chính là thế mạnh, là tiền đề cơ bản nhất để làng nghề Thọ Đơn hướng đến sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre xuất khẩu, có thể phát triển làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Bài, ảnh: Đăng Khôi