Làm Sao Để Có Kinh Nguyệt Trở Lại? 4 Cách Chữa Mất Kinh Hiệu Quả – Kotex

Kinh nguyệt không đều, thậm chí mất kinh nguyệt dù là do nguyên nhân nguyên phát hay thứ phát đều là vấn đề mà bạn cần quan tâm và theo dõi. Làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Hãy cùng Kotex tham khảo theo lời khuyên của bác sĩ trong bài viết sau bạn nhé!

>> Tham khảo:

Chu kỳ kinh nguyệt có những đặc điểm gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý diễn ra có tính lặp đi lặp lại, bắt đầu từ thời điểm dậy thì cho đến lúc mãn kinh. Dưới sự điều khiển của hormone sinh dục, đánh dấu cột mốc chức năng sinh sản ở người phụ nữ được hoàn thiện. 

Vào kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesesterone trong cơ thể sẽ tăng cao làm niêm mạc tử cung dày lên để đón trứng đến để thụ tinh. Nếu không có trứng nào được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ tróc ra và chảy ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh và trứng chết.

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày có kinh đầu tiên trong tháng và kéo dài từ 28-35 ngày với 4 giai đoạn: 

  • Giai đoạn hành kinh

  • Giai đoạn trước rụng trứng

  • Giai đoạn rụng trứng

  • Giai đoạn sau rụng trứng

Thời gian thực tế giữa các kỳ kinh nguyệt có thể xê dịch (sớm hoặc trễ) một vài ngày. Kỳ kinh lần này của các bạn gái chỉ mới trễ kinh 3 ngày so với kỳ trước thì được coi là bình thường. Mất kinh nguyệt xảy ra khi phụ nữ đã trễ kinh hơn 3 tháng liên tiếp.

Nữ giới mắc chứng rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt từ các loại rau củ như súp lơ, cà rốt, bí đỏ,… Ngoài ra, các loại trái cây như dưa leo, chà là,… cũng được khuyến khích sử dụng nhằm gia tăng lượng hormone estrogen để điều hòa cơ thể.

>> Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai

Bốn giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt có mấy giai đoạn (Nguồn: Sưu tầm)

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt?

Cơ thể gặp tình trạng kinh nguyệt bị mất vì nhiều lý do: mãn kinh, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng hoặc stress trong một thời gian dài,… Một số nguyên nhân khác cũng có thể là: do lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng chất kích thích, thay đổi cân nặng đột ngột hoặc có thể do các bệnh lý phụ khoa,…

>> Tham khảo:

Mất cân bằng nội tiết tố

Hormone là các nội tiết tố được sản sinh một cách tự nhiên trong cơ thể. Nội tiết tố nữ có vai trò giúp cho các tế bào và các cơ quan trong cơ thể trao đổi thông tin với nhau nên có ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của hormone sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng, rối loạn nội tiết tố nữ.

Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở đi, bắt đầu bước vào quá trình lão hóa tự nhiên, các nội tiết tố nhất là progesterone, estrogen và testosterone chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn.

Bên cạnh đó, do căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến cơ thể tiết ra cortisol nhiều hơn ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Lúc này, buồng trứng bị ức chế nên lượng hormone sinh dục nữ không tiết ra đủ lượng cần thiết dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 

Khi bị thay đổi nội tiết tố như tăng hoặc suy giảm nội tiết tố nữ thì tốt nhất bạn nên đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị.

>> Tham khảo: 

Lạm dụng thuốc tránh thai

Khi sử dụng thuốc tránh thai bao gồm cả thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn đã đưa một lượng hormone sinh dục nữ nhất định vào cơ thể để làm chậm quá trình rụng trứng hoặc ngăn chặn sự làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp niêm mạc tử cung. Vì vậy, nếu lạm dụng thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm cho bạn bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ sẽ đến sớm hoặc muộn hơn. Số lượng, màu sắc máu kinh trong chu kỳ cũng có nhiều thay đổi.

Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc tránh thai cũng sẽ làm bạn đối mặt với nhiều tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp như đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chí rong kinh. Do đó khi sử dụng thuốc bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt đến sớm hơn 7 ngày có sao không?

Do các bệnh lý phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm, đa nang buồng trứng, u xơ buồng trứng,… cũng là nguyên nhân gây tình trạng chậm kinh, trễ kinh thậm chí là vô kinh.

Khi các bạn gái bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ làm tổn thương các cơ quan như tử cung, vòi trứng, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, ảnh hưởng đến quá trình bong tróc lớp niêm mạc mỗi khi đến kỳ kinh. Từ đó, rất dễ dẫn đến việc chậm kinh. Một số bệnh lý phụ khoa khác như đa nang buồng trứng sẽ làm cho buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ. Do trứng không thể trưởng thành nên việc rụng trứng sẽ không diễn ra và cũng không xảy ra hiện tượng phóng noãn, trứng không rụng.

Đối với các bạn mắc bệnh lý phụ khoa cần kịp thời thăm khám và điều trị để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho bản thân mình.

>> Tham khảo: Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Cần lưu ý gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt ở bạn gái

Các bệnh lý phụ khoa khiến kinh nguyệt bị mất (Nguồn: Sưu tầm)

Ảnh hưởng khi chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới. Việc kinh nguyệt bị mất chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng các khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày của bạn, điển hình:

Sức khỏe tâm lý

Ngày đèn đỏ được nữ giới vinh danh là những ngày mệt mỏi nhất trong tháng, tuy vậy, nếu kinh nguyệt không xuất hiện thì phái nữ lại càng lo lắng hơn. Lúc này, một loạt câu hỏi về sức khỏe hiện tại, cách sinh hoạt gần đây có thất thường không, có phải là tác dụng phụ của loại thuốc mình sử dụng gần đây,… sẽ làm bạn bị hoang mang, áp lực, mất tập trung vào công việc hiện tại. 

>> Tham khảo: Tới Tháng Là Gì?

Sinh hoạt vợ chồng

Kinh nguyệt bị mất có thể làm một số triệu chứng vùng kín sưng đỏ, khi quan hệ bị đau rát, đau bụng dưới, mệt mỏi hoặc giảm ham muốn,… sẽ khiến tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng. Lúc này, nửa kia cần thông cảm, ở bên động viên và cùng vợ vượt qua khó khăn này. 

>> Tham khảo: Màu máu kinh nguyệt tiết lộ điều gì về tình trạng sức khoẻ

Sức khỏe 

Một số bệnh lý truyền nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất kinh. Trong trường hợp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì dễ gặp tình trạng các cơ quan khác trong cơ thể bị lây nhiễm, hình thành những bệnh khác nguy hiểm hơn. 

>> Tham khảo: Dấu hiệu sắp có kinh

Rủi ro vô sinh – hiếm muộn

Kinh nguyệt bị mất ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe sinh sản của bạn. Đây có thể là dấu hiệu cho các bệnh ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Chính vì vậy, hãy đến thăm khám các cơ sở uy tín ngay khi bạn có triệu chứng và duy trì khám định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo sức khỏe.

>> Tham khảo thêm: Kinh nguyệt đến sớm hơn 7 ngày có sao không?

Rủi ro vô sinh khi gặp tình trạng mất kinh

Rủi ro vô sinh khi gặp tình trạng mất kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào cần sự can thiệp từ chuyên gia?

Vậy 3 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Chế độ sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến kinh nguyệt bị chậm hoặc không xuất hiện. Chính vì thế, hãy điều chỉnh lại cách sinh hoạt để cải thiện tình hình cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình huống của bạn rơi vào các tình trạng sau thì hãy đến chuyên khoa phụ sản để chữa trị kịp thời:

  • Chậm kinh hoặc mất kinh trong 3 tháng liên tục.  

  • Lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn so với bình thường.

  • Tình trạng rong kinh kéo dài hơn 7 ngày.

  • Tình trạng đau bụng dưới diễn ra bất thường.

Làm sao để có kinh nguyệt trở lại ?

Sử dụng thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt theo kê toa của bác sĩ

Uống thuốc gì de co kinh nguyệt trở lại? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn nữ đang gặp tình trạng mất kinh nguyệt. Khi bị rối loạn kinh nguyệt, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp khác nhau như dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt, sử dụng biện pháp tự nhiên như uống cao ích mẫu,.. Tuy nhiên, sử dụng thuốc điều kinh thường là biện pháp hay được áp dụng.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều kinh đang được áp dụng, trong đó có thuốc tránh thai. Trong thuốc có một số nội tiết tố như estrogen, progesterone giúp điều chỉnh nội tiết tố nữ. Do đó, giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt.

>> Tham khảo:

Thuốc điều hòa kinh nguyệt thường dùng là thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai giúp có kinh nguyệt trở lại (Nguồn: Sưu tầm)

Hạn chế căng thẳng và có chế độ sinh hoạt lành mạnh

Dưới áp lực của công việc, học tập, nhiều bạn nữ thường bị căng thẳng, lo âu, stress, vì vậy, ít nhiều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy trong trường hợp 3 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Bạn cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, có kế hoạch làm việc cụ thể để giảm áp lực từ công việc, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc. Điều này không chỉ có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt mà còn có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe, tiếp thêm năng lượng giải quyết tốt công việc.

>> Tham khảo: 

Điều trị bệnh lý phụ khoa

Khi bị mất kinh nguyệt do nguyên nhân bệnh lý phụ khoa ở các mức độ khác nhau, bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên bạn cần tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, tùy vào tình trạng bệnh, bạn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh, chống viêm để tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương. Các loại thuốc này có thể sử dụng bằng dạng bôi, dạng uống và dạng đặt.

Còn đối với một số bệnh lý phụ khoa nặng như đa nang buồng trứng, u xơ buồng trứng,… thì khi thăm khám, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp để giúp bạn có kinh nguyệt trở lại.

>> Tham khảo:

Chủ động thăm khám bác sĩ chuyên môn điều trị mất kinh nguyệt

Làm sao để có kinh nguyệt trở lại (Nguồn: Sưu tầm)

Ăn nhiều rau củ quả có chứa sắt

Bị tắc kinh nên ăn gì? Bạn nên ăn nhiều rau củ quả có chứa sắt – thiếu chất sắt sẽ dẫn đến mệt mỏi, kém tập trung, rụng tóc, mất ngủ,… nhất là lượng máu trong cơ thể khi hành kinh. Hằng tháng, lượng máu mất đi không kịp bổ sung sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu, dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt thậm chí là mất kinh.

Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, nhiều người cũng thắc mắc rằng bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Để kịp thời bổ sung chất sắt cho cơ thể, ngoài sử dụng viên sắt qua đường uống, bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình như: hải sản có vỏ, thịt đỏ, nội tạng động vật, rau bó xôi,… Chất sắt được bổ sung dưới dạng thực phẩm sẽ dễ dàng hấp thụ vào cơ thể và là con đường bổ sung chất sắt an toàn. 

Hy vọng bạn đã chọn được cho mình một giải pháp phù hợp để giải đáp cho vấn đề làm sao để có kinh nguyệt trở lại. Chúc bạn có được những kỳ kinh nguyệt đều đặn và thật nhẹ nhàng! Và một điều nữa, nếu các bạn gái cần mua sản phẩm băng vệ sinh Kotex cho ngày đèn đỏ an toàn và thoải mái cũng như các kiến thức bổ ích về kinh nguyệt, sức khỏe sinh sản, đừng ngần ngại ghé thăm website kotex.com.vn nhé!

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: