LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Văn minh công nghiệp
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Văn minh công nghiệp
I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP
1. Điều kiện ra đời nền văn minh công nghiệp
Nền văn minh công nghiệp ra đời ở các nước Tây Âu dựa trên những điều kiện sau đây:
– Truyền thống thủ công nghiệp – thương nghiệp của các nước Tây Âu
– Những kết quả của công cuộc phát kiến địa lí (đối với sự phát triển văn minh):
+ Phát triển giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn minh, giao lưu kinh tế – văn hóa Đông – Tây
+ Tìm ra những vùng đất mới, mở rộng phạm vi sinh sống, buôn bán của người châu Âu
+ Phát triển khoa học
+ Thúc đẩy thương mại phát triển (đây là kết quả quan trọng nhất): chuyển trung tâm thương mại từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, xuất hiện những quốc gia phát triển mới bên bờ Đại Tây Dương (việc thay đổi trung tâm thương mại của phương Tây không chỉ mở rộng phạm vi, quy mô của việc buôn bán mà còn mở rộng phạm vi, quy mô của nền văn minh phương Tây tương lai); Tạo động lực thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển theo hướng Tư bản chủ nghĩa.
– Chủ nghĩa tư bản ra đời và thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản: Kinh tế hàng hóa TBCN có điều kiện phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp (và tiếp đó, những thành tựu của cách mạng công nghiệp lại khẳng định cho sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản trước chủ nghĩa phong kiến trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai chế độ này cuối thế kỉ XIX).
– Cuộc cách mạng công nghiệp là điều kiện quyết định cuối cùng dẫn đến sự ra đời của nền văn minh công nghiệp. Nó đã trang bị các công cụ máy móc hiện đại để xây dựng nên nền đại công nghiệp cho xã hội tư bản và rõ ràng cuộc cách mạng này đã khiến cho cuộc sống con người tiện nghi, thoải mái hơn (văn minh hơn) và biểu hiện trước tiên là sự tiện nghi trong sản xuất.
Ví dụ: Những tiến bộ kĩ thuật trong ngành dệt ở nước Anh cuối thế kỉ XVIII
Ngoài ý nghĩa là điều kiện ra đời, bản thân diễn biến của cách mạng công nghiệp cũng chính là biểu hiện cho sự phát triển đầu tiên của nền văn minh công nghiệp.
2. Cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII-1914)
– Khái niệm:
+ Cách mạng công nghiệp trước tiên là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, tạo bước chuyển biến quyết định từ nền sản xuất nhỏ, giản đơn dựa trên lao động thủ công sang một nền sản xuất lớn dựa trên máy móc.
+ Cuộc cách mạng này đã tạo nên những thay đổi căn bản về kinh tế – kĩ thuật, về văn hóa – xã hội của nước Anh và sau đó là của toàn bộ thế giới
+ Là bước quyết định chuyển nền văn minh nhân loại sang một nền văn minh mới: văn minh công nghiệp.
Như vậy, có thế nói ý thứ 2 và ý thứ 3 đã phản ánh ý nghĩa to lớn của cách mạng công nghiệp, cung cấp cho chúng ta một cách hiểu rộng mở hơn về cuộc cách mạng này. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đánh giá cách mạng công nghiệp có ý nghĩa tương đương như một cuộc cách mạng về hình thái kinh tế – xã hội của toàn thể loài người.
Chú ý: Tránh nhầm lẫn với cuộc cách mạng công nghiệp (hay công cuộc công nghiệp hóa) đang diễn ra rầm rộ ở các nước đang phát triển hiện nay.
– Các giai đoạn:
Trước đây, chúng ta thường có một thói quen gọi cách mạng công nghiệp chỉ đơn giản là cách mạng công nghiệp Anh. Trên thực tế, cách mạng công nghiệp đã diễn ra đầu tiên ở nước Anh nhưng sau đó, không dừng lại ở nước này, nó đã lan rộng ra toàn thể các nước Âu – Mĩ khác, thậm chí lan sang cả các nước châu Á (chủ yếu là Nhật Bản). Do đó, cách mạng công nghiệp Anh chỉ là một bộ phận, một giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lúc bấy giờ.
+ Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX – cuộc cách mạng công nghiệp Anh – cách mạng công nghiệp lần thứ nhất – thời đại “máy hơi nước”.
