Làng Gốm Bát Tràng Làng nghề truyền thống gốm sứ Việt Nam

Giới thiệu Làng Gốm Bát Tràng Làng nghề truyền thống gốm sứ Việt Nam

  Bát Tràng là một làng gốm cổ truyền nổi tiếng  ở Việt Nam. cách thủ đô Hà Nội khoảng 13 km về phía đông nam trên sông HồngTên Bát Tràng đã đi vào lịch sử, đi vào ca dao tục ngữ, đi vào cuộc sống của người Việt Nam. Sản phẩm Bát Tràng quen thuộc với nhân dân trong nước và được nhiều nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và trên thế giới.

Vị trí địa lý Làng Bát Tràng

 Ngày nay, xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Thủ đô Hà Nội.

Xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp xã Đông Dư, phía đông giáp xã Đa Tốn( huyện Gia Lâm), phía tây giáp sông Hồng, phía nam giáp xã Kim Lan( huyện Gia Lâm) và xã Xuân Quan( huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng).

Trước đây thôn Bát Tràng là một xã riêng. Thời Lê xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, đổi làm tỉnh Bắc Ninh. 

Lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, có một thời gian ngắn từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. 

Từ năm 1961 đến nay huyện Gia Lâm thuộc ngoại tỉnh Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Nhưng từ năm 1964, tên xã Bát Tràng được khôi phục gốm Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.

(Hình ảnh làng gốm Bát Tràng thời xưa )

Từ trung tâm Hà Nội có đường thủy và đường bộ đến Bát Tràng. Đường thủy từ bến Chương Dương hoặc bến phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng. Đường bộ qua cầu Chương Dương( hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng( khoảng 15km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện  quan xã Đa Tốn đến Bát tràng( khoảng 20km).



Tới làng gốm Bát Tràng như thế nào?

lang-co-bat-trang-1

Cách chi chuyển tới làng gốm Bát Tràng rất thuận tiện và đơn giản, du khách có thể đi bằng đường sông, xe bus hoặc xe máy.

Đường sông: Thường vào những ngày cuối tuần có chuyến du lịch sông Hồng đi qua làng gốm Bát Tràng và đền Chử Đồng Tử – Tiên Dung, tour có giá khoảng 350.000đ – 400.000đ. Hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km).

Xe máy hoặc các phương tiện đường bộ khác (taxi, ô tô…): Phương tiện lựa chọn thứ hai dành cho du khách đó chính là xe máy. Đối với những người có môt niềm đam mê với phượt thì chắc chắn sẽ lựa chọn phương tiện này.

Từ Long Biên đến Bát Tràng bằng xe máy chỉ mất khoảng 20-25 phút, khá tiết kiệm thời gian so với đi bus.

Bằng phương tiện này, du khách sẽ di chuyển theo đường từ chân cầu Chương Dương, hoặc Thanh Trì, Vĩnh Tuy đi men theo sông Hồng, cho đến khi nhìn thấy điểm chỉ đường làng Gốm Bát Tràng thì di chuyển theo biển di dẫn đó, chừng 5 phút sau bạn đã có mặt tại địa chỉ cần đến.

Đi bằng xe bus: Nếu lựa chọn phương tiện đến Bát Tràng bằng xe bus thì có thể bắt xe 47A, 47B và 52 B theo thông tin sau:

Tuyến 47A: BX Long Biên – Bát Tràng

Thời gian hoạt động: 5h00 – 19h28 (Long Biên); 05h39 – 20h07 (Bát Tràng) /Ngày CN: 5h00 – 19h42 (Long Biên); 5h25 – 20h40 (Bát Tràng).

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Long Biên (điểm trung chuyển Long Biên) – Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Đê Long Biên, Xuân Quan – Bồ Đề – Tư Đình – Cự Khối – Đông Dư – Phố Trúc – Đường phía Tây Phố Trúc – đường Rừng Cọ – quay đầu tại bùng binh – Phố Trúc – Đê Long Biên, Xuân Quan – Bát Tràng (cách cổng Chợ Gốm Bát Tràng 100m).

Tuyến 47B: Long Biên – Kim Lan

Thời gian hoạt động: 5h14 – 19h42 ( Long Biên); 5h53 – 20h21 (Kim Lan)/ CN: 5h16-19h58 ( Long Biên); 5h41-20h56 ( Kim Lan).

Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút.

Giá vé: 7000đ/lượt.

Lộ trình chiều đi: Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên) – Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Đê Long Biên Xuân Quan – Bồ Đề – Tư Đình – Cự Khối – Đông Dư – qua ngã ba đi Bát Tràng – đường liên xã Kim Lan, Văn Đức – Bãi đỗ xe Kim Lan (cạnh nhà văn hóa thôn Hồng Long, Kim Lan, Gia Lâm).

