Làm sao để hết buồn ? 15+ Cách để vượt qua nỗi buồn nhanh chóng nhất
2. Bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài
Cứ mãi ôm nỗi u uất trong lòng đâu phải là cách giải quyết; buồn bã chẳng phải chuyện gì đáng xấu hổ để bạn phải che dấu như vậy cả. Nhiều người cứ thắc mắc không biết làm sao để hết buồn ? Nhưng lại cố che dấu nỗi buồn của mình. Thử hỏi vậy làm sao mà hết buồn được đây ?
Nếu cảm thấy buồn, bạn hãy tìm một nơi phù hợp, yên tĩnh; thoải mái thể hiện cảm xúc thật sự của mình khi đó. Đừng tự đánh giá hay chỉ trích bản thân chỉ vì những cảm xúc bất chợt trong giây lát như vậy nhé.
Hãy làm bất cứ điều gì trong phạm vi cho phép, để giải tỏa được cảm xúc chất chứa trong lòng bạn ra ngoài. Hãy khóc thật to cũng được, quậy phá một chút cũng được; hoặc chỉ đơn giản là nằm lên giường và ôm ấp thú cưng cũng không sao.
Để không ôm mãi nỗi buồn trong lòng; hãy tự đặt cho bản thân mình một giới hạn. Bạn có thể đặt cho mình một mốc thời gian nhất định. Ví dụ như mình chỉ được phép buồn trong 1-2 ngày thôi. Khi hết thời gian, hãy bắt đầu thực hiện những hoạt động để cải thiện tâm trạng nhé.
3. Chia sẻ nỗi buồn vào nhật ký
Viết nhật ký là một cách giải tỏa nỗi buồn cực kỳ hiệu quả đấy. Hãy ghi lại tất cả những tâm tư sâu thẳm trong lòng vào những trang nhật ký; kể cả những cảm xúc tiêu cực nhất.
Bạn không nhất thiết phải đọc lại những điều đã viết; hãy coi cuốn nhật ký như một nơi để giãi bày tâm sự. Khi viết ra được hết những suy nghĩ của mình; bạn chắc chắn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều đấy.
Nếu có sổ nhật ký bạn hãy viết vào đó, còn nếu không thì có thể sử dụng ứng dụng NOTE trong điện thoại để viết cũng được. Bạn có thể tạo riêng một folder mang tên “nỗi buồn” để gửi gắm tâm tư vào đó.
Theo một số nghiên cứu, viết nhật ký không chỉ là cách để quên đi nỗi buồn nhanh chóng. Mà việc làm này còn có khả năng chống được nguy cơ trầm cảm nữa đấy.
Thực sự thì nói lúc nào cũng dễ hơn làm. Đôi khi chúng ta muốn viết ra rất nhiều thứ; nhưng khi cầm bút lên lại chẳng biết phải viết gì, phải bắt đầu thế nào. Có quá nhiều thứ hỗn loạn trong đầu khiến ta không biết phải sắp xếp làm sao cho đúng.
Lời khuyên dành cho các bạn là hãy để những dòng suy nghĩ đến một cách tự nhiên và ghi lại chúng. Đừng quan tâm đến câu cú đúng sai gì cả; nghĩ thế nào thì hãy viết ra như thế. Đơn giản đây là cuốn nhật ký của riêng bạn; viết gì là do bạn và bạn không phải lo đụng chạm đến ai cả.
4. Nhớ lại cách bản thân vượt qua nỗi buồn trong quá khứ
Nỗi buồn, niềm vui, hay bất kỳ cảm xúc nào khác đều có giới hạn của nó. Đến một thời điểm nào đó, dù chuyện buồn có lớn đến mấy cũng sẽ dần nguôi ngoai. Tuy nhiên, thời điểm này đến nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào chính bạn; và cách bạn làm để quên đi nỗi buồn.
Khi gặp phải chuyện buồn, hãy hồi tưởng lại quá khứ; cố nhớ lại xem bạn đã từng vượt qua nỗi buồn bằng cách nào và áp dụng vào hiện tại. Đây là cách vượt qua cảm xúc tiêu cực vô cùng hiệu quả; bởi vì đó là kinh nghiệm từ chính bản thân bạn và chắc chắn là phù hợp với bạn nhất.
5. Ngắt kết nối điện thoại
Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của smartphone và mạng xã hội hiện nay là quá lớn. Ở nước ta, phổ biến nhất phải kể đến mạng xã hội Facebook. Nhiều người thường có thói quen chia sẻ suy nghĩ, hoạt động thường ngày của mình lên Facebook như một cuốn nhật ký online.
Bạn sẽ chẳng bất ngờ nếu một ngày lướt Facebook và gặp một status bóc phốt, trách móc, chửi khéo một người không tiện nhắc tên; hoặc thể hiện nỗi buồn, tâm sự. Nhiều người có thói quen trút bầu tâm sự trên mạng xã hội để giải tỏa cảm xúc.
Nhưng hay dừng lại phút để ngẫm nghĩ, liệu đây có thực sự là một việc làm đúng đắn hay không ? Bạn nhận được những gì từ những status đó: 1 vài cái like ảo, vài comment an ủi xã giao từ những người bạn trên mạng. Thậm chí trong đó có cả những người mà bạn còn chưa gặp bao giờ.
