LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA 77 NĂM NGÀY THỂ THAO VIỆT NAM ( 27/3/1946 -27/3/2023)
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA 77 NĂM NGÀY THỂ THAO VIỆT NAM ( 27/3/1946 -27/3/2023)
Lượt xem: 7021
Ngày Thể thao Việt Nam năm nay thêm phấn
chấn trong không khí và niềm vui chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cả
nước đang hăng hái và nô nức thi đua lập thành tích Chào mừng ngày bầu cử Đại
biểu quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026; “Ngày
Thể thao Việt Nam” được tổ chức hàng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân
tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hoá thể thao lành
mạnh. “Ngày Thể thao Việt Nam” bắt nguồn từ những sự kiện lịch sử buổi
ban đầu của nền thể dục, thể thao cách mạng.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (
nay là nước Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam). Bác cũng là người khai sinh nền
thể dục, thể thao của chế độ mới. Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 14,
thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên. Với mục tiêu “xét vấn
đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt
Nam”, Sắc lệnh nêu rõ: Nha thể thao Trung ương có nhiệm vụ “liên lạc mật
thiết với Bộ Y tế và Bộ Quốc gia giáo dục để nghiên cứu và thực hành thể dục
trong toàn quốc”. Gần hai tháng sau, căn cứ theo quyết định của Quốc dân
đại hội Việt Nam (Quốc hội khoá 1) họp ngày 02-3-1946 khẳng định sự tổ chức của
Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thiết lập Nha Thanh
niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. Nha gồm có Phòng Thanh niên Trung
ương và Phòng Thể dục Trung ương . Đây là văn kiện lịch sử, được coi như cương
lĩnh đầu tiên về xây dựng nền thể dục, thể thao cách mạng của nước Việt Nam,
thể hiện tập trung tư tưởng Hồ Chí Minh về Thể dục, Thể thao, phục vụ sức khỏe
của dân tộc và sự cường thịnh của Đất nước.Trên thực tế, với những quy định của
Bộ Quốc Gia giáo dục, Phòng Thể dục Trung ương đảm nhiệm toàn bộ chức năng,
nhiệm vụ của Nha Thể dục Trung ương cũ.
Trong những năm kháng chiến ở khu Việt
Bắc. Bác Hồ là người tập luyện TDTT đều đặn, người còn động viên chiến sĩ quân
đội trong nhân dân cần gìn giữ sức khỏe, tăng cường thể lực phục vụ cho công
tác và chiến đấu để giành độc lập tự do cho dân tộc. Với lời thề “Quyết tử cho
tổ quốc quyết sinh”. Nhân dân Việt Nam thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất
nước, không chịu làm nô lệ…”. Bác luôn luôn sống lạc quan yêu đời thường xuyên
tập luyện TDTT. Một trong những bài tập sử dụng rộng rãi là bài tập quân sự gồm
32 động tác với súng gậy và một số môn như việt dã, chạy vũ trang, bóng chuyền,
bơi… Ở cả 3 miền đất nước, trong các chiến khu, TDTT đã trở thành một động lực
lớn cho cuộc chiến đấu chống Thực dân Pháp xâm lược.
“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”
của Chủ tịch Hồ Cí Minh như ánh dương tỏa chiếu, định hướng cho sự hình thành
và phát triển nền TDTT mới của nước Việt Nam; Lờikêu gọi của Bác Hồ với ý tưởng
cao đẹp có ảnh hưởng sâu sắc với tình cảm, tinh thần và hành động của nhân dân
và mọi người hăng hái làm theo tiếng gọi của vị lãnh tụ kính yêu. Chỉ hai tháng
sau khi “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ đăng trên báo Cứu quốc số
199, ngày 27-3-1946, trong toàn quốc đã dấy lên phong tràoKhỏe Vì Nướcsôi
nổi. Phong tràoKhỏe Vì Nướcthực chất là bước đầu của nền Thể dục Thể
thao mới còn non trẻ nhưng đầy sinh lực phát triển.
Trải qua những năm tháng lịch sử, Dưới sự
lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, từ quan điểm, chỉ thị, kế hoạch và lộ trình cụ
thể, ngành Thể dục, Thể thao của Việt Nam đã từng bước phát triển và giành được
nhiều kết quả trên bình diện đấu trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt với các
môn Thể thao thi đấu truyền thống, lợi thế và những vận động viên con người
Việt Nam anh hùng, đã lan tỏa hình ảnh và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên
trường Quốc tế.
Với những ý nghĩa, lịch sử sâu sắc đó,
ngày 27-3 hàng năm, được Nhà nước ta lấy làm “Ngày Thể thao Việt Nam”.