+ Giai đoạn 2: Từ nửa sau thế kỉ XIX (1850s) đến năm 1914 tức là cho đến lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ – Cách mạng công nghiệp lần 2 – thời đại “điện khí hóa”.
Có người cho rằng giai đoạn 2 của CMCN phải kéo dài đến năm 1939 song, theo GV, cuộc CM này đã chấm dứt khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Những phát minh, thành tựu tiếp theo trong thời kì chiến tranh cũng như từ khi chiến tranh kết thúc (1918) đến 1939 chỉ là phát triển tiếp tục dựa trên nền tảng, cơ sở là những thành tựu của thời kì cách mạng công nghiệp. Hơn nữa, sự tồn tại của nền hòa bình “mong manh” dưới trật tự Versailles – Washington, cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 và sự ra đời của chủ nghĩa phát xít…không thể duy trì điều kiện thuận lợi cho cách mạng công nghiệp diễn ra như trước được nữa. Do đó, giai đoạn 1914-1939 không có đặc trưng văn minh nổi bật như hai giai đoạn cách mạng công nghiệp trên (“máy hơi nước”, “điện khí hóa”).
Người ta nói rằng thời kì cách mạng công nghiệp là thời kì châu Âu và nước Mĩ (mới ra đời) hòa mình vào thế giới còn thời kì từ 1914 đến nay là thời kì châu Âu và nước Mĩ thống trị thế giới. Điều này nên hiểu như thế nào? Câu trả lời không phải là nhiệm vụ của môn học, nhưng thực sự cũng cần thiết để chúng ta hiểu về các nền văn minh cận – hiện đại (với chủ thể chính của chúng chủ yếu là các nước Âu – Mĩ).
2.1. Giai đoạn 1 – CMCN Anh
Vì sao lại nổ ra ở Anh?
+ Kinh tế phát triển: tích lũy đủ điều kiện vốn và nhân công.
+ Cách mạng tư sản thành công sớm, tạo ra yếu tố chính trị thuận lợi: Giai cấp tư sản nắm chính quyền trong tay, lại đòi hỏi phải có một nền kĩ thuật mới tương ứng với nền kinh tế TBCN — có đủ sức mạnh và nhu cầu để thực hiện một cuộc cách mạng công nghiệp thắng lợi (tập trung được các điều kiện, tiền để). Thực hiện cách mạng công nghiệp, giai cấp tư sản Anh cũng có cơ sở để giành thắng lợi quyết định cuối cùng đối với chế độ phong kiến trên lĩnh vực kinh tế.
+ Những tiến bộ trong ngành dệt (thực ra cũng bắt đầu từ sự phát triển kinh tế): Diễn ra ngay trong các công trường thủ công và làm biến đổi nhanh chóng hệ thống tổ chức sản xuất quá độ này.
Trong các công trường thủ công (CTTC), kĩ thuật được sử dụng vẫn chủ yếu là cũ kĩ, lạc hậu. Song các CTTC có đặc thù là sử dụng số lượng lao động lớn, tập trung và có sự phân công chuyên môn hóa lao động. Chính trong quá trình chuyên môn hóa như vậy, người ta đã nhận thấy có những khâu phải thay thế do sức lao động của con người không đáp ứng được (….) hoặc có những động tác thừa, không cần thiết phải có sự góp mặt của con người. Nhận thức này đã thúc đẩy sự xuất hiện máy móc (trước tiên là từ phía người lao động, sau đó là đến giới chủ CTTC). Khi máy móc được trang bị toàn diện cho hầu hết các khâu, phương thức sản xuất thủ công trở thành thứ yếu, CTTC tự biến mất, nhường chỗ cho các công xưởng – hình thức tổ chức sản xuất của kinh tế TBCN.
– Xét về tiền đề của CMCN Anh, từ trước đến nay, chúng ta thường xét ba tiền đề: vốn, nhân công, kĩ thuật. Đây là những tiền đề xuất phát ở nước Anh.
Thực ra, tiền đề của CMCN Anh nảy sinh trên khắp châu Âu và trên nhiều lĩnh vực: Các thành tựu của khoa học châu Âu các thế kỉ XVI-XVIII như toán học, vật lí học, cơ học…là “tiền đề quan trọng cho những phát minh nổi tiếng của giai đoạn CMCN Anh”.
