Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương (đậu nành)
Trong số nhiều giống cây ngắn ngày thì đậu tương – đậu nành được đưa vào canh tác phổ biến. Giá trị kinh tế cao, cùng khả năng hỗ trợ cải tạo đất tốt chính là những ưu điểm, từ đó giúp diện tích trồng đậu tương tăng cao từng ngày. Có kinh nghiệm, hiểu biết ở kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương giúp quá trình áp dụng, thực hiện trở nên đơn giản và dễ dàng như yêu cầu.
Mục Lục
Thời vụ thích hợp canh tác cây đậu tương
Với mỗi giống cây trồng việc canh tác đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật trở thành những vấn đề cơ bản cần được đảm bảo. Chỉ khi canh tác đúng chuẩn mới giúp cây trồng sinh trưởng thuận lợi, đem lại năng suất cao. Trong đó, với giống cây trồng ngắn ngày như đậu tương thì thời vụ trồng thích hợp thường là:
- Trồng tại khu vực Đồng bằng sông Hồng: gieo trồng từ 1/9 – 5/10, song thời điểm lý tưởng nhất là nên hoàn thành trước ngày 25/9. Đối với giống ngắn ngày, có khả năng chịu rét tốt thì thời điểm gieo trồng có thể kéo dài tới 10/10.
- Trồng đậu nành tại các tỉnh Duyên hải miền Trung: gieo sớm ngay sau khi nước rút ở khu vực sử dụng đất chuyên trồng màu khoảng từ 15/9 – 20/9 là lý tưởng nhất.
- Trồng đậu tương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: thông thường đậu tương trồng tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiến hành trong tháng 12 hàng năm.
Yêu trước khi truồng đậu tương
Chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt là đối với đất trồng giúp quá trình canh tác giống cây này diễn ra thuận lợi, có được hiệu quả cao như mong muốn. Chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng giúp gieo trồng cây đậu nành thuận lợi, cây trồng phát triển nhanh chóng và cho năng suất cao.
Chọn đất
Khả năng thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao nhất thì ưu tiên chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ tới trung bình, khả năng giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh chóng. Theo đó, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, hoặc đất cát pha là lựa chọn hợp lý.
Ruộng trồng đậu tương cần đảm bảo có khả năng chủ động ở tưới tiêu nước, đặc biệt là vào thời điểm vụ Đông ở các tỉnh thành phía Bắc.
Làm đất
Đối với đất trồng đậu nành ở bãi ven sông, chuyên trồng màu chúng ta áp dụng kỹ thuật trồng trên nền đất khô. Tiến hành cày bữa, lên luống hoặc thực hiện san thành mặt phẳng, rạch hàng đầy đủ để gieo hạt giống. Song song với đó việc làm cỏ, xử lý đất trước khi gieo trồng là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo.
Đối với đất thường dùng cho cây trồng cạn cần thực hiện lên luống chiều rộng tiêu chuẩn là 80cm, chiều cao là 20 – 25cm, rạch thành 2 hàng. Yêu cầu với ruộng trồng này cần tiến hành làm rãnh thoát nước với chiều rộng đạt 30 – 35cm. Trường hợp đất trồng có khả năng thoát nước tốt thì làm luống chiều rộng khoảng 1.2m trồng 3 hàng là giải pháp để nâng cao số lượng cây trồng hiệu quả.
Đối với đất trồng sau lúa mùa không làm đất, tiến hành gieo hạt trực tiếp vào gốc rạ theo đúng hàng lúa đã trồng trước đó. Đảm bảo 2 hàng lúa gieo 1 hàng đậu tương là thích hợp. Đảm bảo ruộng thoát nước tốt, cần tiến hành tạo rãnh thoát nước với băng rộng tiêu chuẩn là 2 – 3m.
Đối với đất dốc khi sử dụng để trồng đậu tương cần thiết kế thành băng với khả năng chống xói mòn tốt. Thực hiện việc lên luống tạo rãnh thoát nước khi thời tiết mưa to, kéo dài. Yêu cầu mặt luống chiều rộng tiêu chuẩn là 1 – 1.2m, chiều cao khoảng 15 – 20cm, rãnh rộng khoảng 25 – 30cm.
Tiêu chuẩn ở mật độ trồng đậu nành
Thông thường, trồng cây đậu tương tiến hành gieo với mật độ khoảng 25 – 50 cây/ m2 là mật độ phù hợp nhất. Trong điều kiện vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc khi thời tiết lạnh, ngày ngắn hơn thì việc gieo trồng nên cân nhắc có mật độ dày hơn đôi chút.
