Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ cho cam quýt giúp giá thành tăng lên 2 – 3 lần

Đối với các loại cam quýt, thời gian cho thu hoạch chính vụ là vào tháng 9, tháng 10 hằng nằm, cũng vào thời điểm này rất nhiều loại cây ăn trái khác cũng cho thu hoạch nên giá cam sẽ chỉ bán được từ 5.000 – 10.000đ/kg, như vậy hiệu quả kinh tế mang lại rất kém, ảnh hưởng rất nặng đến kinh tế của  các nhà vườn trồng cam. Trước những thực tế đó những năm gần đây một số nhà vườn đã tìm biện pháp xử lý để cho cam quýt ra hoa nghịch vụ để thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch năm sau. Theo các nhà vườn nếu thu hoạch tại thời điểm này giá bán cam quýt tại vườn có thể lên đến 40.000 – 50.000đ/kg việc tiêu thụ cũng dễ dàng hơn.

Biết rằng thu hoạch cam quýt ra nghịch vụ rõ ràng mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với chính vụ, tuy nhiên các nhà chuyên môn cũng khuyến cáo khi áp dụng khoa học kỹ thuật để xử lý cam quýt nghịch vụ nhà vườn nông dân cần chú ý khả năng ra hoa của cây, tránh sử dụng hóa chất không đúng cách làm cây suy kiệt, bên cạnh đó cam quýt ra hoa nghịch vụ trùng với mùa mưa nên cây thường bị nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại làm thất thu năng suất đáng kể nếu nhà vườn không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

 Sau đây sẽ là những câu hỏi thường gặp của các nhà vườn cam, bên cạnh đó là các câu trả lời chính xác nhất giúp kỹ thuật tạo xoài ra hoa trái vụ đảm bảo tốt nhất.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp cây ra hoa trái vụ giúp năng suất tăng 2-3 lần

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp cây ra hoa trái vụ giúp năng suất tăng 2-3 lần

1. Khi nhà vườn xử lý cho cam quýt ra hoa nghịch vụ thì nó sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế như thế nào?

Đối với việc canh tác cây có múi thì việc xử lý cây có múi cho hoa nghịch vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nhà vườn, bởi vì nếu cam quýt mà thu hoạch khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch thì sẽ trùng với nhiều loại trái cây khác do đó giá cam quýt thường thấp, nếu xử lý cho hoa thu hoạch từ tết âm lịch đến khoảng tháng tư tháng năm thì giá sẽ rất cao (gấp 2, 3 lần so với chính vụ).

Khi các nhà vườn xử lý cho hoa cam quýt ra nghịch mùa đồng nghĩa là nhà vườn phải ép cho cây ra hoa kết trái không theo quy luật tự nhiên, vậy chất lượng trái có thay đổi không?

Khi chúng ta điều khiển cây ra hoa không theo quy luật tự nhiên, nếu nhà vườn chăm sóc đúng, cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, áp dụng IPM trên cây thì chất lượng trái không thay đổi. Thậm chí có một số cây có múi ra hoa, phát triển trái mùa nắng mà nhà vườn cung cấp đủ nước tưới thì chất lượng trái cây nhiều khi hơn hẳn những trái ra hoa trong điều kiện mưa nhiều.

2. Với những vườn cam quýt như thế nào đủ tiêu chuẩn để xử lý cho ra hoa nghịch mùa?

Để xử cho các loại cam quýt ra hoa nghịch vụ đạt được hiệu quả cao nhất thì phải đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:

– Thứ nhất: Là tán lá cây phải phát triển mạnh, tùy theo điều kiện vùng đất và chăm sóc mà chúng ta xác định độ tuổi để xử lý. Nếu trong điều kiện thâm canh tốt thì đến năm thứ hai chúng ta có thể cho ra những đợt trái đầu tiên, nhưng quan trọng nó phải đủ được cành lá để cây phát triển.

– Thứ hai: Là chúng ta phải chăm sóc trước đó, tất cả những cơi đọt ra đọt non nó phải không bị nhiễm sâu bệnh hại, chúng ta giữ bộ lá làm sao cho nó xanh, dày khi đó chúng ta áp dụng biện pháp xử lý nghịch vụ thì cây mới có thể ra hoa được.

