LẤY RÁY TAI BỊ CHẢY MÁU CÓ SAO KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ ĐÚNG

 

 

1. Tại sao lại bị chảy máu khi ráy tai?

 

Tai là một bộ phận khá nhạy cảm, vì vậy quá trình ráy tai nếu không cẩn thận có thể dẫn đến những tổn thương. Có thể là tổn thương tai do bị ngoáy quá mạnh hoặc cũng có thể là do các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng gây ra. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nhé!

 

Do bị thủng màng nhĩ

 

Màng nhĩ là một lớp vách ngăn giữa tai tai ngoài và tai giữa. Nếu như bạn không cẩn thận ngoáy tai quá mạnh hay quá sâu rất có thể dẫn đến tình trạng thủng màng nhĩ và gây chảy máu. Khi bị thủng màng nhĩ, ngoài chảy máu thì bạn còn cảm thấy đau, khó chịu, mất thính lực, ù tai, chóng mặt…

 

Vì vậy, khi ráy tai bạn cần phải ráy từ từ, chậm rãi, không đi vào quá sâu bên trong để tránh tiếp xúc với màng nhĩ. Tốt nhất không nên ráy ở chỗ đông người để tránh va chạm. 

 

 

Do nhiễm trùng tai

 

Nhiễm trùng tai có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng tai đó là chảy máu tai khi ngoáy hay tự nhiên thấy chảy máu tai. Ngoài tình trạng chảy máu, thì còn kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, đau đầu, có mủ ở tai, sưng tai, giảm thính lực, ù tai…

 

Do chấn thương

 

Nhiều người thích dùng những vật dụng bằng sắt ráy tai để dễ dàng lấy ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên các vật dụng cứng đó có thể gây ra những tổn thương trong tai như: xước, rách, vết cắt khiến tai bị chảy máu kèm theo những cơn đau rát nhẹ tại vị trí chấn thương.

 

Bạn nên cảnh giác và thận trọng khi ngoáy tai bằng những vật dụng cứng, tuyệt đối không tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại.

 

Do dị vật kẹt trong tai

 

Khi các vật nhỏ vô tình lọt vào tai hay các loại côn trùng lọt vào tai khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu. Dẫn tới việc sử dụng các vật dụng nhằm lấy dị vật ra, việc này gián tiếp khiến cho tai bị tổn thương, dẫn tới tình trạng bị chảy máu tai.

Do chấn thương vùng đầu

Một số tình trạng chấn thương ở vùng đầu cũng có thể khiến cho tai bị chảy máu trong quá trình ngoáy tai. Đa phần những chấn thương này là do tai nạn, ngã, chấn thương do chơi thể thao… Ngoài tình trạng chảy máu ra, thì những chấn thương còn có những triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, hay quên, choáng váng…

 

2. Ráy tai bị chảy máu có nguy hiểm không?

 

Nhiều người thường có thói quen sử dụng tăm bông hay các dụng cụ sắc ngoáy tai để tự lấy ráy tai. Điều này có thể dễ dẫn tới tình trạng thủng màng nhĩ, chảy máu hoặc mất thính lực tạm thời vô cùng nguy hiểm. Vậy lấy ráy tai bị chảy máu có sao không?

 

Trong nhiều trường hợp vết thương sau khi chảy máu có thể tự lành lại, tuy nhiên chúng sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn như: giảm thính lực, cảm thấy ù tai thường xuyên và nguy hiểm nhất là gây điếc tai. Bởi thực tế đã có rất nhiều người không may rơi vào tình trạng suy giảm thính lực sau khi ngoáy tai bị chảy máu. 

 

Trường hợp không may bị thủng màng nhĩ, nếu chỉ rách màng nhĩ đơn thuần thì có thể gây điếc nhẹ, hay giảm thính lực, nhưng nếu tổn thương sâu đến tai trong cơ thể dẫn đến điếc vĩnh viễn. Nếu như thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp thì trước đó sẽ có triệu chứng nhiễm khuẩn như sốt, ăn uống kém kèm đau nhức trong tai, ù tai. Khi màng nhĩ thủng, mủ thoát ra được ngoài ống tai khiến các triệu chứng thuyên giảm đi.

 

 

Vì thế bạn cần chọn những loại dụng cụ ráy tai được làm từ chất liệu không quá sắc để bảo vệ đôi tai của mình khỏi những tổn thương nhé!

 

3. Cách xử lý khi tai bị chảy máu

 

Nếu tình trạng chảy máu tai của bạn là do dùng vật cứng ngoáy tai thường chỉ có triệu chứng đau nhẹ ở vùng tổn thương. Bạn nên cảnh giác và cẩn thận khi ngoáy tai bằng những vật sắc nhọn.

 

Thủng màng nhĩ có thể không cần phải điều trị vì màng nhĩ thường tự lành trong vài tuần hoặc vài tháng trong điều kiện tai được giữ khô và không bị vi khuẩn tấn công.

Sau đây là những cách xử lý sau khi ráy tai bị chảy máu mà bạn có thể tham khảo:

Dùng kháng sinh

Khi tai bị chảy máu sẽ không tránh khỏi bị nhiễm trùng, bạn có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc ngăn chặn vi khuẩn phát triển và nhân lên.

 

Theo dõi thận trọng

 

Nhiều nguyên nhân gây chảy máu tai sẽ tự hết theo thời gian, việc chờ đợi các nguyên nhân tự khỏi sẽ được áp dụng cho cả thủng màng nhĩ, chấn động hoặc các loại chấn thương đầu nhìn thấy được.

 

Trong những ngày đầu sau khi chảy máu tai, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân báo cáo mọi thay đổi để có thể đưa ra được các điều trị bổ sung kịp thời.

Thuốc

giảm đau

 

Uống thuốc giảm đau sẽ làm giảm các cơn đau khó chịu và kích thích gây ra bởi nhiễm trùng tai, tổn thương hoặc các vấn đề về áp lực.

Chườm ấm

Sử dụng khăn ấm chườm lên tai một cách nhẹ nhàng để làm giảm đau và giảm cảm giác khó chịu.

 

Bảo vệ đôi tai

 

Khi tai bị tổn thương sau chảy máu, bạn cần tuyệt đối bảo vệ tai khỏi những tác động bên ngoài. Có thể dùng miếng bịt tai để ngăn nước và mảnh vụn xâm nhập vào.

Nếu thấy khó chịu, đau nhức tai hay tai có triệu chứng nhiễm trùng, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định hướng điều trị phù hợp. 

 

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc: “lấy ráy tai bị chảy máu có sao không?” Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Tai là một giác quan vô cùng quan trọng, vì vậy hãy luôn cẩn thận khi ráy tai để tránh những hậu quả không đáng có bạn nhé! Bạn nên sử dụng bộ lấy ráy tai chất lượng để đảm bảo an toàn tránh những trầy xước không đáng có.