Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải bẹ xanh của những nông dân làm kinh tế giỏi
Thông tin tác giả
| Tham khảo
Rau cải bẹ xanh có đến hơn 10 công dụng hữu hiệu, vì vậy ngoài trồng rau để tự tiêu dùng, nhiều người đã trồng loại rau này với quy mô lớn. Để có thể thu hoạch được năng suất cao như ý muốn, những người nông dân đã có những kinh nghiệm, kỹ thuật sau.
Mục Lục
Cách gieo giống
Khi trồng, hạt giống cần được rải thành hàng, khoảng cách giữa các hàng và hạt là 10cm nhé! Khoảng cách trồng (cấy) thích hợp nhất khi trồng rau cải xanh tại nhà là 15×20. Cấy 70 – 100 g, gieo thẳng 300 – 400 g/ 1.000 m2. Sau đó, phủ tiếp lớp đất mỏng phủ lên mặt. Chú ý: Đừng quên sau khi trồng cải bẹ xanh cần tưới nước để giữ ẩm cho hạt. Hạt sẽ nảy mầm sau vài ngày.
Chăm sóc
Sau khi trồng cây ra ngoài vườn thì phải đảm bảo che chắn trong giai đoạn đầu, tránh trường hợp trời quá nóng hay mưa to sẽ ảnh hưởng đến sức sống và chất lượng của rau. Tưới nước ngay sau khi trồng, mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Do rau cải bẹ xanh tại nhà có thân mềm nên cần tưới trực tiếp vào gốc, cho đến khi cải bẹ xanh bén rễ, phát triển tươi tốt. Sau đó, chỉ cần tưới nước khi thấy đất hết ẩm. Tránh trường hợp nấm bệnh do tưới nước quá nhiều.
Rau cải bẹ xanh phát triển tốt nhất trong mùa lạnh và thích nhiệt độ từ 18-24 oC, đất có độ pH khoảng giữa 5,5 và 6,5, độ ẩm khoảng 70-90oC. Vì vậy thời điểm thích hợp tưới nước cho rau cải bẹ xanh tại nhà thường vào buổi sáng. Nongphu.net khuyên các bạn cần bảo tưới nước cho rau cải bẹ xanh đủ để làm ẩm đất đến độ sâu ít nhất khoảng 18 cm.
Bón phân
Sử dụng nguồn hữu cơ tự nhiên để chăm sóc cho rau luôn được đánh giá là cách tốt nhất để đảm bảo có được những bẹ cải xanh sạch, an toàn.
Các loại phân có thể bón cho rau cải bẹ xanh:
– Phân hữu cơ đã ủ hoai mục.
– Phân vi sinh (trừ những phân vi sinh có chứa thành phần vô cơ).
– Phân khoáng từ nguồn tự nhiên (Tro thực vật, vôi, bột đá…). Đây là những loại phân có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất khoáng cho rau cải bẹ xanh trong thời gian sinh trưởng.
Hàm lượng phân bón bón cho rau cải bẹ xanh: Lượng phân bón cho rau cải bẹ xanh tại nhà thông thường là 8 – 12 tấn/ha (tương đương 300-500 kg/sào).
Bón lót 1 lần ngay từ khi chuẩn bị đất trước khi gieo trồng. Tuỳ theo tình trạng của cây trồng, điều kiện đất đai mà có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách ngâm phân hữu cơ ủ hoai mục với nước hoặc chắt dịch ngâm hoà loãng với nước để tưới bổ sung cho cây. Ngoài ra, có thể dùng nước đậu tương, ốc, cá ngâm… đã ngâm để làm nguồn hữu cơ tự nhiên tưới cho rau cải bẹ xanh tại nhà.
Đến lúc rau cải bẹ xanh xoè lá thì bạn tiến hành bón thúc cho rau lần thứ hai. Trước khi bón thúc nên xới xáo mặt đất kết hợp với vun gốc cao cho rau cải bẹ xanh để chống đổ ngã và thường xuyên nhặt cỏ dại.
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cải bẹ xanh, cần bón thúc 5 – 7 lần. Dựa vào tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân lá cây để chúng ta có thể tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp.
Thu hoạch
Thông thường, rau cải bẹ xanh tại nhà thường thu hoạch sau 30 – 40 ngày trồng. Chọn thu hoạch khi cải bẹ xanh cao khoảng 9-18 cm. Tuy nhiên, tùy nhu cầu của người trồng, chúng ta có thể thu hoạch được rau cải bẹ xanh tại nhà non (khoảng 500 gram) sau 30 ngày. Nếu bạn muốn ăn rau cây lớn phải mất 40 ngày mới thu hoạch (thu được 250 gram). Cần cắt sát gốc khi thu hoạch. Khi thu hoạch rau cải bẹ xanh xong, cần nhặt hết gốc rễ, để 1 ngày phơi đất, bổ sung thêm lượng đất mới rồi tiếp tục trồng đợt sau để đảm bảo tiêu diệt các nguồn bệnh trong đất. Thu hoạch rau cải bẹ xanh tại nhà có thể tỉa lá hoặc cắt cả cây thu hoạch 1 lần.