3. Thời điểm tốt nhất có thể xử lý cho cam quýt ra hoa nghịch mùa để giúp cho năng suất và chất lượng đạt cao nhất?

 Tùy theo từng loại cây có thời gian phát triển trái khác nhau, chẳng hạn cây quýt từ thời gian ra hoa đến ngày thu hoạch phải gần 9 tháng, cây cam sành thì thời gian thu hoạch khoảng 7 tháng từ đó tính ngược lại thời gian. Nếu là quýt thì phải xử lý vào khoảng tháng tư thì tháng năm ra hoa và đến tết âm lịch sẽ thu hoạch. Thường cam sành ở miền Nam giá cao vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4, như vậy khoảng tháng 6 tháng 7 chúng ta xử lý thì chúng ta sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 thì sẽ có giá cao nhất.

4. Những yêu cầu về tỉa cành, tạo tán, tưới nước và bón phân trong xử lý ra cam, quýt ra hoa trái vụ là gì?

Để cây ra công tác xử lý ra hoa trái vụ cho cam, quýt đạt được cao nhất thì các biện pháp tỉa cành, tạo tán bón phân là những biện pháp cực kỳ quan trọng, là tiền đề quyết định đến sau này số hoa, tỷ lệ đậu quả, chất lượng và năng suất đạt được cao nhất.

Đối với tỉa cành, tạo tán: Nhà vườn nên áp dụng biện pháp chỉ tỉa những cành bị nhiễm sâu, bệnh hại của vụ trước để cắt đi nguồn bệnh cho vụ mới, bởi cây có múi một số cành có thể phải giữ để cây có đủ tán, đủ cành để ra hoa đậu trái, đủ cành lá để che chắn ánh sáng trực xạ trong điều kiện nắng nóng.

– Tưới nước: Bởi vì nếu sau mùa vụ thu hoạch mà chúng ta không duy trì độ ẩm (cây bị khô hạn sẽ bật mầm hoa ra hoa không theo ý muốn của mình) vì vậy sau mùa thu hoạch nhà vườn phải tưới nước thường xuyên duy trì độ ẩm. Tiếp đến là thời gian chuẩn bị xiết nước để xử lý ra hoa thì chúng ta ngưng tưới nước. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay khuyến cáo nhà vườn chúng ta không nên áp dụng biện pháp xiết nước triệt để để phân hóa mầm hoa như kinh nghiệm của nhà vườn trước đây bởi vì nếu biện pháp xiết nước triệt để như vậy thì cây sẽ ra hoa rất nhiều tuy nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng nuôi trái của cây sau này.

– Bón phân: Hiện nay giải pháp là khuyến cáo nhà vườn áp dụng nhiều biện pháp đồng loạt như duy trì độ ẩm, tăng cường phân bón giúp cây có khả năng phân hóa mầm hoa tốt chẳng hạn tăng cường lân thật cao, rồi tới kali là hai yếu tố quan trọng, bên cạnh phân bón gốc nhà vườn cần phun thêm chế phẩm phân bón lá có chứa lân với kali thật cao để giúp cây phân hóa mầm hoa. Rồi đúng thời điểm, đúng độ tuổi lá chúng ta cần cho cây ra hoa thì chúng ta sẽ tưới nước, bón phân lại và chúng ta phun một số chế phẩm kích thích ra hoa thì cây sẽ ra hoa đồng loạt như vậy thì cây có đủ sức để ra hoa đậu trái tốt.

5. Khi vườn cam quýt hội đủ những tiêu chuẩn trên thì nhà vườn cần phải tiến hành xử lý như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Sau khi vườn cam quýt mà chúng ta đã chăm sóc, bón phân, duy trì độ ẩm trước khi xử lý khoảng 2 tuần tùy theo vùng đất (nếu vùng đất ẩm thì ngưng tưới nước dài hơn, nếu đất hút nước nhanh thì ngưng tưới nước ngắn hơn) thì nhà vườn có thể áp dụng biện pháp ngưng tưới nước, sau đó đúng thời điểm chúng ta xử lý để ra hoa thì chúng ta sẽ bón phân, tưới nước trở lại thì cây sẽ bật những mầm hoa lúc này chúng ta sẽ dùng một số chất để kích thích cây ra hoa.

