Làm thế nào để nhận biết cây Trinh nữ hoàng cung thật?
Trinh nữ hoàng cung từ lâu được dân gian sử dụng như một vị dược liệu quy , do có nhiều tác dụng trong việc phòng và điều trị các bệnh nguy hiểm như: u xơ tử cung , u vú, u nang buồng trứng hay u xơ tiền liệt tuyến … Tuy nhiên, một thực tế đáng báo động là việc sử dụng Trinh nữ hoàng cung của người dân chủ yếu mang tính chất tự phát, truyền tai nhau. Do đó, rất nhiều trường hợp đã sử dụng “nhầm” cây thuốc dẫn đến tác hại khôn lường.
Trinh nữ hoàng cung là một loại cây cỏ, thân hành, gồm nhiều bẹ lá úp lồng lên nhau thành một thân giả dài khoảng 10 – 15 cm , có nhiều lá mỏng, dài từ 80 – 100 cm, rộng 5 – 8 cm, mép lá lượn sóng. Gân lá song song , mặt trên lá lõm thành rãnh ,mặt dưới lá có một sống lá nổi lên rất rõ.
Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học Crinum latifolium, họ Thủy tiên Amaryllidaceae. Trong chi Crinum, có một số loài khá giống với Trinh nữ hoàng cung, tuy nhiên thành phần hóa học và tác dụng thì khác xa nhau. Do đó, có rất nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết nên đã nhầm lẫn cây thuốc Trinh nữ hoàng cung với một số loài khác dẫn tới bị ngộ độc nguy hiểm.
Thường nhầm lẫn Trinh nữ hoàng cung với những cây nào ?
Một số cây thuốc có hình dáng giống với cây trinh nữ hoàng cung mà chúng ta hay nhầm lẫn là:
- Cây náng hoa trắng
- Cây lan huệ (huệ biển)
- Cây lược vàng
Một số đặc điểm giúp chọn đúng cây Trinh nữ hoàng cung
- Phân biệt với cây Náng hoa trắng
Xem hình ảnh dưới đây để phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng
- Lá tươi: Cây trinh nữ hoàng cung có lá mỏng và có màu xanh nhạt hơn cây náng. Cây náng có lá to hơn và dày hơn, màu xanh đậm hơn. Tuy nhiên, đa số trên thị trường bán các loại lá khô. Vì thế, để phân biệt được sẽ khó hơn rất nhiều.
- Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung sau khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng (do cây có tinh dầu) . Lá cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái. Củ: Củ trinh nữ hoàng cung màu trắng, hình cầu tròn trong khi củ cây náng màu đỏ nhạt, hình bầu dục.
- Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt còn hoa náng có màu trắng
Nhìn chung, dược liệu bán trên thị trường chủ yếu là lá khô thường được bảo quản bằng một số chất bảo quản hoặc do để lâu có thể mất mùi hoặc lẫn mùi từ dược liệu khác. Do đó, phải thật tinh tế mới có thể phân biệt được hai loại lá này.
- Phân biệt trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ
Nếu nhìn cây tươi, rất dễ để phân biệt trinh nữ hoàng cung và lan huệ nhưng nếu phơi khô thì rất khó phân biệt và vẫn có nhiều trường hợp bị nhầm lẫn rất đáng tiếc. Dưới đây là 1 số đặc điểm mà ta có thể phân biệt được.
- Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to bản, thon nhọn – Lá lan huệ nhỏ và dài đều
- Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung phơi có mùi thơm đặc trưng – Lá lan huệ không có mùi thơm
- Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu đỏ đậm hoặc trắng, có mùi thơm đậm.
- Củ: Củ trinh nữ hoàng cung hình cầu lớn –Củ lan huệ nhỏ hơn.
Trên đây là một số đặc điểm khác nhau giữa cây trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng và cây lan huệ. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại dược liệu là lá khô rất khó phân biệt, thậm chí có thể gây độc. Hiện nay, thay vì mua lá khô về sắc uống, các bạn có thể lựa chọn các dạng bào chế rất tiện dụng từ trinh nữ hoàng cung như trà túi lọc, cao lỏng, hay các loại thực phẩm chức năng.
⇒ Xem thêm: Nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trinh nữ hoàng cung
Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp
Nguyên liệu ngành Dược & TPCN