Làm sao biết mình bị thiếu máu thiếu sắt? 12 dấu hiệu cần biết

Thiếu máu là tình trạng thường gặp khi cơ thể thiếu sắt. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Người bệnh có thể dự đoán nguy cơ thiếu máu thông qua các triệu chứng thường gặp. Vậy làm sao để biết mình bị thiếu máu thiếu sắt? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những triệu chứng cảnh báo mà bạn cần chú ý. 

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu thiếu sắt

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Thời gian đầu, khi tình trạng thiếu máu còn nhẹ, người bệnh hầu như rất khó nhận ra sự bất thường của cơ thể. Chỉ khi tình trạng thiếu máu dần trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng mới ngày càng tăng lên và rõ ràng hơn.

Thông thường, người thiếu máu thiếu sắt có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Cơ thể suy nhược: Khi thiếu máu, oxy và các chất dinh dưỡng vận chuyển đến tế bào bị suy giảm. Do đó các chức năng không thể hoạt động bình thường, khiến cơ thể bị suy nhược, yếu ớt.
  • Đau đầu đi kèm chóng mặt: Do nồng độ hemoglobin thấp khiến cơ thể không thể cung cấp đủ oxy đến não. Lâu dần, các mạch máu bị sưng lên dẫn đến đau đầu, chóng mặt thường xuyên.
  • Đau ngực: Lưu lượng máu đến tim bị suy giảm khiến cơ tim cũng không thể co bóp bình thường. Tình trạng này dễ gây nên các cơn đau tức ngực.
  • Khó thở không rõ nguyên nhân: Khi không có đủ oxy, cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo cảm giác khó thở để tăng nhịp thở, từ đó giúp bổ sung lượng oxy còn thiếu.
  • Nhịp tim không đều: Tim đập nhanh là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể thiếu máu. Bởi cơ tim không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng làm nhịp tim không ổn định.
  • Cảm thấy tay chân lạnh: Khi lượng hồng cầu trong máu suy giảm, cơ thể sẽ ưu tiên vận chuyển máu đến những vị trí gần tim trước. Do đó, lượng máu về các chi bị suy giảm, dẫn đến gan bàn tay, bàn chân cảm thấy lạnh.
  • Móng tay, móng chân dễ gãy: Số lượng hồng cầu không đủ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng đến móng tay, móng chân. Móng khó dài, giòn hơn do đó dễ gãy hơn.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất. Huyết sắc tố trong hồng cầu tạo màu đỏ của máu. Khi thiếu sắt, số lượng hồng cầu suy giảm khiến da trông nhợt nhạt, xanh xao.
  • Chân bị chuột rút: Cơ không được cung cấp đủ oxy nên dễ xuất hiện tình trạng chuột rút hơn.
  • Suy giảm trí nhớ: Thiếu máu lên não khiến chức năng não bộ không thể hoạt động bình thường. Trong đó trí nhớ kém là dấu hiệu thường gặp khi não bị ảnh hưởng.
  • Tóc rụng nhiều, móng chân bẹt hoặc lõm: Tình trạng này cũng do cơ thể không đủ oxy đến tóc, móng. Do đó tóc trở nên yếu ớt, móng chân thường bị bẹt hoặc lõm.
  • Khó tập trung: Khi cơ thể thiếu sắt, các tế bào thần kinh không có đủ năng lượng để hoạt động bình thường. Do đó khả năng tiếp nhận và phản ứng của hệ thống thần kinh bị suy giảm, gây mất tập trung.
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy. Hệ tiêu hóa không được nhận đủ dinh dưỡng dẫn đến suy giảm chức năng. Từ đó khả năng hấp thu thức ăn và dưỡng chất bị suy giảm, gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Thiếu máu do thiếu sắt có thể diễn ra tạm thời hoặc thậm chí kéo dài trong vài tháng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đã kể trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tư vấn.

trieu-chung-cua-thieu-mau-thieu-sat

Xét nghiệm nào giúp phát hiện thiếu máu thiếu sắt?