Hình thành làng gốm Bát Tràng

 Theo sử biên niên, xã Bát Tràng với tên xã Bát, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Đại Việt sử ký toàn thư chép : “ Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thứ 12 (1352) mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất. Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị tức sông Hồng ngày nay. 

Năm đó, đê sông Nhị ở đây bị vỡ, nước lũ tràn ngập làm hại mùa màng một vùng rộng lớn Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An tức vùng Gia Lâm thuộc Hà Nội và một phần tỈNH Hà Bắc, Hải Hưng ngày nay.

   Năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Nhuệ Tông(1373-1377) xuất phát từ Thăng Long (Hà Hội) xuôi theo sông Nhị ( sông Hồng)  cũng đi qua bến sông xã bát tức bến sông Nhị (sông Hồng) thuộc xã Bát Tràng.  Như vậy là thời Trần, vào TK XIV , xã Bát Tràng mang tên xã Bát.

  Đến TK XV tên xã Bát Tràng xuất hiện trong sử liệu và được ghi nhận là một làng gốm nổi tiếng.  Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380-1442), viết xong năm 1435 chép: “ Làng Bát Tràng làm đồ bát chén” và cùng với làng Huê Câu (huyện Mỹ Văn tỉnh Hải Hưng), nhuộm thâm là hai làng cung cấp cống phẩm cho triều Minh (1368-1644) ở Trung Quốc:”

 Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm.”

  Theo sử biên niên có thể coi TK XIV-XV là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. Nhưng theo những tư liệu thu thập dược ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hơn.

Tham khảo thêm : Quy trình sản xuất gốm sứ bát tràng xưa và nay

 Điều đáng lưu ý là theo những tư liệu dân gian này, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127, khoảng đầu TK XII

Xem thêm : Các phương pháp vẽ trên gốm sứ 

Trong quá trình phát triển, nghề gốm Việt Nam dĩ nhiên có nhiều quan hệ giao lưu với Trung Quốc và tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. 

  Tại đình làng Bát Tràng có đôi câu đối phản ánh lai lịch của cư dân và nghề gốm như sau: 

Bồ di thủ nghệ khai đình vũ,

Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần

( Nghề từ làng Bồ ra, khởi dựng đình miếu,

Lòng thành như hương Lan, cúng tạ thánh thần. )

  Cùng với đôi câu đối trên là những truyền thuyết về các lớp cư dân từ Bồ Bát di cư ra lập nghiệp ở Bát Tràng. 

  Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Hoa Lư ( Ninh Bình) về Thăng Long ( Hà Nội). Trên cơ sở thành Tống Bình Đại La Thời thuộc Tùy(602-618), thuộc Đường (618-905), Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt độc lập và nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước.

 Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng long hành nghề và lập nghiệp. Các phố phường, chợ bến của Thăng Long ngày càng ngày mở mang. 

 Đồng thời, một loạt làng văn đô cũng dần dần chuyển hướng theo yêu cầu phát triển của Thăng Long, hoặc chuyên sản xuất các hàng thủ công, mỹ nghệ hoặc vừa sản xuất công nghiệp vừa buôn bán.

 Sự ra đời và phát triển của kinh thành Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Gần kinh thành, lại nằm bên bờ sông Nhị, Bát Tràng có vị trí và giao thông thuận lợi để phát triển công thương nghiệp. 

Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Nhân dân Bát Tràng tương truyền rằng, ngày xưa ở đây có 72 gò đất sét trắng. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ Phường( phường Đất Trắng). 

Đợt di cư đầu tiên, theo gia phả họ Trần, bắt đầu từ thời Lý. Phường gốm Bạch Thổ làm ăn phát đạt càng lôi cuốn dân cư Bồ Bát. Các đợt di cư tiếp tục qua thời Trần (1226-1400), thời Lê (1428-1527) và thời Lê Trung Hưng (1533-1789). 

  Từ phường Bạch Thổ đổi thành phường Bát Tràng, rồi đến cuối thời Trần(TK XIV) mang tên xã Bát và sang thời Lê (TK XV) mang tên xã Bát Tràng. 

Đến đây, Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ công phẩm cho nhà Minh. 

Tại xã Đa Tốn, cách Bát Tràng chỉ vài km, nhân dân cũng phát hiện và thu thập được một số đồ gốm Bát Tràng có niên đại cuối đời Trần đầu Lê như chậu hoa nâu, đĩa hoa lam. Đó là những di vật của thời kỳ ra đời của làng gốm Bát Tràng được phát hiện và lưu giữ cho đến nay.

Năm 1958 khi đầu kênh Bắc Hưng Hải cắt qua phía nam làng Bát Tràng, đã tìm thấy dấu tích của làng Bát Tràng năm xưa nằm sâu dưới lòng đất đến 12-13 m. Đó là những di tích nhà ở, sân gạch, đường lát gạch và nhiều phế vật gốm. 

Bát Tràng nằm bên bờ sông lớn và ở ngoài đê, nên hàng năm chịu tác động mạnh của quá trình bồi, lở của dòng sông. Hiện nay, mặt tây của làng nhìn ra sông Hồng đang bị xói lở mạnh.

Mặt bằng của làng, những năm có lũ lớn, cũng được bồi thêm một lớp đất phù sa. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn về bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng xưa đang bị chôn vùi trong lòng đất.

Tham khảo thêm : Ẩm thực làng gốm Bát Tràng 

 Quy trình sản xuất 

Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, người ta phải thực hiện theo 3 bước.

Bước đầu tiên là làm khung sản phẩm. Các nghệ nhân chọn loại đất sét phù hợp, xử lý và bắt đầu tạo ra một sản phẩm thô. Nó phải được sửa chữa để có được hình thức tốt nhất.

Thứ hai, họ trang trí và phủ lên nó bằng men.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các sản phẩm thô được nướng trong 3 ngày 3 đêm. Có một số loại lò nung, nhưng nhiệt độ phải ở 1200 0  hoặc 1300 0 . Sản phẩm sau khi nướng xong được mang ra, phân loại và sửa chữa trong trường hợp có sai sót để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Sản Phẩm Bát Tràng

Sản phẩm Bát Tràng được chia thành 3 loại dựa trên mục đích sử dụng.

  • Đồ sành sứ: bao gồm đĩa, bát, ấm chén, ấm, bình rượu, lọ hoa, lọ, hũ… Điểm khác biệt là chúng dày hơn so với đồ Trung Quốc.
  • Đồ thờ: gồm có đèn, giá nến, lư hương, hộp thờ, gươm… Đây là những đồ có giá trị đối với người sưu tầm vì có khắc năm sản xuất, tên người sản xuất và người thợ gốm.
  • Đồ vật trang trí: mô hình nhà, bàn thờ, tượng và đồ đạc kiến ​​trúc.

 Có lẽ thế mạnh nổi bật nhất của làng Bát Tràng là truyền thống làm gốm. Những người dân rất khéo léo và tài năng, tạo ra một sản phẩm có vẻ ngoài đặc biệt. 

Chất lượng gốm cổ truyền Bát Tràng bao gồm bát, đĩa, ấm, chén, vò rượu, lọ hoa lớn, chân đèn, bình vôi, lọ bụng lớn với các loại men gốm như men ngọc cổ, men rạn, men đen, chàm- men hoa lam, men hoa xám, men nung chảy … Nghề thủ công phát triển qua nhiều đời.

 Bát Tràng cũng có thể sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo đơn đặt hàng,  sản xuấ số lượng lớn đáp ứng nhu cầu của người mua quốc tế và thị trường của họ, được sản xuất theo quy trình được kiểm soát bằng lò nung khí hiện đại.

Đi lang thang trên những con phố nhỏ hẹp để trải nghiệm bạn có thể xem những người bán hàng đang giới thiệu  những sản phẩm gốm sứ nghệ thuật, bộ đồ ăn hay đồ trang trí .

 Các bức tượng nhỏ, , bình hoa lớn, bộ ấm trà.  Khi khách mua hàng được đóng gói và vận chuyển hàng tận nơi toàn quốc .Bạn có thể đi bộ đến bờ sông, xem  lò nung cổ Bát Tràng  và trải nhiệm làm các món gốm sứ nhỏ.

Bạn cũng có thể thưởng thức trà, ngon hơn ở chợ Bát Tràng ! Mua một số đồ gốm sứ để bạn có thể tận hưởng trải nghiệm Bát Tràng 

Làng gốm Bát Tràng đã trở thành điểm đến quen thuộc của giới trẻ Hà Nội (sinh viên đại học hoặc trung học) đến tham quan trong những ngày cuối tuần. Nơi đây cũng trở nên nổi tiếng với những du khách nước ngoài muốn hiểu thêm về giá trị lịch sử và truyền thống trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Đình làng Bát Tràng

bao-tang-gom-bat-trang-22

Ẩm thực Bát Tràng

am-thuc-bat-trang (8)

 

(Thông tin tham khảo và biên soạn)