Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều chuẩn cho năng suất cao – Phân Thuốc Vi Sinh AT

Cây điều được biết đến là một loại cây công nghiệp cho hạt có giá trị kinh tế cao. Không chỉ được ưa chuộng trong nước, hạt điều còn được sản xuất và bán sang các nước trên thế giới. Chúng ta đều biết rằng giá trị dinh dưỡng và hương vị của hạt điều luôn được đánh giá cao. Vì thế nếu được trồng và chăm sóc đúng cách, vườn cây điều của bạn sẽ đem lại sản lượng và nguồn thu dồi dào. Hãy cùng phanthuocvisinh.com tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao ngay dưới đây!

Kỹ thuật trồng điều

Có thể thấy, kỹ thuật trồng điều ảnh hưởng rất nhiều đến cây điều sau này. Sau đây là hướng dẫn và những lưu ý cho bà con khi bắt đầu trồng điều.

Chọn giống cây điều

Một trong những vấn đề cần lưu ý trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều là việc chọn giống. Bạn cần tuân thủ những tiêu chuẩn dưới đây khi chọn giống cây điều để có thể đạt được năng suất cao.

– Đặc điểm của một số giống điều: Giống điều phải đáp ứng các tiêu chí: năng suất cao, ổn định (1,5-2 tấn/ ha); Tỷ lệ nhân trên 28%; Kích cỡ hạt dưới 170 hạt/ kg; Số quả/ chùm từ 5 đến 10. Tỷ lệ ra hoa kết nụ lớn hơn 75%, cây sinh trưởng phát triển tốt, tán đều, ít sâu bệnh.

– Hiện nay đa số bà con sử dụng các giống điều ghép ngoài những giống đã được định danh và cho phép lưu hành trên thị trường. Ví dụ như PN1, AB29, AB0508, MH4/5, MH5/4,…

cay-dieu-giong

Cách nhân giống cây điều

*** Cách trồng điều bằng hạt – Nhân giống hữu tính từ hạt điều:

+ Chọn những hạt giống già vừa đủ, to và đều từ cây mẹ.

+ Phơi hạt trong 2-3 nắng và bảo quản nơi khô ráo để duy trì tỷ lệ nảy mầm.

– Cách ươm hạt điều:

+ Trước khi nảy mầm cần ngâm hạt vào nước muối 3-5% để loại bỏ hạt nổi.

+ Ngâm hạt từ 24-48 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

+ Hạt giống có thể ươm thẳng vào vườn ươm mà không cần đợi hạt nảy mầm.

+ Khi đặt hạt vào bầu ươm, đảo chiều cong cho hướng xuống. Sau đó cuốn hạt hướng lên trên, vừa lấp đất vừa phủ hạt. Chờ trong khoảng 45-60 ngày rồi đem trồng.

cach-uom-hat-dieu

Ưu điểm của nhân giống bằng hạt là dễ thực hiện, giá thành rẻ, tỷ lệ sống cao. Thêm vào đó, đôi khi có thể lai ghép các giống cao sản. Do ưu điểm của phép lai cho năng suất vượt trội. Tuy nhiên nhược điểm là tỷ lệ phân li cao, khó đạt được sản lượng mong đợi.

*** Cách trồng điều bằng chồi – Nhân giống vô tính cây điều bằng cách ghép chồi:

+ Để giữ được đặc tính của cây mẹ thì bạn nên nhân giống bằng phương pháp ghép chồi.

+ Chồi ghép được chọn từ cây mẹ đã được xác định danh tính hoặc có các tiêu chí đã nêu ở trên.

+ Phương pháp ghép chính là ghép nêm. Có thể thực hiện trên cây con trong bầu ươm hoặc cây trồng ngoài ruộng.

+ Khi ghép cây giống nên chọn cây có tuổi đời trên 60 ngày. Đường kính thân bằng hoặc lớn hơn đường kính của chồi ghép.

Ưu điểm của nhân giống vô tính cây điều là các đặc tính của cây mẹ. Và hầu như những đặc tính này được giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên nhược điểm là kỹ thuật phức tạp, tỷ lệ sống khi trồng không cao.