Đừng giải tỏa nỗi buồn bằng cách đó; điều này chỉ càng khiến mọi thứ rối tung lên mà thôi. Nếu buồn hãy ngắt kết nối mạng và để chiếc điện thoại ra xa tầm tay mình. Hãy dành khoảng thời gian này để làm những việc ý nghĩa hơn.
6. Cười nhiều hơn
Bạn có biết là những ai có khiếu hài hước đa phần sẽ mạnh mẽ hơn khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, dù có chuyện gì xảy ra hãy cố gắng thư giãn và cười nhiều hơn mỗi ngày nhé.
Phương pháp hiệu quả nhất mà bạn có thể làm là tụ tập đi chơi cùng bạn bè; đặc biệt là những người bạn hài hước. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến rạp chiếu phim xem một bộ phim hài chẳng hạn.
7. Làm sao để hết buồn ? Hãy tập thể thao
Có lẽ khi buồn điều chúng ta mong muốn nhất chỉ là được nằm xuống nghỉ ngơi; không muốn phải suy nghĩ hay làm điều gì cả. Thế nhưng, đây lại là lúc mà cơ thể bạn cần vận động nhất đấy.
Nếu bạn có thể cố gắng ngồi dậy hoạt động thể dục thể thao một chút; đảm bảo rằng bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn nhiều đó. Khi chúng ta tập thể dục thể thao, cơ thể sẽ được kích thích tạo ra nhiều endorphin – một hoạt chất hóa học giúp não bộ cảm thấy tích cực hơn.
Bạn có thể lựa chọn chạy bộ, chơi đá bóng với bạn bè… hoặc đơn giản là đi dạo lang thang quanh khu phố, chơi đùa cùng thú cưng thôi cũng được.
8. Tập yoga hoặc thái cực quyền
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc Yoga hoặc thái cực quyền có thể góp phần giúp tâm trạng con người phấn chấn hơn, giảm thiểu stress. Những bài tập này có thể giúp chúng ta giảm đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần bởi chúng đều tập chung nhấn mạnh vào sự “tự nhận thức”.
Yoga và thái cực quyền sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi bạn tham gia các lớp học và được tiếp xúc với nhiều học viên khác, hơn là tập một mình đấy.
9. Dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp phòng ốc, nhà cửa; sắp xếp lại tủ quần áo; vệ sinh nhà bếp, wc… đều là những việc mà bạn nên làm khi buồn. Hãy hiểu việc sắp xếp gọn gàng lại mọi thứ giống như việc bạn sắp xếp lại suy nghĩ của mình vậy. Loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực, chỉ giữ lại những niềm vui.
Đây là cách để hết buồn cực kỳ thích hợp với những ai theo chủ nghĩa tối giản. Nếu một ngày thấy buồn, hãy thử sắp xếp lại đồ vật trong không gian sống để cải thiện cảm xúc hiện tại bạn nhé.
10. Xem phim, đọc sách, làm điều mình thích
Làm sao để hết buồn ? biện pháp hiệu quả nhất để giúp bạn vượt qua thời điểm khó khăn này là dành thời gian cho sở thích và đam mê của bản thân. Khi bạn được làm những điều mình thích thì ít nhiều cũng sẽ mang lại chút niềm vui; phần nào quên đi được nỗi buồn đang đè nặng trên người.
Sở thích của mỗi người là khác nhau. Có người thích đọc sách, xem phim; người muốn đi du lịch đó đây; lại có người đam mê nấu nướng. Không cần phải bắt chước ai cả, hãy làm điều bạn thật sự muốn; đó mới chính là cách chữa lành vết thương lòng của bạn.
Lưu ý là nếu chọn xem phim, thì tuyệt đối đừng chọn mấy bộ phim sướt mướt, bi đát nhé. Sẽ càng khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn đấy. Lựa chọn phù hợp nhất là những bộ phim đề tài hài hước, tình cảm nhẹ nhàng.
11. Hẹn hò
Bạn đã bao giờ nghe đến Oxytocin chưa ? Nó được gọi là hormone tình yêu. Loại hormone này được sản sinh ra và chi phối não bộ khi chúng ta có những cử chỉ âu yếm. Hoặc đôi khi chỉ là những cử chỉ hết sức đơn giản như khoác tay, vỗ vai; cái ôm giữa người bạn, đôi uyên ương, giữa cha mẹ và con cái…
Oxytocin có thể giúp giảm thiểu lượng hormone gây stress trong cơ thể, ổn định huyết áp. Nhờ đó, tinh thần của bạn sẽ trở nên phấn chấn hơn.
12. Chia sẻ nỗi buồn với bạn bè, người thân
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn tự cô lập bản thân thì sẽ làm trầm trọng hơn những triệu chứng trầm cảm. Trong đó có cả cảm giác buồn bã, chán nản.
Làm sao để vượt qua nỗi buồn ? Những lúc thế này, lời khuyên dành cho bạn là hãy chia sẻ cảm xúc, nỗi buồn của bản thân với bạn bè hay người thân của mình. Điều đó sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn nhiều đấy.
Nhiều người cứ cố gắng tìm kiếm cách làm sao để hết buồn ở khắp nơi; nhưng lại quên mất những người thân bạn bè ở ngay sát bên mình. Hãy tìm đến những người thân thiết nhất của mình; biết đâu họ sẽ tiếp thêm sức mạnh và động viên khi bạn buồn.