Kỹ thuật trồng và thời gian sinh trưởng của dâu tây
Dâu tây là một loài cây ăn quả có nguồn gốc từ châu Mỹ rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Loại quả này ngoài ăn sống còn có thể chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống thơm ngon. Vậy thời gian sinh trưởng của dâu tây như thế nào? Kỹ thuật cho quả to, ngon ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thời gian sinh trưởng của cây dâu tây
Theo kinh nghiệm của những người nông dân trồng dâu tây, chỉ cần biết cách trồng dâu tây đúng kỹ thuật thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn cây sẽ cho ra trái. Thời gian sinh trưởng của cây dâu tây thông thường khoảng từ tháng 9 đến giữa tháng 3 năm sau là cây đã cho ra hoa và quả.
Thời gian sinh trưởng của cây dâu tây còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống cây trồng, điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc,… Một cây dâu tây nếu không bị sâu bệnh sẽ cho thu hoạch được 2 vụ trong thời gian hai năm. Trong một cây ta có thể thu hoạch được khoảng 35 đến 40 trái. Nếu được chăm sóc tốt hơn thì cây có thể cho ra nhiều quả hơn. Do đó, để dâu tây có thời gian sinh trưởng ngắn thì các bạn cần tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc dâu tây đúng cách.
Thời gian sinh trưởng của cây dâu tây
Kỹ thuật chăm sóc cây dâu chuẩn nhất
Để dâu tây sinh trưởng và phát triển tốt, các bạn cần đảm bảo trồng dâu đúng với kỹ thuật sau:
Chọn hạt giống
Hiện nay, dâu tây có nhiều giống khác nhau như: Mỹ, New Zealand, Nhật, Úc,… Hầu như các giống đều cho ra hoa và quả quanh năm. Thế nhưng, ở mỗi loại giống sẽ có đặc tính sinh lý và phù hợp với điều kiện tự nhiên khác nhau.
Khi lựa chọn giống dâu tây, bạn cần dựa trên các yếu tố như hạt phải có tỷ lệ nảy mầm cao, cây phải từ 10 – 15cm chắc khỏe, phát triển đều và không bị sâu bệnh.
Chọn hạt giống trồng cây dâu tây
Chọn chậu
Dâu tây thuộc dòng cây khó tính nên khi trồng bạn cũng cần chọn chậu sao cho phù hợp. Nếu trồng dâu trong chậu nhỏ bạn cần đảm bảo ngăn chia và thay chậu thường xuyên. Nếu không bạn nên chọn những loại chậu có đường kính 20cm để thuận tiện cho việc chăm sóc nhất. Khi trồng, cần đặt chậu ở vị trí đón được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp, đặt khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
Đất trồng
Đất sử dụng để trồng dâu phải đảm bảo là đất hữu cơ, thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, sạch, giữ được ẩm và có khả năng thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng cây dâu tây
Nếu trồng dâu bằng hạt bạn nên ủ hạt trước khi tiến hành trồng. Đầu tiên bạn cho đất vào chậu và đánh tơi xốp rồi sau đó mới ươm hạt. Nên phủ lên chậu một lớp rơm hoặc cây khô để tạo bóng râm, giữ độ ẩm và nhiệt độ cho đất.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ chậu, đất, hạt giống rồi chúng ta sẽ tiến hành gieo trồng. Gieo hạt vào chậu với khoảng cách đều nhau. Bạn cũng có thể chia theo luống để cây phát triển tốt hơn.
Chậu dâu nên đặt ở những nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời tránh ánh nắng trực tiếp, tưới nước thường xuyên cho dâu vào sớm và chiều tối với lượng nước vừa đủ độ ẩm cho cây.
Kỹ thuật trồng cây dâu tây
Chăm sóc
Để dâu phát triển khỏe mạnh, trong thời gian đầu bạn nên loại bỏ những chùm dâu đầu tiên để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và ức chế cho lần sau để cây cho năng suất cao hơn.
Đặt chậu ở nơi có nhiệt độ từ 7 – 30 độ, nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý đến thời gian chiếu ánh sáng cho cây dâu tây không quá 12 giờ trong một ngày. Vào buổi tối, bạn không nên để cây quá gần với ánh sáng khiến cây phát triển nhanh và không ra trái.
Vào buổi sáng sớm và chiều tắt nắng cần bổ sung đủ nước để đất được ẩm và cây phát triển xanh tốt. Khi trồng hạt giống, bạn có thể tưới bằng nước gạo. Còn nếu trồng bằng cây con cũng có thể tưới bằng nước gạo khi cây bám rễ.
Sâu bệnh
Để hạn chế tình trạng bị sâu bệnh hại, bạn nên theo dõi và cắt tỉa lá khi cây mọc lá quá dày hoặc có thể tách cây non ra chậu mới. Khi cây ra hoa, ra quả cần chú ý tiêu diệt kiến, côn trùng. Bởi chúng có thể tấn công và ăn quả rất nhanh.
Bạn nên hướng quả ra khỏi chậu. Nó vừa giúp quá phát triển nhanh, vừa theo dõi được sâu bọ ăn quả. Ngoài ra còn có thể bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo để ngăn chặn chim chóc hoặc chó, mèo.
Cách chống sâu bệnh hại dâu tây
Thu hoạch
Bạn thu hoạch dâu tây khi quả chuyển sang màu đỏ sẫm. Khi ăn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon và bổ dưỡng.
Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây thì bạn cũng biết được thời gian sinh trưởng của cây dâu tây và kỹ thuật trồng dâu tây đúng cách rồi phải không? Mong rằng những thông tin của chúng tôi dễ hiểu và giúp ích cho bạn trong quá trình trồng dâu tây tại nhà.