Làm bài thu hoạch đề tài bác hồ và nông dân Việt Nam – Lịch sử Lớp 9 – Bài tập Lịch sử Lớp 9 – Giải bài tập Lịch sử Lớp 9
Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại biểu Lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Tại buổi lễ, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã báo cáo quá trình triển khai xây dựng Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam, ôn lại tình cảm của Bác Hồ đối với giai cấp nông dân và lòng kính yêu của nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Thái Bình nói riêng đối với Bác, truyền thống lịch sử, những thành tựu tỉnh Thái Bình đạt được trong những năm qua. Trải suốt chiều dài lịch sử, thời kỳ nào, giai đoạn nào, mảnh đất và con người Thái Bình cũng có đóng góp to lớn vào các thành tựu, chiến công của dân tộc. Tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo trong lao động của người Thái Bình đã được truyền lưu, tiếp nối qua các thế hệ. Là tỉnh nông nghiệp, phần đông dân số là nông dân song với tinh thần dũng cảm, hào hiệp, không chịu khuất phục gian khó của những người dân nơi đầu sóng, ngọn gió, nông dân Thái Bình sớm giác ngộ cách mạng. Thái Bình là vùng quê có phong trào cách mạng của nông dân phát triển sớm nhất cả nước, là tỉnh đi đầu trong phong trào “Thóc thừa cân, quân vượt mức”, đóng góp to lớn sức người, sức của cho các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đối với Thái Bình, đặc biệt là nông dân Thái Bình. Người đã 5 lần về thăm Thái Bình, hầu hết mỗi lần về thăm Bác đều chia sẻ khó khăn và chúc mừng những thành tích, kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bác rất hài lòng trước những tiến bộ của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình. Người căn dặn: “Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”. Khắc sâu lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, giành nhiều thắng lợi quan trọng trong các giai đoạn lịch sử.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Cũng như nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Thái Bình nói riêng luôn dành tình cảm kính yêu vô bờ bến đối với Bác Hồ. Xuất phát từ tình cảm đó, giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình nói riêng luôn ước nguyện được xây dựng một tượng đài biểu thị tình cảm của Bác Hồ với nông dân và nông dân với Bác Hồ. Thái Bình vinh dự và tự hào được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chọn là địa phương được dựng Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam, công trình mang ý nghĩa chính trị và giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, ghi dấu tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với nông dân Việt Nam và lòng kính yêu, tưởng nhớ của nông dân Việt Nam đối với Bác Hồ.
Với ý nghĩa và giá trị to lớn, thời gian qua, công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam luôn được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Sau thời gian tổ chức triển khai, công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam đã hoàn thành, bảo đảm chất lượng và vượt tiến độ đề ra. Đây là công trình trọng điểm, quan trọng của tỉnh, có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt và ý nghĩa chính trị to lớn, nhằm giáo dục truyền thống, tri ân công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; lưu giữ trường tồn những tình cảm của Bác Hồ dành cho nông dân Thái Bình nói riêng, giai cấp nông dân Việt Nam nói chung; thể hiện lòng kính yêu sâu sắc của nông dân cả nước đối với Bác Hồ.
Trong không khí trang nghiêm, xúc động của buổi lễ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình nguyện tiếp tục phát huy cao độ truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương; đoàn kết, thống nhất, quyết tâm phấn đấu xây dựng Thái Bình ổn định vững chắc về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng, an ninh, sớm trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng, góp phần cùng cả nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khẳng định lễ khánh thành là sự kiện đặc biệt quan trọng, từ nay hội viên nông dân cùng đồng bào cả nước có tượng đài thiêng liêng “Bác Hồ với nông dân Việt Nam”, một biểu tượng khắc ghi tình cảm mật thiết giữa Bác Hồ với nông dân và nông dân với Bác Hồ trong phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng. Trước tượng đài thiêng liêng Bác Hồ với nông dân Việt Nam, toàn thể hội viên nông dân cùng đồng bào cả nước xin hứa tiếp tục đẩy mạnh học tập, thực hiện sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thực hiện vai trò trung tâm và nòng cốt, luôn vì nông dân, dựa vào nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại…
Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình cảm đặc biệt sâu nặng với Thái Bình, nhất là đối với nông dân. Đáp lại tình cảm thiêng liêng, cao quý của Bác, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình luôn gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương, đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, giành được nhiều kết quả trên mọi mặt trận. Trong kháng chiến, Thái Bình đi đầu trong phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong giai đoạn hiện nay, Thái Bình đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới với kết quả 100% số xã trong tỉnh đã về đích nông thôn mới; 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào đầu năm 2020.
Thấu hiểu và trân trọng nguyện vọng, tình cảm và lòng mong mỏi thiết tha của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình và nhân dân cả nước, từ năm 2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) đã thống nhất chủ trương cho Thái Bình xây dựng công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam. Sau thời gian triển khai thực hiện, công trình đã hoàn thành với chất lượng cao về nội dung tư tưởng, kỹ thuật, mỹ thuật, như một biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của giai cấp nông dân Việt Nam và nhân dân Thái Bình đối với Bác Hồ trong suốt chặng đường cách mạng vẻ vang vừa qua và mãi mãi về sau. Đây là dịp vừa để nhắc nhở, ôn lại truyền thống vừa để tiếp thêm sức mạnh để quân và dân Thái Bình phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đúng với tâm nguyện, mong mỏi của Người khi về thăm: “Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, với tinh thần có Bác luôn dõi theo, toàn Đảng, toàn dân cùng nhau lan tỏa ý chí của người dân Việt Nam về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045 trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ: Nông dân Việt Nam chiếm hơn 1/2 dân số nước ta. Để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 nhưng một nửa nông dân Việt Nam chưa đạt mức thu nhập cao thì chúng ta cũng mới chỉ thành công một nửa. Do đó, người nông dân phải gắng sức, chúng ta cùng gắng sức để làm cho đời sống kinh tế – xã hội của người nông dân tiến nhanh hơn cùng với cả nước. Thủ tướng đề nghị tăng cường giáo dục về lòng tự hào, biết ơn đối với người nông dân, những người luôn quật khởi đứng lên chiến đấu giữ nước, giữ làng, tần tảo, thức khuya dậy sớm để làm ra những hạt gạo nuôi sống mỗi người. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, phải hình thành nên một lớp người nông dân mới, nông dân thời đại 4.0, có ý chí và tinh thần tự lực, tự cường, thay đổi tư duy về vị trí, vai trò của người nông dân trong xã hội; người nông dân cũng cần thay đổi tư duy về tổ chức sản xuất, áp dụng mô hình sản xuất hiện đại trên nền tảng tiếp thu kiến thức khoa học, qua đó thúc đẩy tăng năng suất và thu nhập một cách bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Việc tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam nhằm ghi nhớ và lưu giữ tình cảm trường tồn của Bác Hồ với nông dân, nông dân với Bác Hồ song điều quan trọng hơn hết là mỗi người dân Việt Nam phải ghi tạc vào trong lòng những lời dạy của Bác, không ngừng học tập và làm theo Bác, cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, nhân dân giàu mạnh, cơ đồ dân tộc mãi bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng, với truyền thống cách mạng vẻ vang và thành tựu đạt được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thái Bình tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn diện, phấn đấu xây dựng Thái Bình ngày càng văn minh, giàu đẹp, sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng; đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình thực hiện tốt công tác quản lý, giữ gìn và phát huy công trình Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam một cách hiệu quả, thiết thực, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, tấm gương vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, phát huy những thành tựu 130 năm thành lập tỉnh, đặc biệt sau 35 năm đổi mới, đoàn kết, gắn bó, năng động, sáng tạo, kiên quyết khắc phục mọi khó khăn, thách thức, cố gắng, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất mọi nhiệm vụ; phấn đấu xây dựng Thái Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình nguyện khắc ghi, nêu cao quyết tâm thực hiện lời Bác Hồ căn dặn: Xây dựng Thái Bình thành tỉnh gương mẫu về mọi mặt. Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam là biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và phát huy truyền thống yêu nước của các thế hệ người dân Thái Bình hôm nay và mai sau. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sẽ tăng cường quản lý, gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị của Tượng đài đến đông đảo nhân dân, nhất là người nông dân trong cả nước.
Tại lễ khánh thành, các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương, lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nghi lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam.
Kết thúc lễ khánh thành, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương, lãnh đạo tỉnh và các đại biểu cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc “Thái Bình đất tỏa danh hương” với màn sử thi “Thái Bình – miền đất cổ ngàn năm văn hiến” cùng nhiều tiết mục hát, múa ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mảnh đất và con người Thái Bình.