Hướng dẫn cách gieo trồng đậu tương
Tùy thuộc vào từng loại đất để trồng đậu tương chúng ta có kỹ thuật trồng đậu nành khác nhau. Trong đó các kỹ thuật gieo cơ bản thường được áp dụng là:
- Gieo vãi: Thực hiện ở những ruộng trồng cao, đất đủ ẩm, rãnh thoát nước theo luống hoặc thiết kế theo băng. Chúng ta tiến hành chia hạt giống choa từng luống, từng băng sau đó tiến hành rắc đều. Quá trình gieo sau khi hoàn thành cần phủ hạt, kiểm tra kỹ lưỡng vấn đề thoát nước. Nên gieo với mật độ dày hơn đôi chút, tiến hành tỉa dặm sau khi gieo khoảng 5 – 7 ngày.
- Gieo theo luống được làm đất: Sử dụng cuốc tạo thành các rạch ngang có chiều sâu khoảng 2 – 3cm, mỗi rạch cách nhau một khoảng là 30cm. thực hiện tra hạt vào mỗi hốc là 2 – 3 hạt, đảm bảo hốc cách hốc là 7 – 12cm.
- Gieo theo luống không làm đất: Gặt lúa sát gốc rạ, tiến hành tạo rãnh thoát nước bằng cuốc, hoặc cày với các rãnh cách nhau khoảng 1.5m. Các rạch được thiết kế theo hàng ngang, chiều sâu là 3 – 5cm.
- Gieo theo gốc rạ: Sau khi thu hoạch lúa hoàn thành chúng ta tạo rãnh thoát nước giống như gieo vãi. Gạt nghiêng gốc rạ, mỗi gốc tra 2 hạt vào kẽ tiếp xúc trực tiếp giữa đất và gốc rạ.
Yêu cầu trong chăm sóc cây đậu tương
Chăm sóc cây đậu tương khá đơn giản, bà con nông dân dễ dàng áp dụng để quá trình canh tác giống cây ngắn ngày này được thực hiện hiệu quả, đem lại năng suất cao như mong muốn. Trong đó yêu cầu chăm sóc cho cây đậu tương cần đảm bảo chính là:
- Xới xáo: Cần thực hiện cho đất khô, đất sau gặt lúa gieo hạt theo hàng gốc rạ. Việc xới xáo cần tiến hành lần đầu khi cây có từ 2 – 3 lá thật bằng cách xới nhẹ gốc, tỉa định hình cần. Ở lần thứ hai khi thực hiện là lúc cây có từ 5 – 6 lá thật, thực hiện việc xới vun cao sát gốc.
- Tỉa dặm: Thời điểm cây đậu tương có 1 – 2 lá thật chúng ta kiểm tra, thực hiện việc tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, còi cọc. Thông thường chỉ để lại từ 1- 2 cây khỏe ở mỗi khóm. Song song với đó là trồng dặm vào vị trí những cây bị chết.
- Tưới nước: Đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất khoảng 65 – 70% là hợp lý. Duy trì việc tưới nước đều đặn, định kì khi cây có 2 – 4 lá thật, khi cây ra hoa, hình thành quả và khi cho thu hoạch. Việc tưới nước chúng ta thực hiện bằng cách tưới rãnh ngập 2/3 luống để đảm bảo mỗi luống ngấm đều.
Quy chuẩn trong bón phân cho cây đậu tương
Bón phân cho cây đậu tương không quá phức tạp, dễ dàng áp dụng để chăm sóc cây trồng thuận lợi và hiệu quả. Thông thường thì bón phân cho cây đậu tương chúng ta áp dụng đủ việc bón lót và bón thúc.
Bón lót
Bón lót là công đoạn được thực hiện vào thời điểm làm đất, trước khi gieo trồng cây đậu tương. Việc bón lót cho đất canh tác giống cây trồng này chúng ta sử dụng khoảng 50 – 70kg/ 1000m2 bằng phân bón hữu cơ Organic 1, hoặc phân bón hữu cơ 3 con gà.
Thực hiện bón lót trực tiếp lên đất trồng, tiến hành phơi ải tối thiểu 2 tuần trước khi bắt đầu gieo hạt.
Bón thúc
Thường thì đối với trồng cây đậu nành việc bón thúc được thực hiện khoảng 2 lần là hợp lý. Sử dụng loại phân bón thích hợp, liều lượng phải chăng giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cây trồng có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
- Bón thúc lần 1: Thực hiện bón thúc lần đầu tiên khi cây có từ 2 – 3 lá thật là thời điểm lý tưởng nhất. Sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2/lần bằng phân bón NPK 20-20-15NPK 16-16-8
- Bón thúc lần 2: Thời điểm bón thúc khi cây có khoảng 5 – 6 lá thật bằng phân bón NPK 15-15-1520 – 30kg/ 1000m2/lần.
Kết luận
Chăm sóc đúng cách, chú ý tới bón phân cung cấp dưỡng chất để cây trồng sinh trưởng tốt, đem lại năng suất cao. Đối với cây đậu tương có giá trị kinh tế cao khi có kinh nghiệm canh tác đúng kỹ thuật trồng đậu tương mang tới cơ hội có được nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Áp dụng những lưu ý, kiến thức hữu ích kể trên để quá trình canh tác diễn ra thuận lợi, có được hiệu quả cao như yêu cầu.