Làm sao để KÍCH THÍCH VÀ PHÁT TRIỂN tư duy sáng tạo cho bé – Góc cha mẹ

Phần lớn mọi người đều cho rằng, tư duy sáng tạo là năng khiếu trời ban, trẻ được đến đâu hay đến đó. Tuy nhiên thực tế chứng minh rằng sự sáng tạo của trẻ bắt nguồn từ phương pháp tư duy – yếu tố hoàn toàn có thể đạt được thông qua rèn luyện. Để kích thích và phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể áp dụng rất nhiều phương pháp quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng Kiddi khám phá nhé!

Xem thêm Top 4 trung tâm nghệ thuật tại Hà Nội cho trẻ mầm non bé phát huy sức sáng tạo

1. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho bé thông qua nghệ thuật

Làm quen với âm nhạc

Làm sao để KÍCH THÍCH VÀ PHÁT TRIỂN tư duy sáng tạo cho bé

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, âm nhạc, là một trong những công cụ tốt nhất để rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ. Qua âm nhạc, trẻ thể hiện cách nhìn nhận thế giới cũng như xác định vị trí của chúng trong thế giới ấy. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc cùng ba mẹ hay bạn bè như học hát, nghe hát, học chơi nhạc cụ, vận động theo nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố cần thiết cho sự sáng tạo.

Việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc và các bộ môn sáng tạo nghệ thuật giúp con giao tiếp tốt và biểu đạt cảm xúc dễ dàng hơn. Rất nhiều trẻ cảm thấy khó khăn trong việc biểu đạt thành lời những cảm xúc như giận dữ, thất vọng, hạnh phúc hay sợ hãi. Tuy nhiên, trẻ có thể dễ dàng biểu lộ những xúc cảm này thông qua âm nhạc. Việc để con tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên sẽ tăng khả năng cảm âm của bé, thúc đẩy các năng lực biểu hiện từ đó kích thích tư duy sáng tạo nghệ thuật và tư duy logic khoa học.

Tùy vào độ tuổi của con, bố mẹ nên có những lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp. Hãy để âm nhạc đi vào cuộc sống của trẻ một cách tự nhiên. Từ đó kĩ năng nghe của bé được cải thiện và phát triển. Hãy để âm nhạc đi vào cuộc sống của trẻ một cách tự nhiên bởi đó là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ,

Tiếp xúc hội họa

Làm sao để KÍCH THÍCH VÀ PHÁT TRIỂN tư duy sáng tạo cho bé

Hội họa được đánh giá là môn học kích thích sự sáng tạo, giúp trẻ nâng cao thị giác, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và tăng khả năng tư duy về hình khối, màu sắc, sự liên kết sự vật, con người, cảnh quan,… Cùng với âm nhạc, hội họa giúp trẻ thể hiện những suy nghĩ; cụ thể hóa chúng từ những quan sát, tưởng tượng của trẻ về thế giới xung quanh và những gì chúng quan tâm.

Hoạt động vẽ tranh, cảm thụ màu sắc hình khối giúp não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy khuyến khích trẻ học vẽ vì môn học này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống.

Việc bé thường xuyên tiếp xúc với màu sắc và dùng tay miêu tả những hình khối giúp con nâng cao nhận thức và thúc đẩy các kỹ năng vận động và phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn.

Cha mẹ nên là những người khuyến khích trẻ thông qua những hành động đơn giản như khen ngợi, động viên, cầm tay con cùng vẽ, tô màu những hình đơn giản như bông hoa, ngôi nhà, ông mặt trời,… Điều này làm tăng sự gắn kết tình cảm với trẻ, giúp trẻ cởi mở và hứng thú với việc sáng tạo ra những bức tranh đẹp hơn.

Xem thêm Làm sao để kích thích phát triển tư duy sáng tạo cho bé?

Đóng kịch

Làm sao để KÍCH THÍCH VÀ PHÁT TRIỂN tư duy sáng tạo cho bé

Đóng kịch cũng là một trò chơi dễ dàng cuốn hút trẻ và giúp rèn luyện tư duy sáng tạo. Đây là hoạt động giúp tăng tình cảm khăng khít của cả gia đình, từ những vật dụng trong nhà bố mẹ cóthể tạo ra những đạo cụ sáng tạo cho con. Trò chơi đóng vai sẽ giúp trẻ tưởng tượng cuộc sống từ một góc độ khác – một yếu tố quan trọng phát triển sự sáng tạo.

Việc để con tưởng tượng sẽ dần hình thành thói quen suy nghĩ và phản ứng với các tình huống trong cuộc sống, từ đó không gặp lúng túng khi gặp những tình huống thực ngoài đời thường.

Mỗi một vai diễn hay một tình huống đều cần trẻ phải phát huy trí tưởng tượng về cuộc sống ở một góc độ khác. Để trẻ có thêm những “chất liệu” cho việc diễn kịch, các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ ra ngoài vui chơi nhiều hơn để thay đổi khung cảnh, làm quen bạn bè. Bố mẹ nên để con đưa ra ý kiến và khuyến khích con đưa ra ý tưởng cho những diễn biến tiếp theo của câu chuyện hay vở kịch. Bố mẹ cũng có thể bắt đầu từ một tình huống, rồi cả nhà thay phiên nhau kể nối tiếp các phần để tạo nên một câu chuyện hoàn toàn mới. Khi con đưa ra ý kiến, đừng quên khen ngợi và đề nghị con giải thích tại sao con nghĩ như vậy.

2. Rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua ngoại ngữ

Làm sao để KÍCH THÍCH VÀ PHÁT TRIỂN tư duy sáng tạo cho bé

Không bố mẹ nào không nhận ra tác dụng của ngoại ngữ đối với sự phát triển của con. Việc cho con tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm giúp trẻ nâng cao trí tưởng tượng. Các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại thường thường chú trọng sử dụng linh hoạt các công cụ đa phương tiện như nhạc, phim, tranh ảnh, kịch.… và tập trung phát triển khả năng giao tiếp. Đây cũng là những chất liệu nền cho hành vi tư duy sáng tạo

Học ngoại ngữ thông qua các môn học đang phát huy tác dụng tích cực của nó đối với việc phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Với phương pháp này, trẻ buộc phải tư duy trực tiếp bằng ngoại ngữ để nắm bắt bài học, giúp tăng tốc độ phản xạ và sự nhạy bén, tăng tính chủ động và năng động cho trẻ.

3. Rèn luyện sự độc lập và tư duy linh hoạt

Làm sao để KÍCH THÍCH VÀ PHÁT TRIỂN tư duy sáng tạo cho bé

Cùng với trí tưởng tượng, sự độc lập và linh hoạt là những yếu tố quan trọng tạo nên tư duy sáng tạo. Để rèn luyện tư duy sáng tạo cho con, cha mẹ có thể đặt ra các “thách hức” ngay trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cho phép con được thực hiện những chọn lựa đơn giản như bữa tối ăn gì, hoặc cuối tuần đi đâu. Điều này sẽ khuyến khích con suy nghĩ độc lập.

Hãy đặt ra những tình huống đơn giản, rồi cùng con tìm ra cách giải quyết. Tốt hơn hết, đó nên là những tình huống tích cực, ví dụ như cải thiện hoặc phát triển một điều gì đó: “Làm thế nào để tưới cây trên cửa sổ mà không cần kiễng chân lên?” “Làm thế nào để treo bong bóng lên cao?” “Làm thế nào để dọn đồ chơi nhanh hơn?”. Hãy tập cho con thói quen sử dụng một vật dụng theo nhiều cách. Ví dụ, tấm bìa các-tông cuộn lại có thể giả làm ống nhòm, ngọn tháp hay cái loa…

Xem thêm 6 DẤU HIỆU CỦA ĐỨA TRẺ SÁNG TẠO, BA MẸ ĐÃ BIẾT?

Thảo luận với trẻ về các lựa chọn cũng như các kết quả mỗi chọn lựa đó dẫn đến. Nhắc nhở trẻ rằng trẻ có thời gian để suy nghĩ về quyết định trước khi hành động. Phụ huynh cũng nên nhắc trẻ: trong quá khứ đã có lựa chọn nào hợp lý, lựa chọn nào không hợp lý. Hỏi con cảm thấy thế nào khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Sau đó viết ra các lựa chọn, đợi một thời gian để cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng. Không có sự đúng sai trong bất cứ lựa chọn nào, điều quan trọng là đó là quyết định của trẻ và nhắc nhở trẻ rằng luôn luôn có những lựa chọn khác rộng mở.

Như vậy, bằng tình yêu thương, sự kiên nhẫn và các phương pháp khoa học, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được điều tưởng chừng vô cùng khó khăn: rèn luyện tư duy sáng tạo cho con yêu, để con vững bước trưởng thành