6. Nên bổ sung các loại phân bón gì? Và vai trò của chúng như thế nào đối với cây trồng?

Ở giai đoạn này việc bổ sung dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, chỉ cần chúng ta không cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây sẽ không đậu trái tốt cũng như nuôi trái không tốt rồi khả năng rụng trái sẽ rất cao vì giai đoạn này việc bổ sung dinh dưỡng nhà vườn phải cân đối giữa đạm, lân, kali. Chẳng hạn như có thể áp dụng công thức 15:15:15 hoặc 20:20:15 để vừa có đạm vừa có lân vừa có kali. Bên cạnh đó nhà vườn cần phải bổ sung một số nguyên tố trung vi lượng, đặc biệt là từ giai đoạn ra hoa thì việc bổ sung nguyên tố trung vi lượng cho nó, trong đó có một số trung vi lượng cực kỳ quan trọng đối với cây có múi chẳng hạn như bo hay magiê để giúp cây tránh hiện tượng rụng trái non, giúp trái phát triển tốt. Bổ sung dinh dưỡng là một trong những biện pháp rất quan trọng để quyết định đến việc xử lý ra hoa nghịch vụ và lưu trái nghịch vụ có tốt hay không.

Ngoài ra ta có thể sử dụng thêm các loại chất điều hòa sinh trưởng giúp cho tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế rụng quả non hay kich thích cho trái to, đều, hàm lượng cao và năng suất đật được là cao nhất với nồng độ cụ thể như:

GA3: Lấy  5-20ppm (tương đương 1g/20 – 200 lít nước), xịt trái cây trước khi quả chuyển đổi sắc tố màu, khi quả đang còn xanh sẽ giúp kích thích to trái; trì hoãn sự lão hóa của hoa quả (giúp quả lâu chín, lâu bị hỏng trong quá trình bảo quản).

Cam sau khi sử dụng GA3

Cam sau khi được xử lý GA3

4-CPA: Lấy 10 – 25mg/l dung dịch 0,1% phun lên toàn bộ cây trong giai đoạn cây ra hoa sẽ hạn chế tối  đa được hiện tượng rụng trái non và tăng được năng suất quả sau này.

CPPU KT-30: Sử dụng dung dịch với nồng độ CPPU KT-30 0,1% là dùng 5 – 20ml/l nước sạch  trong 3 – 7 ngày sau khi hoa rụng và 25 – 35 ngày sau khi đậu quả, hoặc sử dụng ethanol 0,1% ethanol với 5 – 10 ml cộng với 1,25 ml GA3 với 1 lít nước phun cho cây. Với hai phương pháp trên đều có thời gian sử dụng là như nhau và đều có tác dụng đối với cây là: Giúp tỷ lệ đậu qủa trên cây đạt được là tối đa, từ đó là tiền đề để sản lượng quả sau này của cây đạt được là cao nhất.

– Để cây có khả năng ra hoa nghịch cụ cao nhất, ở các nhà vườn đã sử dụng thành công và rộng rãi đó là: Sử sụng 10 – 20g Paclobutrazol 20%/10 lít nước. Kết hợp ThiO Urea (30 ngày sau khi phun Paclobutrazol thì phun ThiO urea với nồng độ 0,1 – 0,3% (10g – 30g/10 lít nước) giúp kiểm soát ra chồi, kích thích ra hoa trái vụ, giúp cây ra hoa đạt tỷ lệ cao.

7. Khi xử lý cam quýt ra hoa nghịch vụ thì các nhà vườn cần phối kết hợp phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây như thế nào?