Quản lý dịch hại
Trên ruộng Cải Xanh thường gặp những dịch hại chủ yếu sau: Bọ nhẩy (Phyllotreta striolata), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu đục ngọn (Hellula sp.), bệnh chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerostium sp.), bệnh thối bẹ (Sclerostium rolfsii, Rhizoctonia sp.) Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora). Việc thực hiện nghiêm chỉnh kỹ thuật canh tác nói trên đã là một phần trong quản lý dịch hại tổng hợp, phần này chỉ nhấn mạnh các biện pháp cần thiết cho quản lý các dịch hại cụ thể.
* Biện pháp canh tác
Luân canh: Để hạn chế các sâu bệnh hại có thể chu chuyển và gây hại nặng, không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng một chân đất. Nên luân canh bắt buộc với các cây khác họ như: xà lách, rau dền, mồng tơi hoặc rau gia vị … tốt nhất nên luân canh với các cây họ hoà thảo như: bắp, lúa nước chẳng hạn.
Thường xuyên tưới đủ ẩm để hạn chế sự phát triển sâu non bọ nhẩy sống ở phần gốc cây dưới đất. Nhưng nếu thấy bệnh phát triển nên hạn chế tưới nước.
Mật độ gieo trồng vừa phải: Không nên trồng quá dầy nhất là trong mùa mưa dễ tạo thuận lợi cho các bệnh phát triển. Trong mùa mưa có thể che lưới thấp để tránh dập nát, tổn thương đến bộ lá
Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ trong ruộng và cỏ bờ để hạn chế sự cư trú của các sâu bệnh, sau thu hoạch nên gom đốt các tàn dư.
* Biện pháp cơ lý
Thăm đồng thường xuyên nếu thấy xuất hiện các sâu bệnh hại như trứng sâu ăn tạp, sâu tơ, bệnh thối nhũn … có thể dùng tay bắt giết nhổ bỏ cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Các cây, lá bệnh khi nhổ bỏ không vứt ở ruộng và bờ mà cần gom đốt hoặc đào hố chôn có rãi vôi bột khử trùng, hay đem ủ phân đúng kỹ thuật.
* Biện pháp sinh học
Để bảo tồn các loại thiên địch của sâu hại (nhện, ong ký sinh, bọ rùa ăn sâu…) cần hạn chế các loại thuốc phổ rộng. Phòng các loại sâu non bọ cánh phấn nếu xuất hiện nhiều thì ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh gốc Bacillus thuringiensis các loại, riêng với bọ nhẩy có thể dùng các loại thuốc thảo mộc Nicotine (nước ngâm thân lá thuốc lá), Rotenone (thuốc cá) phun trừ.
* Biện pháp hóa học
Trừ sâu hại:
Trong vườn ươm cần trừ kiến tha hột giống có thể sử dụng thuốc Basudin 10H (15-20g/10m2).
Để trừ bọ nhẩy có thể xử lý hột giống trước gieo bằng thuốc. Trường hợp bọ nhẩy xuất hiện nhiều trên ruộng có thể dùng thuốc gốc lân hữu cơ kết hợp với gốc cúc tổng hợp theo khuyết cáo.
Trừ bệnh hại:
Để phòng trị các bệnh trước khi gieo nên xử lý bằng một trong các loại thuốc sau đây: Rovral 50 WP, Viben-C 50 WP, lượng dùng 5kg/1kg hột.
Với bệnh chết cây con: Khi phát hiện phun một trong các loại thuốc: Moceren 25 WP (15g/8 lít), Rovral 50WP (20g/8 lít), Ridomil MZ 72 WP (15g/8 lít).
Bệnh thối bẹ: dùng Moceren 25 WP (25g/8 lít), Rovral 50 WP (20g/8 lít), Ridomil MZ 72 WP (15g/8 lít).
Còn một tuần lễ trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng thuốc hoá học chỉ được phép sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.
Thực ra, rau cải bẹ xanh rất dễ chăm sóc. Nếu chỉ có điều kiện trồng trong các thùng xốp, các bạn có thể tham khảo bài viết : Cách trồng rau cải bẹ xanh trong thùng xốp hiệu quả nhất