Làm gì khi bị chảy máu cam?

Mũi có rất nhiều mạch máu nhỏ bên trong nên dễ bị chảy máu mũi nếu mũi bị khô, hoặc thường xuyên ngoáy mũi. Tuy nhiên chảy máu cam không đáng lo ngại và có thể ngăn chặn và phòng ngừa bằng các cách sau đây. 

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Chảy máu mũi đột ngột hoặc không thường xuyên hiếm khi nghiêm trọng. Nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên, bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Không khí khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu cam. Sống trong khí hậu khô và sử dụng hệ thống sưởi trung tâm có thể làm khô màng mũi – là các mô bên trong mũi.

Tình trạng khô này gây ra đóng vảy bên trong mũi. Đóng vảy có thể ngứa hoặc bị kích ứng. 

Dùng thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi để điều trị dị ứng , cảm lạnh hoặc các vấn đề về xoang cũng có thể làm khô màng mũi và gây chảy máu cam. Xì mũi thường xuyên là một nguyên nhân khác gây chảy máu cam.

Chảy máu cam

Các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam bao gồm:

  • Dị vật mắc kẹt trong mũi

  • Chất kích ứng hóa học

  • Dị ứng

  • Chấn thương mũi

  • Hắt hơi nhiều lần

  • Ngoáy mũi

  • Không khí lạnh

  • Suy hô hấp cấp

  • Liều lượng lớn aspirin

Các nguyên nhân khác của chảy máu cam bao gồm:

  • Huyết áp cao

  • Rối loạn chảy máu

  • Rối loạn đông máu

  • Ung thư

Hầu hết chảy máu cam không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện nếu chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút hoặc xảy ra chảy máu sau một chấn thương. Đây có thể là dấu hiệu chảy máu mũi sau, tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Chảy máu cam

Làm cách nào để cầm máu khi bị chảy máu cam?

  • Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước

Nhiều lời khuyên cho rằng khi bị chảy máu cam nên ngả người ra sau để máu không chảy xuống mặt tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Cách tốt nhất là hơi nghiêng người về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc nôn mửa ra máu. Tập trung thở bằng miệng thay vì bằng mũi và cố gắng giữ bình tĩnh. 

  • Không cầm máu quá mạnh

Một số người sẽ dán bông hoặc dùng khăn giấy nhét mũi để cầm máu, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu vì kích thích các mạch máu quá mạnh. Thay vào đó hãy dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu một cách nhẹ nhàng khi máu chảy ra từ mũi.

  • Xịt thuốc thông mũi vào mũi

Thuốc xịt thông mũi có chứa thuốc làm thắt chặt mạch máu trong mũi. Điều này không chỉ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn mà còn có thể cầm máu. 

  • Bóp mũi 

Bóp nhẹ phần thịt mềm của mũi dưới xương mũi trong khoảng 10 phút có thể giúp nén các mạch máu và cầm máu. Lưu ý không bóp mũi quá 10 phút vì có thể gây tái phát chảy máu. 

Sau khi chảy máu cam nên làm gì?

Khi máu đã bớt chảy, vẫn nên chăm sóc mũi để ngăn ngừa chảy máu cam tái phát.

  • Không ngoáy mũi

Ngoáy mũi thường xuyên có thể gây kích ứng màng mũi vì bạn vừa bị chảy máu cam.

  • Không xì mũi

Bạn có thể xì mũi để loại bỏ phần gỉ mũi do vết máu mũi đã khô. Tuy nhiên không nên xì mũi trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu cam vì có thể làm cho mũi chảy máu lại. 

Chảy máu cam

  • Không cúi đầu xuống quá lâu

Không cúi đầu xuống quá lâu vì có thể gây áp lực lên mũi đồng thời chỉ nên làm việc nhẹ nhàng từ 24 đến 48 giờ sau khi chảy máu cam.

  • Chườm túi đá

Chườm túi đá bằng vải lên mũi có thể giúp thắt chặt các mạch máu đồng thời làm giảm viêm nếu bạn gặp chấn thương. Lưu ý không để túi đá quá 10 phút để tránh làm tổn thương da. 

Phòng tránh chảy máu cam

  • Giữ ẩm cho niêm mạc mũi

Màng nhầy của mũi khô do hít phải không khí khô hoặc các nguyên nhân khác có thể gây kích ứng mũi hơn nữa và dẫn đến chảy máu cam. Nên giữ ẩm cho mũi bằng cách xịt nước mũi sinh lý khoảng 2 đến 3 giờ một lần.

Chảy máu cam

  • Cắt móng tay

Móng tay dài và sắc nhọn sẽ là kẻ thù số một đối với mũi, vô tình ngoáy mũi khi đang ngủ có khả năng cao sẽ dẫn đến chảy máu mũi. Vì vậy cần cắt gọn móng tay nhất có thể để tránh làm tổn thương mũi.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí giúp mũi không bị khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ để ngăn ngừa chảy máu cam. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/