Sâu bệnh tấn công vào giai đoạn trái non, trái non sẽ bị rụng hoặc sẽ để lại vết thẹo trên bề mặt vỏ trái song song đó các trái phát triển trong mùa mưa cũng rất nhiều đối tượng gây hại như nấm, vi khuẩn có thể tấn công trên bề mặt vỏ trái như vậy việc bảo vệ thực vật, phòng trừ các đối tượng dịch hại từ giai đoạn ra hoa và đậu trái, phát triển trái cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến năng suất cũng như giá trị thương phẩm của trái.

8. Các loại sâu bệnh hại và các phòng trừ tốt nhất ở giai đoạn này là gì?

Ở thời điểm này trên cây sẽ gặp phải các đối tượng gây hại như: sâu vẽ bùa, bọ trĩ và tầm nửa tháng tiếp theo thường thì sẽ xuất hiện thêm nhện đỏ gây hai trên lá hoặc quả. Từ giữa tháng 8 khi trời mưa liên tục có khả năng xuất hiện các loại như nấm ghẻ, bệnh ghẻ nham. Tiếp đến sẽ là các bệnh do vi khuẩn gây hại nghiêm trọng. Nếu nhà vườn không phát hiện sớm để phòng trừ bệnh ở trên lá thì bệnh sẽ tấn công đến bề mặt vỏ trái làm cho trái mất giá trị thương phẩm và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như hiệu quả sản xuất của nhà vườn.

Với bọ trĩ: Phòng trừ từ giai đoạn chuẩn bị ra hoa ,nếu hoa nở trong điều kiện thời tiết ngày nào cũng nắng chúng ta kiểm tra xem có bọ trĩ không, nếu có thì chúng ta dùng thuốc đặc trị bọ trĩ trước khi phát hoa chuẩn bị nở, 5 – 7 ngày sau phun lại một lần, phun làm sao mà trong đợt hoa và sau khi đậu trái non khoảng 10 ngày phải bảo vệ khỏi con bọ trĩ sẽ quyết định rất lớn đến năng suất và hiệu quả sản xuất cam quýt của nhà vườn.

Với nhện đỏ: Ở Nam bộ ở tầm tháng 7 thì sẽ xuất hiện nhện đỏ, phát hiện sớm nhện trên bề mặt lá để quyết định phun thuốc ngay. Đối với nhện thì nhà vườn có thể phòng trừ bằng các biện pháp như: dùng áp lực nước để phun rửa trên tán lá trước sau đó chúng ta phun thuốc đặc trị nhện, đối với con nhện thường thì khả năng kháng thuốc rất cao như vậy khi phun thuốc nhà vườn nên luân phiên các loại thuốc với nhau, tránh sử dụng một loại thuốc quá nhiều lần làm cho nhện kháng thuốc.

Với bệnh ghẻ và bệnh loét. Từ giữa tháng 8 âm lịch trở đi thường sẽ xuất hiện bệnh ghẻ. Thời điểm mưa liên tục nhà vườn phải có biện pháp phòng trừ triệt để hai đối tượng này, bệnh ghẻ nham thì do nấm nhà vườn phải sử dụng thuốc trừ nấm đặc trị, bệnh léc thì do vi khuẩn nhà vườn phải dùng thuốc diệt vi khuẩn đặc trị. Đối với bệnh thì chúng tôi khuyến cáo nhà vườn phòng là quan trọng nhất, bởi vì khi nó xuất hiện rồi chúng ta mới trị thì chi phí rất cao vì chúng ta phải phun đi phun lại nhiều lần.

Một chủ vườn Tên Sơn đã chia sẻ: Những năm gần đây qua những nỗ lực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm các nhà vườn đồng thời được các nhà chuyên môn trực tiếp hướng dẫn nên từ cách xử lý cho quýt ra hoa nghịch vụ, bón phân sao cho cân đối giữa đạm, lân, kali, phân chuồng đến phòng trừ các loại sâu bệnh Tôi nhớ thuần thục nên quýt luôn cho trái to, đều, mùi vị thơm ngon. Vụ quýt vừa qua gia đình anh thu về gần 30 tấn trái với giá bán tại vườn từ 30.000 – 35.000đ/kg, sau khi trừ chi phí gia đình anh Sơn thu lời hàng trăm triệu đồng.

Nguồn: Admin