– Các phát minh kĩ thuật: Quan trọng nhất là máy hơi nước – động cơ vạn năng, khác công cụ lao động phong kiến, đặt cơ sở cho sự phát triển kĩ thuật sau đó.
– Đặc điểm của quá trình phát minh ra máy móc:
1) Các máy móc lúc đầu ra đời nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt của từng loại công cụ – giải quyết nhu cầu nội tại của sản xuất ở một giới hạn nhỏ hẹp: Thoi bay, máy kéo sợi Gienni…
Khi các máy móc này được đưa vào sử dụng rộng rãi, chúng đã làm biến đổi nhanh chóng nền sản xuất.
Sau đó, với vai trò định hướng của các nhà tư bản (những người sở hữu tư liệu sản xuất và nắm quyền quản lí, tổ chức sản xuất), việc phát minh máy móc đã được xuất phát từ mục đích lớn hơn: nâng cao năng suất, cải tổ toàn bộ quá trình sản xuất.
2) Những người phát minh ra máy móc: chủ yếu xuất thân từ hàng ngũ thường dân, quen biết máy móc, gắn bó với nghề nghiệp
Ví dụ: Giêm Hac-gri-vơ – người phát minh ra máy kéo sợi Gienni: Là một thợ mộc đồng thời là thợ dệt
Giêm Oát: thợ mộc + thợ chế tạo máy đo
(Liên hệ: Hay làm tay quen, phù hợp với logic đời sống, ở Việt Nam: máy gặt, máy cắt lúa do nông dân làm ra…)
Phát minh máy móc dựa trên kinh nghiệm, kĩ xảo thành thục, tâm huyết, không lấy lí luận khoa học làm chỗ dựa.
Điều khác biệt ở đây là: sự phân công hóa lao động của các CTTC thúc đẩy việc phát minh ra máy móc nhanh hơn, nhiều hơn; sức sáng tạo của người thợ được động viên khi được cởi bỏ những ràng buộc của phương thức sản xuất phong kiến và được thúc đẩy bởi quá trình cạnh tranh lợi nhuận của kinh tế TBCN.
Trường hợp Giêm Oát: môi trường làm việc ở trường Đại học Glassgow nên thu nhận được nhiều tri thức lí luận khao học tiên tiến, tiêu biểu là lí thuyết hấp thu nhiệt của GS Black – người thầy, người bạn của Giêm. Giêm cũng sử dụng những tri thức này vào quá trình phát minh ra máy hơi nước (có lẽ nhờ có lí luận khoa học mà mặc dù trước Giêm đã có một số người cũng đã phát minh ra động cơ hơi nước song, Giêm với động cơ hơi nước hoàn hảo hơn vẫn được xem là người phát minh đầu tiên, chính thức của động cơ vạn năng này).
Càng về sau, lí luận khoa học càng đóng vai trò quan trọng hơn trong quá trình phát minh ra máy móc, đóng vai trò định hướng cho các phát minh. Trong cuộc CM KHKT – CN hiện đại, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
3) Vai trò của các chủ tư bản:
– Lúc đầu: Mua các phát minh (hoặc cướp những phát minh đầu tiên: trường hợp thoi bay của Giôn Cây) và đưa vào sản xuất.
– Về sau: Đầu tư cho các phát minh máy móc
Ví dụ tiêu biểu: Marshall Bolton đối với phát minh máy hơi nước của Giêm Oát. Công ty Bolton – James Watt làm ăn rất phát đạt với việc sản xuất và cung ứng máy hơi nước cho nhiều nhà tư bản.
4) Việc phát minh ra máy móc mang tính dây chuyền:
Phát minh này ra đời thúc đẩy sự ra đời của phát minh khác thông qua quá trình sản xuất.
Ví dụ: Thoi bay: làm việc dệt nhanh hơn, thiếu sợi —- Phát minh ra máy kéo sợi: sợi nhiều hơn —— Phát minh ra máy dệt: máy công cụ, máy công tác này cho năng suất cao, đòi hỏi một động lực mới không hạn chế, không phụ thuộc tự nhiên —– Máy hơi nước…..
