Làm giàu từ vỏ ốc

Ốc đầy nhà

Chúng tôi tìm gặp Trương Ngọc Phi ở xứ đồng có tục danh Đất Sở, thuộc thị trấn Phước Dân. Ngôi nhà cấp bốn nhỏ hẹp của gia đình anh ngổn ngang vỏ ốc. Vỏ ốc chất đầy chạn, đầy thùng, choán cả lối đi. Ở nhà anh có đến cả trăm loại vỏ ốc, vỏ sò. Từ những vỏ ốc tù và to bằng quả bưởi hoa văn rực rỡ đến vỏ ốc kim khôi bằng chiếc bình trà lấp lánh ánh xà cừ. Những chậu hoa làm bằng vỏ ốc lung linh sắc màu. Những chiếc thuyền buồm và hộp đèn áp tường bật sáng lấp lánh muôn hồng ngàn tía. Khách đến, hút thuốc được anh mời gạt tàn vào… vỏ ốc.

Trương Ngọc Phi cùng nhóm thợ của anh thận trọng chất những sản phẩm trang trí được làm từ vỏ ốc vào thùng các- tông. Đây là lần thứ ba, Phi “vỏ ốc” (tên gọi của bạn bè dành cho anh) đưa hàng đi trưng bày, quảng bá tại khách sạn 4 sao Sài Gòn – Ninh Chữ. Lần đầu tiên, anh đưa sản phẩm vỏ ốc trang trí nội thất tham dự Hội chợ Festival Ninh Thuận 2007 vừa qua. Gian hàng vỏ ốc duy nhất, độc đáo của anh tại hội chợ với nhiều sản phẩm lạ mắt được du khách gần xa mua làm quà lưu niệm. Thấy được, Phi “vỏ ốc” vừa đưa hàng vào tham dự Hội chợ Khuyến mãi tỉnh Đồng Nai vào cuối tháng 8-2007. Nhìn thấy mặt hàng vỏ ốc độc đáo của Trương Ngọc Phi, Ban Tổ chức các lễ hội lớn trong cả nước tấp nập gởi thư về xứ đồng Đất Sở mời anh tham gia. Từ nay đến cuối năm 2007, anh dự định đưa mặt hàng vỏ ốc trang trí nội thất tham dự Festival Cồng chiêng Tây Nguyên tại Buôn Ma Thuột, Festival hoa Đà Lạt, Hội chợ Triển lãm văn hóa – du lịch Bình Dương.

Khởi nghiệp từ 10 triệu đồng vay “nóng”

Giữa năm 2004, Trương Ngọc Phi tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Đường sắt 2. Ra trường chưa xin được việc làm, anh bán hàng lưu niệm cho khách du lịch để kiếm sống. Phi ra Nha Trang mua xâu chuỗi, nhẫn, kẹp tóc làm bằng vỏ ốc biển đưa về Cà Ná kết hợp với thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc bán cho du khách. Thời gian đầu anh dự định bán hàng lưu niệm kiếm ăn qua ngày để chờ xin việc làm, đâu ngờ sắc màu vỏ ốc biển “hút hồn” chàng trai đã từng học nghề trực ban chạy tàu ngành đường sắt. Ý tưởng làm mặt hàng vỏ ốc trang trí nội thất bất chợt xuất hiện khi anh nhìn thấy chiếc đèn ốp tường cao cấp của khách sạn Cà Ná bị gió và muối biển ăn mòn gỉ sét. Phi nghĩ: Tại sao không dùng vỏ ốc biển để làm đèn ốp tường vừa đẹp mắt vừa sử dụng lâu bền? Nguồn vỏ ốc biển rất phong phú, đa chủng loại trên vùng biển quê nhà. Mỗi chiếc vỏ ốc biển là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Nếu biết gia công chế tác, nó sẽ trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Anh đem ý tưởng sản xuất đèn ốp tường bằng vỏ ốc bàn với Nguyễn Văn Phụng – bạn học thời phổ thông. Hai chàng trai hợp sức làm thử nghiệm loại sản phẩm mà trên thị trường VN hầu như không mấy ai làm. Tin tưởng con trai, cha Phi, ông Trương Ngọc Ái, vay nóng 10 triệu đồng đưa Phi lận lưng làm vốn. Anh đi dọc vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận tìm mua vỏ ốc rồi thuê ô tô chở về nhà. Phi lặn lội vào chợ Kim Biên (TPHCM) mua hóa chất về xử lý làm sạch vỏ ốc. Rồi mua máy khoan, máy đánh bóng chở về lập xưởng sản xuất. Qua hơn nửa năm gian nan vừa làm vừa học thiết kế mẫu mã, cuối cùng hai chàng trai ở xứ đồng Đất Sở cũng đã tung ra thị trường trên 20 loại mẫu mã đèn ốp tường, thuyền buồm, chậu trồng hoa phong lan. Mặt hàng “độc” của Trương Ngọc Phi bán rất chạy trong các đợt tham gia hội chợ. Mỗi sản phẩm trang trí nội thất làm từ vỏ ốc biển có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.

Ước mơ của Phi “vỏ ốc”

“Khi ăn tôi cũng nghĩ về vỏ ốc, ngủ cũng mơ về vỏ ốc. Sắc màu vỏ ốc biển có sức quyến rũ diệu kỳ. Tôi quyết chí đeo đuổi nghề sản xuất mặt hàng trang trí nội thất làm từ vỏ ốc. Gia đình tôi có 3.000 m2 đất nằm ngay trong khuôn viên nhà. Tôi rất mong có người hợp tác liên kết để mở rộng cơ sở sản xuất mặt hàng này; đồng thời tiến tới thành lập doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và đăng ký bản quyền mẫu mã hàng hóa”.

Người dân ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận gọi Trương Ngọc Phi là người ngồi ăn cơm trên cạn mà đam mê làm giàu từ… dưới biển.Chúng tôi tìm gặp Trương Ngọc Phi ở xứ đồng có tục danh Đất Sở, thuộc thị trấn Phước Dân. Ngôi nhà cấp bốn nhỏ hẹp của gia đình anh ngổn ngang vỏ ốc. Vỏ ốc chất đầy chạn, đầy thùng, choán cả lối đi. Ở nhà anh có đến cả trăm loại vỏ ốc, vỏ sò. Từ những vỏ ốc tù và to bằng quả bưởi hoa văn rực rỡ đến vỏ ốc kim khôi bằng chiếc bình trà lấp lánh ánh xà cừ. Những chậu hoa làm bằng vỏ ốc lung linh sắc màu. Những chiếc thuyền buồm và hộp đèn áp tường bật sáng lấp lánh muôn hồng ngàn tía. Khách đến, hút thuốc được anh mời gạt tàn vào… vỏ ốc. Trương Ngọc Phi cùng nhóm thợ của anh thận trọng chất những sản phẩm trang trí được làm từ vỏ ốc vào thùng các- tông. Đây là lần thứ ba, Phi “vỏ ốc” (tên gọi của bạn bè dành cho anh) đưa hàng đi trưng bày, quảng bá tại khách sạn 4 sao Sài Gòn – Ninh Chữ. Lần đầu tiên, anh đưa sản phẩm vỏ ốc trang trí nội thất tham dự Hội chợ Festival Ninh Thuận 2007 vừa qua. Gian hàng vỏ ốc duy nhất, độc đáo của anh tại hội chợ với nhiều sản phẩm lạ mắt được du khách gần xa mua làm quà lưu niệm. Thấy được, Phi “vỏ ốc” vừa đưa hàng vào tham dự Hội chợ Khuyến mãi tỉnh Đồng Nai vào cuối tháng 8-2007. Nhìn thấy mặt hàng vỏ ốc độc đáo của Trương Ngọc Phi, Ban Tổ chức các lễ hội lớn trong cả nước tấp nập gởi thư về xứ đồng Đất Sở mời anh tham gia. Từ nay đến cuối năm 2007, anh dự định đưa mặt hàng vỏ ốc trang trí nội thất tham dự Festival Cồng chiêng Tây Nguyên tại Buôn Ma Thuột, Festival hoa Đà Lạt, Hội chợ Triển lãm văn hóa – du lịch Bình Dương.Giữa năm 2004, Trương Ngọc Phi tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Đường sắt 2. Ra trường chưa xin được việc làm, anh bán hàng lưu niệm cho khách du lịch để kiếm sống. Phi ra Nha Trang mua xâu chuỗi, nhẫn, kẹp tóc làm bằng vỏ ốc biển đưa về Cà Ná kết hợp với thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc bán cho du khách. Thời gian đầu anh dự định bán hàng lưu niệm kiếm ăn qua ngày để chờ xin việc làm, đâu ngờ sắc màu vỏ ốc biển “hút hồn” chàng trai đã từng học nghề trực ban chạy tàu ngành đường sắt. Ý tưởng làm mặt hàng vỏ ốc trang trí nội thất bất chợt xuất hiện khi anh nhìn thấy chiếc đèn ốp tường cao cấp của khách sạn Cà Ná bị gió và muối biển ăn mòn gỉ sét. Phi nghĩ: Tại sao không dùng vỏ ốc biển để làm đèn ốp tường vừa đẹp mắt vừa sử dụng lâu bền? Nguồn vỏ ốc biển rất phong phú, đa chủng loại trên vùng biển quê nhà. Mỗi chiếc vỏ ốc biển là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Nếu biết gia công chế tác, nó sẽ trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Anh đem ý tưởng sản xuất đèn ốp tường bằng vỏ ốc bàn với Nguyễn Văn Phụng – bạn học thời phổ thông. Hai chàng trai hợp sức làm thử nghiệm loại sản phẩm mà trên thị trường VN hầu như không mấy ai làm. Tin tưởng con trai, cha Phi, ông Trương Ngọc Ái, vay nóng 10 triệu đồng đưa Phi lận lưng làm vốn. Anh đi dọc vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận tìm mua vỏ ốc rồi thuê ô tô chở về nhà. Phi lặn lội vào chợ Kim Biên (TPHCM) mua hóa chất về xử lý làm sạch vỏ ốc. Rồi mua máy khoan, máy đánh bóng chở về lập xưởng sản xuất. Qua hơn nửa năm gian nan vừa làm vừa học thiết kế mẫu mã, cuối cùng hai chàng trai ở xứ đồng Đất Sở cũng đã tung ra thị trường trên 20 loại mẫu mã đèn ốp tường, thuyền buồm, chậu trồng hoa phong lan. Mặt hàng “độc” của Trương Ngọc Phi bán rất chạy trong các đợt tham gia hội chợ. Mỗi sản phẩm trang trí nội thất làm từ vỏ ốc biển có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.