Làm gì khi khách hàng chê sản phẩm? Những cách xử lý làm hài lòng khách hàng nhất

Làm gì khách hàng chê sản phẩm? Đã có rất nhiều chủ cửa hàng đưa ra các cách giải quyết khác nhau tuy nhiên hiệu quả thực tế thì không như mong đợi. Với mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu và kỳ vọng khác nhau về sản phẩm, chính vì vậy mà việc đáp ứng được nhu cầu của mỗi khách hàng là hòa toàn khó khăn. Đặc biệt là với thời điểm như hiện tại, đời sống được nâng cao, thị trường ngày một mở rộng thì nhu cầu của khách hàng lại dần được cải thiện và khó đáp ứng hơn nên vấn đề khách hàng chê sản phẩm cũng trở lên gay gắt hơn. Hiểu được vấn đề này, hôm nay Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới các bạn những cách xử lý làm hài lòng khách hàng để giải đáp câu hỏi “Làm gì khi khách hàng chê sản phẩm”, cùng theo dõi nhé!

Làm gì khi khách hàng chê sản phẩm

1. Bình tĩnh lắng nghe ý kiến của khách hàng

Ở mọi lĩnh vực, không riêng gì bán hàng, im lặng luôn là cách giải quyết mọi tình huống phát sinh trong đời sống một cách an toàn nhất. Im lặng không phải là sự nhún nhường thừa nhận hết mọi sai lầm mà im lặng để thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Thực tế thì ít ai bình tĩnh giữ im lặng được với những tình huống thái quá của khách hàng, mức độ bức xúc quá độ của khách hàng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người bán. Điều tối kỵ khi mất bình tĩnh lúc trao đổi với khách hàng chính là xúc phạm khách hàng, hạ thấp những lời đánh giá của họ và biểu lộ sự thiếu tôn trọng với họ. Không phải im lặng là không thể bày tỏ những định hướng lệch lạc và thay đổi suy nghĩ của khách hàng mà quan trọng là bạn phải biết khi nào là lúc nên trình bày quan điểm của mình. Gặp những khách hàng nóng tính thì im lặng sẽ tránh được xích mích gây tổn hại nhất. 

Có thể khách hàng chê bai sản phẩm của bạn giá đắt hay là chất lượng không như mong muốn hay tệ hơn là đánh giá sản phẩm hoàn toàn không đúng thực tế thì bạn cũng đều phải xem xét kỹ lưỡng từng phản hồi để kéo gần khoảng cách với khách hàng và từ đó đưa ra những phương án xử lý làm hài lòng cả hai bên. Tóm lại bước đầu để giải quyết vấn đề khi khách hàng chê sản phẩm là bình tĩnh lắng nghe khách hàng.

Tạo niềm tin cho khách hàng

Tạo niềm tin cho khách hàng

Giúp cửa hàng tăng gấp 2 lần lợi nhuận với chiêu thức làm giàu bằng SMS marketing 

2. Đồng cảm, tạo niềm tin cho khách hàng

Giải quyết mọi tình huống với cái nhìn khách qua đa chiều, đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu là một kỹ năng xoa dịu được mọi cảm xúc nông nổi nóng nảy. Khách hàng sẽ dễ dàng cảm nhận được mối giao hòa mật thiết của hai bên, không khí tranh luận cũng nhẹ nhàng và dễ thở hơn. Mọi người thường nhầm lẫn giữa việc đồng cảm cho người khác chính là ủng hộ thừa nhận những thứ không đúng đắn nên họ thường né tránh sự đồng cảm. Đồng cảm thúc đẩy được sự gắn kết giúp bạn kết nối gần hơn với khách hàng, hiểu họ hơn, tạo dựng được niềm tin với họ.

Hơn hết, việc cố gắng giải quyết mọi vấn đề khi khách hàng chê sản phẩm một cách hòa bình nhất sẽ để lại ấn tượng trong mắt khách hàng khó tính sự uy tín, góp phần giữ chân khách hàng lâu dài.