Thực ra, đây là đặc trưng chung của sự tiến bộ kĩ thuật trong lịch sử nhân loại, nhất là trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản với sự cạnh tranh lợi nhuận gay gắt (có cung rồi sẽ có cầu)
2.1. Giai đoạn 2 (từ những năm 50 của thế kỷ XIX – 1914)
Chủ yếu ở các nước châu Âu khác và Mĩ (chủ yếu là Đức và Mĩ)
Điều kiện: Thắng lợi của CMTS, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển, hội đủ 3 tiền đề, kế thừa CMCN Anh
– Đặc điểm:
+ Diễn ra với tốc độ nhanh hơn, mạnh mẽ hơn
+ Những phát minh khoa học là cơ sở cho các phát minh kĩ thuật
– Các phát minh kĩ thuật tiêu biểu:
+ Điện
+ Động cơ đốt trong
+ Luyện kim
+ Các phương tiện giao thông, liên lạc
2.3. Ý nghĩa của CMCN
– Là bước ngoặt quyết định chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp (đối với nước Anh: giai đoạn 1, đối với các nước Âu – Mĩ khác: giai đoạn 2)
Từ cuối thế kỉ XIX, với quá trình xâm lược thuộc địa được đẩy mạnh, các nước Tư bản phương Tây từng bước đưa nền văn minh công nghiệp mở rộng ra phạm vi toàn thế giới (ví dụ: đường sắt). Tất nhiên, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không được hưởng những thành tựu toàn diện, tốt đẹp của văn minh công nghiệp (“BIẾT”).
– Khẳng định sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chủ nghĩa phong kiến
+ Hệ thống công xưởng hình thành và chiếm ưu thế với việc sản xuất chủ yếu bằng máy móc – Nền tảng kinh tế – kĩ thuật của CNTB: “thời kì giông bão thực sự trong sản xuất” —— Thay đổi về kinh tế – xã hội
+ Tạo ra phạm vi hoạt động rộng rãi hơn cho sự bành trướng của CNTB: máy hơi nước, điện, đường sắt —- nền sản xuất mở rộng hơn
- Phạm vi trong nước: không bị lệ thuộc tự nhiên, lãnh thổ mở rộng
- Phạm vi toàn cầu: mở rộng thuộc địa, thị trường tiêu thụ
+ Quan hệ sản xuất: chủ TB và công nhân —- hai giai cấp cơ bản của xã hội hình thành rõ nét.
– Khẳng định sự phát triển vượt trội, đi trước của phương Tây so với phương Đông về mặt kinh tế – kĩ thuật.
– Xác lập vị thế trong thế giới tư bản (giai đoạn 1: Anh là “công xưởng của thế giới”, giai đoạn 2: Mĩ, Đức vươn lên)
P/t: Việc tiến hành được CMCN được coi là vinh quang của mỗi quốc gia. Anh cố giữ độc quyền các phát minh, song cuối cùng các thành tựu vẫn phổ biến khắp các nước (tính chất quốc tế của “văn minh”). Người Mĩ tự hào là người tiến hành được CMCN lần 2 thành công, vượt qua Anh trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Các thành tựu văn minh thời kì CMCN
3.1. Các phát minh kĩ thuật
– Máy hơi nước
– Động cơ đốt trong,
Động cơ điêzen (1897, kĩ sư Diesel người Đức): Không cần bugi, sử dụng dầu cặn nhẹ
– Những phát minh về điện:
+ Pin Volta (người Italia): 1800 – sử dụng dòng điện một chiều
+ Điện phát sáng: Bóng đèn điện Edison (1879) và……………….
Xây dựng nhà máy điện
+ Máy phát điện: dựa trên phát minh của Faraday (1831) về từ trường qua ống dây…; máy tuốc-bin phát điện (1880s)
– Lò luyện kim
– Giao thông vận tải:
+ Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước 1804
+ Tàu thủy: 1807, Fulton
+ Xe hơi: Đức phát minh, Mĩ phát triển nhất (1914, Ford sản xuất oto hàng loạt, công nghiệp oto Mĩ đứng đầu thế giới)
+ Máy bay: 1903, anh em nhà Wright (thực ra ý tưởng có từ trước: Leonar de Vinci, khinh khí cầu)
– Phương tiện liên lạc:
+ Điện báo Mooc-xơ (Morse – người Mĩ)
+ Máy điện thoại: Graham Bell (Mĩ) 1876
3.2. Khoa học tự nhiên
– Vật lí:
+ Isaac Newton: Định luật vạn vật hấp dẫn (quả táo)—-nhà vật lí vĩ đại nhất của thế kỉ XVIII
+ Phát minh ra tia X: 1895, Rơn-ghen (Wilhelm Roentgen) người Đức.
