Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gấc
Mục Lục
1. Kỹ thuật chuẩn bị và canh tác đất trồng gấc
Gấc là 1 loại cây trồng không kén đất, có thể sống và thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Nhưng đất phù hợp nhất giúp gấc sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao phải nói đến là đất phù xa, nhiều mùn, có khả năng thoát nước tốt.
– Gấc được trồng với mật độ 4 – 6m/cây.
– Chuẩn bị đất trồng gấc, quốc xới khoảng đất khoảng 1 m, độ sâu từ 40 – 60cm.
– Trộn 20 – 30 kg phân ải với đất trồng cho vào hố đã đào.
+ Lượng bón lót:
0,5 – 0,6kg super lân, 30 – 50 gram Furadan 3H hoặc Basudin 10 H để ngừa sâu bọ phá hại rễ. Nếu đất quá chua có thể bón vôi từ 0,3 – 1kg/hố (Vôi cần phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón lót cho gấc.
Lưu ý:
+ Nếu gấc được trồng bằng hạt, thì mỗi khoanh đất nên trồng 3 mầm gấc (hoặc 3 hom gấc). Trồng theo hình tam giác, có các cạnh bằng nhau mỗi cạnh khoảng 40 cm, mỗi góc chúng ta tiến hành trồng mỗi cây.
+ Theo dõi sự phát triển của các mầm hoặc các hom, nếu cây nào phát triển tốt, ra hoa đậu quả nhiều thì giữ lại. Sẽ có trường hợp cả 3 cây đều ra hoa đậu quả nhiều, tiến hành giữ 1 cây và đánh 2 cây còn lại ra khu vực khác để trồng. Cũng có trường hợp chỉ có 1 cây ra hoa đậu quả tốt, tiến hành nhổ bỏ cây còn lại.
– Dựa vào từng quy mô mà ta có thể xác định được cách trồng như thế nào cho hợp lý:
+ Đối với hộ gia đình: Có thể trồng gấc, tận dụng những góc vườn, sát hàng rào,…hoặc trồng bên các cây mà gấc có thể leo lên là được.
+ Đối với quy mô lớn: Bố trí khu vực trồng, có diện tích để làm giàn, thuận tiện cho gấc leo. Là cây ưa mát, đất bằng phẳng, trồng ở khu vực có thể thuận tiện cho việc tưới tiêu.
2. Xác định thời vụ trồng gấc
– Đối với miền Bắc: Nên trồng gấc vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 dương lịch.
– Đối với miền Nam: Do đặc điểm cây trồng ưa nước, nên thời vụ thích hợp nhất trồng gấc là vào đầu mùa mưa.
Lưu ý: Thời gian đầu gấc cân cung cấp đầy đủ nước, sau vài trận mưa gấc phát triển rất nhanh chúng ta tiến hành làm giàn cho nó bám vào giàn luôn, tránh hiện tượng chúng bò xuống đất. Gấc bò ở đất vẫn phát triển và cho quả nhưng phát triển kém, quả rất ít và đặc biệt rất dễ bị thối.
3. Kỹ thuật thiết kế giàn trồng gấc
– Gấc cũng như các cây họ bầu bí khác, trồng trong bầu. Vì vậy chúng ta phải chuẩn bị đất, đào hố và làm gian cho gấc leo, như thế mới đảm bảo được sinh trưởng, ra hoa đậu trái của gấc.
– Với đặc điểm dễ sống của gấc ngoài giàn thì chúng ta có thể cho gấc leo vào các cây trong vườn, hoặc bò ra đất. Nhưng chất lượng và năng suất quả thấp, dây gấc leo càng cao càng ít quả, cho gấc leo ngang thì năng suất tăng lên đáng kể.
Lưu ý khi trồng gấc:
+ Tùy vào khí hậu, thế đất của mỗi vùng, bố trí khu vực trồng gấc hợp lý tránh khu vực gió trực tiếp lớn, tìm hướng trồng để tránh gió bão làm đổ.
+ Làm giậu làm sao để để hướng gió đi vào giữa 2 giậu. Có thể làm giậu như sau: Trên 1 đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng các cây có thể làm cọc, 3 – 4 trồng 1 cây. Năm đầu và năm thứ hai có thể đóng cọc xen những cây đó để làm giậu. Năm thứ ba những cây kia lớn sẽ thay thế cho cọc. Khi cây gấc phát triển mạnh phải chặt ngọn các cây trồng làm cọc chỉ để phần thân cây cao bằng với tay người lớn. (đối với vùng đất đồi)
+ Làm giàn: Có thể dựng bằng tre, nứa hay có thể là cột bê tông. Bên trên gác các cành tre hoặc dan dây thép, dây cước sợi đan thành lưới, sau đó căng lên giàn.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây gấc
– Khi cây phát triển có chiều dài 30 – 40cm, tiến hành dắt ngọn leo vào giậu hoặc vào giàn. Thường xuyên kiểm tra, dắt các ngọn được sinh ra tiếp theo lên giàn, những cây nào ra nhiều hoa nhiều quả thì năm thứ nhất giữ lại.
– Cuối mùa hoa cắt bơt những nhánh con không có hoa, để cho giàn đỡ nặng và cho cây tập chung nuôi quả.
– Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ quanh gốc, cách gốc khoảng 25 – 30cm, kích thích sự phát triển và lan rộng của rễ gấc.
– Bón phân cho gấc:
Ngoài phân lót, tiến hành bón phân thúc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa vào các hố, để bổ xung dinh dưỡng giúp gấc sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa và đậu quả nhiều.
+ Lượng bón:
Có thể sử NPK (16 – 16 – 8) hoặc NPK (20 – 20 – 15) lượng bón 0,3 – 0,5g/hốc. Có thể trộn thêm phân hữu cơ vi lượng HVP Organic 30 – 50g/hốc.
+ Cách bón:
Có thể đào rãnh rộng 10cm sâu 10cm hình vành khăn cách gốc 25 – 30cm bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi.
– Tưới và thoát nước:
Là cây cần nhiều nước nhất là giai đoạn ra hoa và phát triển trái. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém. Mặc dù cấy cần đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải cung cấp đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt.
– Sử dụng chất kích thích (Giai đoạn khi cây có 1 – 2 lá thật):
Có thể dùng một số chất kích thích giúp tăng số lượng hoa cái. Phun NAA với nồng độ 25 – 100 ppm hoặc MH phun với nồng độ 100 – 150 ppm.
– Thụ phấn nhân tạo:
Gấc là cây lưỡng tính, thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm,…bằng cách dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi lên bầu nhụy của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đều nở đều
– Xử lý để gốc gấc:
Khi thu hoạch trái xong, gấc đã rụng lá gần hết chúng ta có thể tiến hành lấy dao hoặc kéo sắc cắt cành hoặc cắt dây dấc, chỉ chừa lại 1 đoạn gấc dài 40 – 60cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm sâu 10 cm cách gốc 25 – 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm cắt dây 1 lần; sau 3 – 4 năm gốc gấc rất to sẽ cho nhiều trái nếu chăm sóc tốt.
Nguồn: Admin tổng hợp