LT ôn thi Thanh toán quốc tế – Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế 1. Khái niệm Thanh toán quốc – Studocu
Chương 1: Tổng quan than
h toán quốc tế
1.
Khái niệm
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hãy giữa một quốc gia
với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan.
2.
Phân loại
–
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán trên cơ
sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước
ngoài theo giá cả trên thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua
bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
–
Thanh toán quốc tế phi ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán không liên
quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước
ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương
mại.Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài,
các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các
nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức
đoàn thể trong nước,…
3.
Đặc điểm
–
Thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế
–
Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống
ngân hàng
–
T
rong thanh toán quố
c tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp,
mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
–
T
rong thanh toán quố
c tế, ít nhất một trong hai bên (hoặc người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu) có liên quan đến ngoại tệ (trừ khu vực sử dụng đồng
tiền chung) → Chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối
quốc gia.
–
Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu bằng
tiếng
Anh
–
Giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế; hoặc luật quốc gia của nước thứ ba;
hoặc luật của người xuất hay người nhập do các bên thỏa thuận thông qua
con đường trọng tài hay tòa án.
4.
V
ai trò
●
đối với nền kinh tế
–
Bôi trơn và thúc đẩy XNK của nền kinh tế như một tổng thể
–
Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
–
Thúc đẩy và mở rộng dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế
–
Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác