LT – Bằng chứng kiểm toán

I- BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN.
1- Khái niệm.

“Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.” (VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”).
2- Yêu cầu.
Bằng ch ứng kiểm toán phải đạt được những yêu cầu nhất định về mặt chất lượng và số lượng và hai khái niệm thích hợp và đầy đủ được sử dụng để chỉ hai yêu cầu này.
2.1- Thích hợp : Để xem xét vấn đề này, kiểm toán viên cần chú ý đến các nhân tố sau đây : • Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán • Dạng bằng chứng kiểm toán • Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị • Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng
2.2- Đầy đủ :
Sau đây là một số nhân tố có ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về sự đầy đủ :
• Tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán
• Tính trọng yếu
• Mức rủi ro
3- Các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán.
“ Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau : kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.” (Đoạn 20 VSA 500).
3.1- Kiểm tra.
Là sự xem xét các tài liệu ghi chép và các tài sản hữu hình bằng cách rà soát, đối chiếu giữa chúng với nhau, giữa sổ sách và thực tế, giữa quy định và thực hiện … Thường bao gồm hai loại :
a- Kiểm tra vật chất : bao gồm việc kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê tài sản thực tế.
b- Kiểm tra tài liệu : Bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, chứng từ có liên quan.
3.2- Quan sát. Là sự xem xét tận mắt về các công việc, các tiến trình thực hiện công việc do người khác làm.
3.3- Xác nhận. Là việc thu thập các thư xác nhận của các bên thứ ba về các số dư, hoặc các thông tin khác.
3.4- Phỏng vấn. Là thu thập thông tin qua sự trao đổi với những người trong đơn vị.
3.5- Tính toán. Là sự kiểm tra lại những phép tính số học của các thông tin do đơn vị cung cấp, của các sổ sách kế toán của đơn vị.
3.6- Phân tích.
Là sự xem xét các số liệu, thông tin của đơn vị thông qua việc so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, và giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính. Khi phân tích, ta có thể so sánh những thông tin như :
• So sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với thông tin tương ứng của kỳ trước
• So sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán • So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân ngành
• Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ
• Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao nhất vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về các số liệu kế toán ; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể.
Tuy nhiên khi áp dụng thủ tục này cần phải chú ý về những vấn đề sau :
− Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh
− Mức độ trọng yếu của khoản mục trong mối quan hệ tổng thể giữa các thông tin tài chính với nhau
− Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
4- Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt.

Sau đây là một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt thu thập từ một số đối tượng đặc biệt và thường được sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập, đó là :
• Công việc của chuyên gia.
• Giải trình của giám đốc.
• Công việc của kiểm toán viên nội bộ.
• Công việc của các kiểm toán viên khác.
• Bằng chứng về các bên hữu quan.
II- PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM.
Tùy từng trường hợp, kiểm toán viên có thể lựa chọn một trong ba phương pháp hoặc sử dụng phối hợp.
1- Chọn lựa toàn bộ.
Kiểm toán viên có thể kiểm tra toàn bộ các phần tử cấu thành một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ (hoặc một nhóm trong tổng thể). 2- Chọn lựa các phần tử đặc biệt : Kiểm toán viên có thể chọn lựa các phần tử đặc biệt để kiểm tra, đó là:
• Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng
• Tất cả các phần tử có giá trị từ một số tiền nào đó trở lên
• Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin
• Các phần tử thích hợp cho mục đích thử nghiệm các thủ tục
3- Lấy mẫu kiểm toán.
3.1- Các khái niệm cơ bản.

Lấy mẫu kiểm toán. ISA 530 định nghĩa : “Lấy mẫu kiểm toán” (gọi tắt là lấy mẫu) là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên một số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố một kết luận về tổng thể …”
Lấy mẫu thống kê và lấy mẫu phi thống kê Lấy mẫu thống kê là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu. Ngược lại, lấy mẫu phi thống kê dựa trên sự xét đoán của kiểm toán viên nên còn gọi là lấy mẫu xét đoán.
Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu
* Rủi ro lấy mẫu : là khả năng kiểm toán viên đưa ra kết luận dựa trên lấy mẫu có thể khác với kết luận mà kiểm toán viên đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục.
* Rủi ro ngoài lấy mẫu : là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu. 3.2- Quy trình lấy mẫu kiểm toán Trong quy trình lấy mẫu kiểm toán có các nội dung cơ bản như sau :
– Thiết kế mẫu.
– Xác định cỡ mẫu.
– Lựa chọn các phần tử của mẫu.
– Thực hiện các thủ tục kiểm toán
– Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót.
– Dự đoán sai sót của tổng thể
– Đánh giá kết quả.
III- HỒ SƠ KIỂM TOÁN.
1. Khái niệm.

VSA 230 “Hồ sơ kiểm toán” định nghĩa :“ Hồ sơ kiểm toán : là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.” Hồ sơ kiểm toán được dùng để:
– Lưu trữ những bằng chứng thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán, và làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên.
– Trợ giúp cho việc lập kế hoạch à thực hiện công việc kiểm toán
– Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán
– Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán.
2. Phân loại hồ sơ kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ thành hai loại, đó là ho sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
2.1- Hồ sơ kiểm toán chung (còn gọi là ho sơ thường trực) : là các thông tin chung về khách hàng liên quan từ hai cuộc kiểm toán trở lên.
2.2- Hồ sơ kiểm toán năm (còn gọi là hồ sơ hiện hành) : bao gồm toàn bộ hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán của một năm tài chính. 3. Các loại hồ sơ kiểm toán năm.
Dưới đây là một số hồ sơ được sử dụng phổ biến trong kiểm toán báo cáo tài chính :
3.1- Hồ sơ quản lý kiểm toán :
Bao gồm các hồ sơ được thiết kế riêng biệt để hỗ trợ cho kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kiểm toán.
3.2- Bảng cân đối tài khoản :
Là bảng tổng hợp và cân đối các khoản mục theo sổ sách vào đầu kỳ và cuối kỳ kiểm toán, các điều chỉnh của kiểm toán viên và số liệu sau khi điều chỉnh.
3.3- Biểu chỉ đạo :
Sau đó việc phân tích các khoản mục trên báo cáo tài chính theo các tài khoản, tiểu khoản được thực hiện bằng các biểu chỉ đạo.
3.4- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh :
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể phát hiện được các sai sót trong số liệu kế toán của đơn vị. Đối với các sai sót trọng yếu, kiểm toán viên sẽ đưa ra các bút toán để đề nghị đơn vị điều chỉnh lại cho đúng.
3.5- Các biểu cơ sở :
Có nhiều loại biểu cơ sở được thực hiện tùy theo từng mục tiêu cụ thể, dưới đây là một số dạng thường được sử dụng :
* Biểu liệt kê chi tiết : có nội dung là chi tiết hóa số dư cuối kỳ của một tài khoản thành từng đối tượng chi tiết thích hợp cho việc kiểm tra.
* Biểu phân tích theo nghiệp vụ : dùng để phân tích mọi biến động tăng giảm của một tài khoản trong kỳ kiểm toán theo từng loại nghiệp vu.
* Biểu chỉnh hợp hay biểu hòa giải : dùng để thuyết minh chi tiết về sự khác biệt giữa số liệu thu từ các nguồn khác nhau.
* Biểu tính toán : bao gồm các tính toán độc lập của kiểm toán viên để cung cấp dữ liệu cho các hồ sơ kiểm toán khác.
* Các tài liệu chứng minh : kiểm toán viên cần lưu vào hồ sơ kiểm toán về các tài liệu chứng minh như bản sao Biên bản các cuộc họp của Hội đồng quản trị, cổ đông, các hợp đồng kinh tế quan trọng v.v…
4. Yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán phải đạt được những yêu cầu nhất định, cụ thể là :
– Hồ sơ kiểm toán phải có đề mục rõ ràng
– Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên
– Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dư liệu, ký hiệu sử dụng …
– Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác và thích hợp – Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng
– Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học
5. Vấn đề bảo mật và lưu trữ hồ sơ kiểm toán :
Khi hoàn thành kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán được tập hợp và lưu trữ thành một bộ hồ sơ theo thứ tự đã đánh số để giúp tra cứu dễ dàng.