Làm thế nào để con không khóc khi cai sữa?

28-12-2022 | 07:52

Cai sữa là hành trình gian nan đòi hỏi mẹ phải hết sức kiên nhẫn. Tuỳ vào từng trẻ thì khoảng thời gian cai sữa sẽ kéo dài hay không. Nếu mẹ biết một vài mẹo nhỏ này thì con sẽ không quấy khóc khi cai sữa.

Cai sữa là hành trình gian nan đòi hỏi mẹ phải hết sức kiên nhẫn. Tuỳ vào từng trẻ thì khoảng thời gian cai sữa sẽ kéo dài hay không. Nếu mẹ biết một vài mẹo nhỏ này thì con sẽ không quấy khóc khi cai sữa. 

Tầm quan trọng của sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất mà bất kỳ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nào cũng cần trong 6 tháng đến 1 năm. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ mà không có loại sữa nào thay thế. Mặc dù vậy nhưng khi trẻ lớn hơn 6 tháng, sữa mẹ có thể bị loãng hơn và không đủ lượng để cung cấp cho tất cả mọi năng lượng của cơ thể con trẻ. Nên ở thời điểm trên 1 tuổi, ngoài việc ti mẹ, trẻ còn cần được bổ sung ăn dặm, các chất khác từ nhiều loại thực phẩm an toàn. 

Có thể nói sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất đối với sự phát triển toàn diện và sức khỏe của bé.

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Việc cai sữa phụ thuộc vào quyết định của mẹ và bé. Tuy nhiên thời điểm cai sữa tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con là từ sau 6 tháng đến 24 tháng. Nếu mẹ quá bận rộn công việc thì việc cai sữa sớm sau 6 tháng có thể áp dụng được. Tuy nhiên theo khuyến cáo, trẻ cần được dùng sữa mẹ nhiều nhất có thể trong giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. Sau 24 tháng, mẹ vẫn cho bé ti kèm với việc bổ sung các dưỡng chất khác. Như vậy, không có khoảng thời điểm cụ thể cai sữa cho con, mà hãy dựa vào thể trạng của con và mong muốn của mẹ. Nhưng ít nhất phải sau 6 tháng tuổi và tốt nhất là hơn 12 tháng. 

Làm thế nào để con không khóc khi cai sữa? 

Trẻ phải khoẻ mạnh, sức khoẻ phát triển tốt, thể trạng bình thường thì mẹ mới nghĩ đến việc cai sữa cho con. Nếu trẻ đang bệnh, khi cai sữa trẻ rất dễ quấy khóc, thậm chí không có xu hướng hợp tác với mẹ. Trẻ sẽ đòi ti nhiều hơn, đồng thời trẻ sẽ cảnh giác cho những lần cai sữa tiếp theo. 

Mẹ tránh cai sữa trong thời tiết khó chịu, hanh khô hoặc lạnh buốt. Những thay đổi thời tiết này trẻ rất cần bổ sung sữa mẹ để tránh khỏi các bệnh hô hấp không đáng có. 

Mẹ nên áp dụng cách cai sữa chậm rãi, cai sữa gián đoạn và nhiều lần. Điều này không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, mà giúp trẻ có thể thích nghi dần với việc ti ít lại. Từ đó hình thành thói quen, trẻ sẽ thích nghi dần với điều này mà không quấy khóc. 

Nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi. Ảnh: Internet

Nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi. Ảnh: Internet

Mẹo cai sữa dân gian áp dụng cho mẹ bỉm

Hoá trang cho bầu ngực

Mẹo dân gian được đa số mẹ bỉm vận dụng và rất nhiều mẹ bỉm thành công. Cách này áp dụng khi trẻ đã ý thức được những thứ trước mắt và nhận diện được màu sắc. Mẹ có thể dùng màu sắc rực rỡ của củ dền, nghệ, dùng son handmade bôi lên đầu ti và xung quanh bầu ngực. Điều này đánh lừa thị giác của bé, bé sẽ có cảm giác những gì trước mắt rất đáng sợ và không dám đến gần. Lặp lại điều này nhiều lần để trẻ thích nghi dần. 

Thay đổi vị giác 

Với mẹo dân gian này, mẹ hoàn toàn yên tâm vì tỉ lệ thành công rất cao. Mẹ lấy một ít dầu gió bôi lên đầu ti, hoặc thoa khổ qua quanh vùng ngực. Khi trẻ ti mẹ, vị giác sẽ bị kích thích, trẻ sẽ cảm nhận vị cay, đắng. Trẻ sẽ ngay lập tức tránh xa và có xu hướng không dám đòi ti sau đó. Cách này cũng phải lặp đi lặp lại nhiều lần thì mới đạt hiệu quả. 

Giảm số lần và số lượng bú

Không nên cai sữa đột ngột mà mẹ hãy kiên nhẫn giảm số lần cho trẻ bú trong 1 ngày. Đồng thời rút ngắn thời gian ti sữa cho trẻ. Thay vào đó, mẹ cho trẻ uống thêm sữa công thức, nước ép hoa quả nguyên chất và thức ăn dặm để hạn chế cơn đói và dẫn đến quấy khóc. 

Không nên cai sữa con quá đột ngột. Ảnh: Internet

Không nên cai sữa con quá đột ngột. Ảnh: Internet

Không nên nhắc bé ti

Theo thói quen của mẹ, cứ thấy ngực căng cứng thì nhắc bé ti. Điều này cản trở việc cai sữa cho bé. Mẹ nên cho trẻ bú sữa ngoài hoặc cho ăn dặm và hoàn toàn không nhắc đến việc ti sữa mẹ. 

Làm tắc ti sữa 

Sự can thiệp tắc ti sữa cũng là cách giúp trẻ cai sữa. Tuy nhiên, nếu trẻ đã mọc răng, khi bú trẻ sẽ có xu hướng tìm sữa, bú mạnh thậm chí là cắn đầu ti, khiến mẹ đau. 

Tập trẻ bú bình

Phải tập dần bú bình cho trẻ trước khi cai sữa. Mẹ nên bổ sung thêm sữa ngoài và cho trẻ bú bình. Điều này cũng thúc đẩy quá trình cai sữa nhanh chóng

Đánh lạc hướng cho con

Khi nhận thấy con có dấu hiệu đòi ti, mẹ nên đánh lạc hướng bằng cách mở nhạc cho con nghe, mở hoạt hình hay hướng con chú ý đến các hoạt động khác. Điều này giúp trẻ quên đi việc trước đó, thay vào đó mẹ cho trẻ ăn dặm. 

Sau khi cai sữa, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Internet

Sau khi cai sữa, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Internet

Có rất nhiều cách để mẹ bỉm có thể cai sữa cho con mà con không quấy khóc. Tuy nhiên cần phải hiểu thể trạng của con, nhu cầu cai sữa sớm hay muộn của mẹ để quyết định thời điểm cai sữa tốt nhất. Đồng thời, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con, tránh tình trạng còi xương, thấp lùn, thiếu chất sau khi cai sữa thành công. Chúc các mẹ bỉm thành công. 

Xem thêm: