【LƯU Ý】[Sổ tay cho mẹ] Thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu ký? – Bệnh Viện Đa Khoa TP Long Xuyên
Giai đoạn các bà mẹ đang mang thai thường sẽ đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của cả các bé và người mẹ. Vậy khi đi khám thai người mẹ quan tâm nhiều nhất đến vấn đề gì? Chắc có lẽ sự đáng quan tâm nhất là cân nặng của thai nhi được bao nhiêu, khi thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu ký có lẽ cũng là thắc mắc của những mẹ bầu, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!
Thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu kg?
Trong khoảng thời gian thai nhi được 30 tuần thì thai đã to được gần như một cái bắp cải và có chiều dài từ phần đầu đến gót chân là 36-38cm và có cân nặng khoảng 1,4-1,6kg.
Ở giai đoạn này những chỉ số của thai sẽ là:
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là 70-82mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) là 53-63mm
-
Chu vi bụng (AC) là 229-284mm
-
Chu vi đầu (HC) là 263-300
Các mẹ bầu nên theo dõi những chỉ số cũng như cân nặng của bé nếu có những sự bất thường thì báo ngay với bác sĩ để có những cách khắc phục và giải quyết tốt nhất cho bé được an toàn, phát triển bình thường. Để xác định chính xác cân nặng và chiều cao của bé, mẹ nên tuân thủ các lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Khám thai định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm nhất những vấn đề bất thường của thai để xử trí nữa đấy ạ.
Các mẹ cũng có thể thấy tuần 12, 20 và thai nhi ở tuần thứ 32 là những thời điểm vàng đánh dấu sự phát triển của bé. Do đó từ tuần 30 đến tuần 32 mẹ cần chú ý đến sự phát triển của bé hơn.
>> Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuần tuổi
Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi được 30 tuần tuổi thì đầu của bé phát triển ngày càng lớn hơn, sự phát triển não bộ của các bé ở giai đoạn này thường phát triển rất nhanh. Vì vậy vòng đầu của trẻ lúc này cũng phát triển không ngừng để đáp ứng theo. Hầu như thai nhi ở trong bụng mẹ giai đoạn này đều có phản ứng với những âm thanh bên ngoài.
Để quá trình hô hấp sau này được tốt hơn thì bé đã bắt chước những động tác thở bằng cách liên tục chuyển động các cơ hoành của mình, những chuyển động này rất nhịp nhàng nhưng đôi khi bé sẽ hít phải nước ối xảy ra tình trạng nấc cụt ở bé.
Giai đoạn này nếu là bé trai thì tinh hoàn lúc này đã được di chyển từ nơi gn62 thận về tới hang của bé. Còn nếu là một bé gái thì âm vật đã chồi lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Và quá trình này sẽ được hoàn tất trước vài tuần chuẩn bị sinh.
Những lông tơ của bé ở khoảng thời gian này cũng dần biến mất. Khi cơ thể bé dần hoàn thiện thì các lớp chất béo đã tích tụ dần dưới da để làm cho thân nhiệt của cơ thể tăng lên và không cần đến sự bao bọc của lông mao nữa. Nhưng bạn cũng có thể thấy được những chiếc lông này ở lưng vì sau sinh còn sót lại.
Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa?
Khoảng thời gian thai nhi đã được 30 tuần tuổi mẹ của bé thường có những cơn co bóp của tử cung, còn được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, thường những cơn này kéo dài khoảng 30 giây. Đó là dấu hiệu của bé đang cố gắng xoay trở mình, quay đầu, vận động nên nếu xảy ra tình trạng trên thì mẹ bầu nên thư giãn, nghỉ ngơi để chuẩn bị sức khỏe cho lần vượt cạn.
Mỗi thai nhi đều có thời gian quay đầu khác nhau và không nhất định, có thai nhi đã quay đầu từ tuần 28, có thai nhi đến tuần 36-37 thì mới quay đầu. Vì vậy, thai nhi ở tuần thứ 30 chưa quay đầu thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe, nên ăn uống và nghỉ ngơi đều đặn để có sức khỏe tốt.
Nếu như các mẹ bầu quá lo lắng khi thai nhi chưa quay đầu thì không nên ngồi quá nhiều, nên ngồi tư thế đầu ngồi thấp hơn mông và nằm nghiêng cho bé dễ quay đầu hơn.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu của thai 30 tuần tuổi
Bụng của người mẹ đã bắt đâu lớn hơn và ngực cũng lớn không kém. Mẹ bầu bây giời rất khó để có thể nhìn thấy đầu gối của bản thân và rốn bây giờ đã lồi ra. Thời gian này thì khoảng cách giữa phần bụng và ngực rất gần nhau. Vì vậy một số bà mẹ lựa chọn mặc áo ngực để cảm thấy thoải mái hơn, kể cả khi ngủ.
Vì khoảng cách giữa ngực và bụng ngày càng gần nên sẽ dễ gây ra tình trạng nổi những nốt mẩn đỏ, khi phát hiện có những nốt mẩn đỏ thì mẹ bầu có thể tắm mát hoặc thoa một ít phần để hạn chế tình trạng trên.
Khi mẹ bầu ngồi xuống thì sẽ có cảm giác thấy mình xì hơi vì lí do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân, mẹ bầu lúc này nên tập trung nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn trong ngày.
Cơ thế của mẹ lúc này sẽ tăng cân cùng với sự phát triển của các bé. Thường trong giai đoạn này thì các mẹ bầu sẽ tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần. Lí do làm cho cơ thể mẹ bầu tăng cân là tình trạng giữ nước, nhưng cũng không nên quá chủ quan vì khi tăng cân quá đột ngột, tăng nhanh chóng và có những triệu chứng như đau đầu,… thì nên báo ngay với bác sĩ vì đó là những triệu chứng bất thường có thể làm nguy hiểm đến mẹ bầu và cả em bé trong bụng mẹ.
Ngoài ra mẹ bầu còn gặp một số triệu chứng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, rạn da, bàn chân và mắt cá chân sưng lên, mệt mỏi, những cú chuyển động của bé trong bụng làm mẹ bầu đau điếng.
Khi mang thai các mẹ bầu nên quan tâm đến sức khỏe của mình và của trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bài viết trên nói về thai nhi 30 tuần tuổi nặng bao nhiêu ký mong rằng sẽ có những thông tin hữu ích cho các mẹ đang mang những thiên thần trong bụng của mình.