“X”: yếu tố ảnh hưởng không lường được
Tia X có khả năng đâm xuyên qua các vật thể rắn mà ánh sáng không xuyên qua được. Có ý nghĩa rất to lớn trong y học.
+ Thuyết tương đối của Albert Einsetein: Tạo bước chuyển quan trọng trong ngành vật lí học – Nhà khoa học lớn của thời đại (thế kỉ XX)
– Hóa học:
1869, Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Dmitri Mendeleep: sắp xếp nhóm các nguyên tố với khối lượng, tính chất riêng đồng thời dự đoán chính xác những nguyên tố mới, chưa được tìm thấy lúc bấy giờ
– Sinh học:
+ Charles Darwin: 1859, tác phẩm “Nguồn gốc các loài” — thuyết tiến hóa tự nhiên (cổ điển): đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên và thích nghi
+ Mendel (Áo): di truyền học, gen (ruồi dấm, đậu Hà Lan)
– Y học:
+ Adreas Vesalius (Bỉ): cuốn sách về cấu trúc cơ thể người
+ Louis Pasteur (thế kỉ XIX): Sử dụng Vacxin
– Tâm lí học:
+ Ivan Pavlov: Phản xạ có điều kiện (phản xạ máy móc – kích thích: tập tính)
+ Sigmund Freud: Những hành động xuất phát từ những nhu cầu, ước muốn tiềm ẩn – giấc mơ —– sáng lập Ngành Phân tâm học
3.3. Triết học và các học thuyết kinh tế – xã hội
– Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII: Đại diện là các nhà Khai sáng Pháp
+ Mongteskio: Lĩnh vực tư pháp – nguyên tắc tam quyền phân lập – nhà nước quân chủ lập hiến
+ Vonte: Chế độ quân chủ với minh quân – chống chế độ quân chủ chuyên chế. Là con người toàn diện, có ảnh hưởng to lớn trên nhiều lĩnh vực —— Thế kỉ XVIII: Thế kỉ Vonte
+ Rut-xô: Thay chế độ tư hữu lớn bằng chế độ tư hữu nhỏ – Thiết lập chế độ Cộng hòa, quyền tự do, bình đẳng —- Có ảnh hưởng to lớn đến Cách mạng Pháp (nhất là thời Gia-cô-banh)
+ Nhóm Bách khoa toàn thư
– Các học thuyết kinh tế: Chế độ kinh tế, kinh doanh tự do
Đại diện: Adam Xmit, Ri-các-đô —– coi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư sản là quy luật tự nhiên
– Các học thuyết xã hội thế kỉ XIX:
+ Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc: John Stuart Mill (Anh), Tocqueville (Pháp), phái Hiến chương
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Owen
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
3.4. Văn học – nghệ thuật
– Văn học:
+ Văn học Pháp: Lãng mạn (Bảo thủ; tiến bộ: Victo Huygo), Hiện thực (Ban-dắc, Mô-pát-xăng, Êmin Dô-la…)
+ Văn học Nga: Lep Tôn-xtôi, Đôx-tô-exki, Tuôc-ghê-nhep…
– Âm nhạc: Bách, Môda, Xtrox…..
Thế kỉ XIX: Bet-thô-ven, Chopin
– Hội họa: Lãng mạn
Khác trường phái: Goya (Tây Ban Nha) với Chiến tranh chống Napoleon
– Điêu khắc: Không bằng thời kì phục hưng
Bartholdi: Bức tượng Nữ thần Tự do
– Kiến trúc: Đa dạng, giao lưu, rộng mở
Sử dụng vật liệu mới: Thép, bê tông, kính dày
Tiêu biểu: tòa nhà Quốc hội Mĩ 1793-1851, Quốc hội Anh 1840-1865
– Điện ảnh: Ngày 28/12/1895, anh em Lumiere chiếu thành công bộ phim ngắn: “Chuyến xe lửa đến”
– Nhiếp ảnh: 1888, máy ảnh đầu tiên hiệu Kodak được sản xuất – George Eastman (Mĩ) – cuộn phim trong lõi kín
(Nguồn gốc của từ “Kodak”: mô phỏng tiếng máy khi chụp ảnh)
NHẬN XÉT:
– Những tiến bộ kĩ thuật (nhất là trong giao thông, liên lạc) đã khiến cho các thành tựu của văn minh CN được phổ biến rộng rãi (mặc dù xét ở một khía cạnh nào đó, nó còn giới hạn chủ yếu trong tầng lớp thượng lưu)
– Đời sống tinh thần được nâng cao
– Cuối thế kỉ XIX, văn minh công nghiệp phát triển với tốc độ ngày càng tăng, Mĩ thay thế châu Âu trong cuộc cách mạng GTVT-TTLL
– Bước đầu bộc lộ mặt trái của văn minh CN (mặt trái của chủ nhân của nó thời kì này là CNTB phương Tây): được phản ánh thông qua các học thuyết CNXH không tưởng, CNXH khoa học.
