Làm thế nào để viết đúng chính tả trong tiếng Việt
Làm thế nào để viết đúng chính tả trong tiếng Việt
Ngôn ngữ tiếng việt đa dạng vô cùng. Đa dạng về quy tắc dấu câu, đến cách sử dụng từ ngữ. Vậy làm thế nào để viết đúng chính tả trong tiếng Việt? Cùng Hayhoc.net tìm hiểu các quy tắc chính tả tiếng Việt trong bài viết sau nhé.
Quy tắc chính tả tiếng Việt trong thanh điệu
Làm thế nào để viết đúng chính tả trong tiếng Việt.
Trong thanh điệu, rất nhiều lỗi về sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến. Để không bị sai các lỗi này, người dùng cần chú ý những mẹo luật cơ bản đó là:
+ Trong các từ láy âm đầu thuần việt, thanh ngã sẽ đi với thành huyền, hoặc thanh nặng. Thanh hỏi sẽ đi với thanh sắc hoặc thanh ngang – không dấu.
+ Các từ láy không có phụ âm đầu thường sẽ theo quy tắc như: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê ẩm,
+ Một số từ ngoại lệ đó là: mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương.
+ Trong các từ láy toàn bộ, thường sẽ có hiện tượng biến âm, thanh ngã sẽ đi với thanh huyền và thanh hỏi đi với thanh ngang.
Ví dụ: đằng đẵng, sừng sững, lanh lảnh, văng vẳng…
Ghi nhớ quy tắc huyền ngã nặng, sắc hỏi không – áp dụng trong hiện tượng biến âm, tạo từ khiến cho các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau mà chỉ khách về thanh.
Đối với các từ như lỡ dở, ủ rũ,… người dùng có thể phân tích thành từng phần cấu tạo, sau đó áp dụng quy tắc huyền ngã nặng, sắc hỏi không đối với từng thành phần.
Ví dụ:
sửa chữa = sửa sang + chữa chạy > sửa chữa
Viết đúng chính tả trong phụ âm
Viết đúng chính tả trong phụ âm.
+ Trong phụ âm có các quy tắc: i ê e
+ Chữ G ghi âm có “gờ” thường sẽ được thêm h vào khi nguyên âm đi sau là i, ê, và e. Các nguyên âm khác thì không.
Ví dụ: ghim, ghiền, ghế, ghen,…
+ Chữ “ng” ghi âm có “ngờ” sẽ thêm h khi nguyên âm là i, ê, e, trường hợp khác thì không.
Ví dụ: nghi, nghỉ, nghĩ, nghiện, trải nghiệm,..
+ Ghi âm “cờ”, viết là K, khi nguyên âm sau nó là i, ê, e thì các nguyên nhân khác đi sau sẽ chỉ viết C, âm điệu thì viết q.
Ví dụ: kí, kia, qua, quan,…
+ Quy tắc giao tranh cho tôi cầm
+ Quy tắc này nếu gặp 1 từ không biết viết là gi hay d thì viết là gi – nếu từ ấy có nghĩa gần với 1 từ khác có phụ âm đầu là tr, ch, t hay c, k.
Ví dụ: giành, giờ, giương,…
Lỗi phụ âm cuối
+ Để có thể viết đúng các phụ âm cuối, cách tốt nhất đó là liên kết với các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
Ví dụ:
+ An yên, can, cuốn, buồn
+ Đang, sảng, làng
+ Trong các từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, t chuyển thành n và c thành ng.
Ví dụ: chan chát, thoăn thoắt,…
Một số lưu ý khác
Những lưu ý chính tả khác.
+ Các từ láy vần có 2 âm tiết giống nhau về thanh điệu. Vì thế, sẽ có khả năng cả 2 âm tiết đều có dấu ngã hoặc đều có dấu hỏi.
Ví dụ: bẽn lẽn, lã chã, đảo đảo, lỏng lẻo,…
Trong tiếng việt, các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau sẽ có hình thức giống nhau. Vì thế, có thể sử dụng đặc điểm này để viết chính tả chính xác. Ví dụ: đuôi, chuôi, cuối. Bứt, rứt, nứt, sứt, bạt, gạt, phát, sạt,…
+ Để ghi âm lại, chữ Việt có 2 chữ là i và y, có quy định viết như sau:
Nếu như không có thay đổi về âm và nghĩa, thì thay y bằng i. Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, kĩ thuật,…
+ Nếu âm đứng 1 mình hoặc ở đầu thì viết là y.
Trên đây là những quy tắc chính tả đúng trong tiếng Việt. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu làm thế nào để viết đúng chính tả trong tiếng Việt. Học thêm các kiến thức bổ ích cùng Hayhoc.net mỗi ngày nhé!
VH