Thiếu máu thiếu sắt có thể chẩn đoán xác định thông qua các xét nghiệm đánh giá. Phổ biến nhất là hai loại xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn diện: Đây là xét nghiệm đánh giá số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu, nồng độ trung bình hồng cầu,… Nếu cơ thể bị thiếu sắt thì chỉ số Hemoglobin và Hematocrit thấp hơn ngưỡng bình thường .
  • Xét nghiệm đánh giá thiếu sắt: Trong xét nghiệm này, người bệnh sẽ được đánh giá sắt trong huyết thanh, ferritin huyết thanh, khả năng gắn sắt toàn bộ (TIBC) hoặc độ bão hòa Transferrin (TSAT). Trường hợp TSAT, sắt huyết thanh hoặc ferritin huyết thanh thấp hơn bình thường và TIBC cao hơn khoảng cho phép thì kết luận cơ thể thiếu sắt.

Trong một vài trường hợp, xét nghiệm tủy xương cũng có thể được sử dụng để đánh giá sự sụt giảm hồng cầu trong máu.

Làm gì khi bị thiếu máu thiếu sắt?

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh có thể điều trị được nếu người bệnh tuân thủ nguyên tắc sinh hoạt và hướng dẫn của bác sĩ.

Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Người bệnh cần đảm bảo xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Trong đó, các nhóm thực phẩm người thiếu máu thiếu sắt cần tăng cường sử dụng là:

  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt gà tây, gan, thịt lợn,… với khoảng 200 – 300g mỗi ngày.
  • Hải sản: Cá hồi, loài có vỏ như nghêu, sò, ốc,… là thực phẩm rất tốt cho người thiếu máu thiếu sắt. Liều lượng lý tưởng là 2 – 3 bữa hải sản/tuần.
  • Rau lá có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt, súp lơ,… Không chỉ đa dạng vitamin, các loại rau này chứa nhiều sắt, vitamin B12,… Mỗi ngày người thiếu máu nên ăn từ 200 – 400g những loại rau này.
  • Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt như đậu tương, đậu hà lan, hạt điều,… Đây đều là thực phẩm tốt cho người thiếu máu.
  • Quả chín như dâu tây, cherry, việt quất,… rất giàu vitamin C. Chúng hỗ trợ rất tốt cho việc hấp thu chất sắt hàng ngày. Mỗi ngày, người bị thiếu máu có thể ăn khoảng 100 – 200g quả chín.

che-do-dinh-duong-giau-sat

Bổ sung sắt qua đường uống

Đôi khi cơ thể không thể hấp thu đủ lượng sắt còn thiếu qua chế độ ăn uống. Do đó, sử dụng thêm các loại chế phẩm bổ sung sắt sẽ hỗ trợ cung cấp sắt cho cơ thể tốt hơn.

Hiện nay các sản phẩm bổ sung sắt được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như viên nang, dung dịch, bột,… Dạng sắt nguyên tố của những chế phẩm này cũng khác nhau: Sắt vô cơ, sắt hữu cơ hoặc sắt sinh học – dạng sắt mới nhất.

Trong đó, Ferrolip là sản phẩm cung cấp sắt sinh học được nhiều người tiêu dùng và chuyên gia đánh giá cao. Sắt sinh học Ferrolip sử dụng công nghệ liposome để bọc lõi sắt Pyrophosphat tạo thành những hạt có kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó, sắt Ferrolip có khả năng hấp thu cao hơn nhiều so với sắt truyền thống.

Hơn nữa, với công nghệ liposome, Ferrolip không để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như nóng trong, táo bón. Về hương vị, sắt sinh học Ferrolip hoàn toàn che dấu được vị tanh của sắt và có hương chanh thanh mát. Dạng bào chế là buccal nên bạn có thể uống trực tiếp mà không cần dùng nước.

Đây là sản phẩm bổ sung sắt tiện lợi, an toàn, hiệu quả được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sản phẩm có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

sat-sinh-hoc-ferrolip-bo-sung-sat

Truyền máu cho người thiếu máu thiếu sắt nặng

Truyền máu là phương pháp điều trị hiếm khi được chỉ định, trừ trường hợp:

  • Thiếu máu rất nặng.
  • Cơ thể không có khả năng hấp thu sắt theo đường uống. Trường hợp này thường gặp ở người bệnh bị cắt bỏ dạ dày hoặc ruột.
  • Thiếu máu mạn tính hoặc đang mắc bệnh viêm nhiễm tiến triển.

Tùy vào tình trạng cơ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần truyền máu hay không. Đồng thời, người bệnh cần hết sức tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để hiệu quả điều trị được tốt nhất.

Như vậy, qua bài viết sau đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao biết mình bị thiếu máu?”. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ thêm thông tin nào, bạn vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!