Lưu ý: Các thành tựu văn minh công nghiệp từ 1914-những năm 40 của thế kỉ XX, sinh viên tự nghiên cứu
II. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI (TỪ NHỮNG NĂM 1940 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 1990)
Đây được xem là thời kì phát triển đạt tới đỉnh cao của văn minh công nghiệp, tạo đà chuyển sang một nền văn minh mới (nhất là khi cuộc cách mạng này chuyển sang giai đoạn công nghệ)
1. Bối cảnh
– Diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống – sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất – tinh thần ngày càng cao của con người trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên (dân số thế giới:………….)
– Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở giai đoạn cuối —– nhu cầu khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế
– Nhiều quốc gia độc lập mới ra đời có nhu cầu phát triển đất nước
– Trật tự hai cực Ianta, chiến tranh Lạnh —– cuộc cạnh tranh gay gắt về tính ưu việt giữa hai chế độ (trên thực tế, hai cực chủ yếu cạnh tranh về những thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp quân sự)
– Nước Mĩ có điều kiện hòa bình trong chiến tranh, nơi thu hút, tập trung nhiều nhà khoa học tài giỏi ——- nơi xuất phát cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này và đạt được nhiều thành tựu nhất
2. Các giai đoạn
– Giai đoạn 1: Từ những năm 1940 đến đầu 1970s: cách mạng khoa học – kĩ thuật
– Giai đoạn 2: Từ cuối 1970s đến đầu 1990s: cách mạng công nghệ – văn minh CN phát triển đến đỉnh cao và chuẩn bị chuyển sang một nền văn minh mới (trên thực tế, cuộc cách mạng công nghệ này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay với tốc độ nhanh chóng hơn)
3. Nội dung, thành tựu:
3.1. Nội dung
Nội dung của CMCN: cơ khí hóa
Nội dung của cuộc cách mạng này là:
+ Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử
+ Hiện đại hóa cao độ trong mọi ngành, mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống
+ Mở rộng cao độ phạm vi, khả năng hoạt động, khám phá của con người (ví dụ: khám phá đại dương, lòng đất, vũ trụ,…; sử dụng các vật liệu, năng lượng mới…)
3.2. Thành tựu
GV hướng dẫn SV tự nghiên cứu theo các nhóm thành tựu sau:
– Khoa học cơ bản
– Công nghệ: công cụ mới, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học
– Giao thông vận tải – thông tin liên lạc
– Chinh phục vũ trụ: Liên Xô, Mĩ
4. Đặc điểm
– Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp:
+ Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
+ Khoa học đi trước mở đường cho sản xuất, tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật – công nghiệp hàng ngày
– Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn và hiệu quả ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học:
+ Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm trên: khoa học gắn liền với sản xuất, đời sống
+ Các nước đầu tư lớn cho khoa học: đem lại lãi lớn (Nhật Bản thời kì đầu phải mua các phát minh của nước ngoài và sau này lại bán các phát minh)
– Thành tựu to lớn vượt bậc, phổ biến rộng rãi đến mọi giai tầng xã hội
5. Nhận xét
– Ý nghĩa:
+ Nâng cao năng suất lao động lên gấp nhiều lần
+ Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng dân cư
+ Đặt ra những đòi hỏi mới về giáo dục – đào tạo nghề (4 trụ cột giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để chia sẻ)
+ Thị trường thế giới được toàn cầu hóa………
– Mặt trái (hậu quả tiêu cực): ô nhiễm môi trường, vũ khí hủy diệt, tai nạn nghề nghiệp….
Sự phát triển cao của văn minh công nghiệp thông qua những thành tựu đạt được của cuộc cách mạng trên đã đưa nhân loại tiến sang một nền văn minh mới: văn minh hậu công nghiệp.