Khoảng cách trồng điều

Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều, bạn cũng cần lưu tâm đến khoảng cách trồng điều nếu muốn thu được sản lượng tốt. Cây điều cho thu hoạch rất nhanh, nhất là đối với cây ghép. Khoảng 18 tháng sau khi trồng là bắt đầu ra hoa. Một số giống năng suất cao có thể đạt 5 – 8 tạ/ ha.

Vì vậy, để khai thác tối đa năng suất và giảm lãng phí đất trống. Khi trồng điều bạn nên trồng chặt, sau khi cây ra tán rộng thì tỉa bớt cây ở giữa.

Khoảng cách ban đầu là 8×6 mét hoặc 10×5 mét (tương đương với mật độ 200 cây/ ha). Sau đó tỉa thưa các cây ở giữa tạo khoảng cách 8×12 mét hoặc 10×10 mét (tương đương với mật độ 100-120 cây/ ha).

khoang-cach-trong-dieu

Cách trồng cây điều

Khi mưa ổn định thì đem cây con đủ tiêu chuẩn ra vườn trồng.

Đối với đất xám có hàm lượng sét cao, thoát nước kém thì phải lấp đất không để nước đọng vào hố trồng sau những trận mưa lớn.

Khi trồng, bạn rắc 10-20g Furadan vào mỗi hố để chống mối mọt phá hoại cây con. Tiếp theo trộn vào hố, cho bầu cây xuống cạnh hố rồi lấy dao sắc cắt bỏ 2-3cm bên dưới đáy bầu. Sau đó đặt bầu vào giữa hố, rạch dọc bầu, kéo miếng nilon ra và nén chặt đất xung quanh.

Sau khi trồng, nếu trời không mưa, hạt điều cần được tưới nước. Lưu ý lượng nhỏ khoảng 20 – 30 lít/ hố để hạt điều ra rễ. Đồng thời giúp đất trong bầu quyện vào đất trong hố và cung cấp đủ ẩm cho hạt điều. Tránh gặp hạn cho cây con trong những ngày đầu.

Cách chăm sóc cây điều

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Rõ ràng, tưới nước và bón phân chính là 2 điều bạn cần chú trọng nhất trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều.

cach-cham-soc-cay-dieu

Bón phân cho điều

Có thể chia làm 2 giai đoạn: kiến thiết (1-3 năm) và kinh doanh (từ năm thứ 4).

– Giai đoạn kiến ​​thiết: Các loại phân NPK (đạm, lân cao) bón theo đợt. Các đợt cách nhau 1 đến 2 tháng, hòa với nước rồi tưới vào gốc. Lượng bón tương ứng cho mỗi năm là 100g/ gốc (năm thứ nhất), 200g/ gốc (năm thứ 2), 300g/ gốc (năm thứ 3). Từ khi cây cho bói ở năm thứ 2, bạn nên sử dụng phân NPK có hàm lượng kali cao. Loại phân này sẽ được sử dụng vào thời kỳ đậu quả để nâng cao chất lượng quả và hạt.

– Giai đoạn kinh doanh: Bón phân NPK 300-500g/ gốc, cứ 2-3 lần/ năm vào đầu và cuối mùa mưa. Trong quá trình sinh trưởng của cây, bạn hãy bón nhiều K khi cây kết trái, và bón nhiều N, P khi cây ra chồi mới. Khi cây điều chưa giao tán thì bón theo rãnh theo hình chiếu của tán xuống đất. Khi cây giao tán thì bón theo rãnh giữa hai hàng cây.

Ngoài ra, hàng năm bạn nên phun phân bón lá nhằm bổ sung trung vi lượng. Cứ 1-2 tháng/ lần. Bạn có thể trộn với thuốc trừ sâu để tiết kiệm sức lao động.
Bón phân chuồng  2-3 năm/ lần, theo rãnh đối xứng xung quanh cây, mỗi cây 20-30kg.

Tưới nước cho điều

Điều chỉnh linh hoạt theo tình hình khô hạn. Nếu có thể thì bạn nên đánh bồn đường kính 2-4m xung quanh gốc để tưới ẩm hoặc tưới bằng vòi phun.

Trên đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều. Mong rằng những thông tin hữu ích ở trên sẽ góp phần giúp bạn thu được năng suất cao từ vườn cây trồng của mình. Chúc bạn có một mùa vụ thành công!