3. Tìm hiểu nguyên nhân

Tìm hiểu nguyên nhân

Tìm hiểu nguyên nhân

Muốn giải quyết bất cứ sự việc nào cũng cần phải tìm hiểu gốc rễ nguyên nhân một cách rõ ràng xác thực nhất. Chẳng hạn, khi khách hàng chê sản phẩm có giá quá cao thì bạn phải tìm hiểu tại sao khách hàng lại đưa ra ý kiến đó. Đặt những câu hỏi mang tính chất quan tâm khéo léo hỏi lý do từ khách hàng : “Tại sao bạn lại nghĩ sản phẩm này không phù hợp với giá tiền?”. Hay khi khách hàng chê sản phẩm có chất lượng không như mong đợi thì bạn nên đặt ra những câu hỏi kiểu như: “Bạn mong muốn đạt được hiệu quả gì khi sử dụng sản phẩm?”,….. Sẽ chẳng có khó khăn gì để giải quyết một vấn đề khi bạn có những nguyên nhân cụ thể đang bám sâu vào tâm lý của khách hàng.

Xem thêm: Cách gọi điện thoại chăm sóc khách hàng sau bán hiệu quả nhất 

4. Thương lượng giải quyết vấn đề

Biết được căn nguyên của vấn đề thì việc giải quyết sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Hãy giải thích rõ ràng và kết hợp kiến thức chuyên môn và cơ sở thực tế để làm cho khách hàng hiểu những gì bạn cần truyền đạt. Dưới đây sẽ là cách giải quyết một vài tình huống giả định thường gặp trong đời sống:

Khách hàng chê giá của sản phẩm

Khách hàng chê giá của sản phẩm 

– Khách hàng có ý chê sản phẩm đắt: Như các bạn đã biết với thị trường cạnh tranh sôi động như hiện giờ thì giá cả là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng. Giá cả là lý do tạo thành rào cản lớn nhất khiến khách hàng không lựa chọn sản phẩm của bạn. Vậy Làm thế nào để cho khách hàng hiểu được giá cả này hoàn toàn phù hợp với chất lượng. Đầu tiên hãy giải tỏa suy nghĩ của khách hàng trên phương diện tính giá chất lượng sản phẩm, lợi ích sản phẩm đem lại,…nếu thấy vẫn chưa đủ để thỏa mãn khách hàng thì nên đưa ra những giá trị nền móng của sản phẩm từ thương hiệu cho đến thiết kế hay đẳng cấp của nó,…hãy cho khách hàng thấy họ là những người tương xứng nhất để sử dụng sản phẩm.

– So sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Đây luôn là câu chuyện muôn thủa giữa người bán và người mua. Khách hàng luôn tự đặt ra chỉ tiêu của mình rồi tự mang chúng đi so sánh với tiêu chuẩn của người khác, một số người bức xúc thì sẽ không đồng tình và gay gắt với khách hàng luôn còn một số thì giải quyết bằng việc phân tích cho khách hàng hiểu tại sao nên lựa chọn sản phẩm của mình. Đưa ra những ưu điểm thực sự sản phẩm bên mình và nói rõ những nhược điểm sản phẩm bên đối thủ để khách hàng hiểu hơn.

– So sánh chất lượng không tương xứng với giá tiền: Rất ít khách hàng hiểu được điều đơn giản là “tiền nào thì của nấy” hay “tiền ra sao của chiêm bao là vậy” nhất là những tầng lớp nông thôn có những nhận thức lỗi thời thì càng khó khăn để thuyết phục họ. Tuy nhiên việc của bạn vẫn là trình bày đầy đủ toàn bộ những thông tin kiến thức cần thiết của mình về sản phẩm một cách từ tốn nhất cho khách hàng hiểu. Nếu sản phẩm không được hiệu quả như mong muốn của khách hàng thì cũng cần phải đề cập đến những hạn chế về sản phẩm của mình sau đó mới đưa ra những tiêu chí tại sao sản phẩm lại có giá như vậy.

5. Thúc đẩy hành vi mua hàng

Khi mọi vấn đề đều được giải quyết, khách hàng không còn những băn khoăn về sản phẩm thì việc của bạn tiếp theo là chốt đơn nhanh chóng thôi. Hãy thúc đẩy khách hàng mua hàng ngay lập tức trước khi trong đầu họ lại nảy ra một suy nghĩ mới nào nữa. Để thúc đẩy khách hàng mua hàng nhanh gọn nhất có thể thì bạn có thể đưa ra một vài ưu đãi khi mua hàng ngay lập tức cho họ. Một vài ưu đãi hay voucher giảm giá sẽ đẩy lùi những suy nghĩ không hay về sản phẩm và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng dễ dàng hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết của phần mềm bán hàng Nhanh.vn các bạn có thể biết được nên làm gì khi khách hàng chê sản phẩm. Chác các bạn thành công!