Kỹ thuật trồng rau súp lơ xanh | Kinh nghiệm làm ăn | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi
Trồng rau súp lơ đúng kỹ thuật cho bông to mà non mơn mởn. Ảnh: vietq.vn
Công tác chuẩn bị cho trồng rau súp lơ xanh
Sau khi làm kỹ đất, lên luống phải tiến hành bón lót từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, lân 5 kg, vôi bột 12 kg một sào.
Làm luống phải đánh rộng 80 – 100 cm, cao 25 – 30 cm để tránh mưa ngập úng. Sau đó, rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống, sau đó gieo hạt, gieo xong phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng trên mặt luống và tuới đẫm. Thời gian đánh rãnh sẽ không mất nhiều thời gian khi có đầy đủ công cụ và nền đất tơi xốp.
Gieo hạt và trồng cây rau súp lơ xanh
Sau khi gieo phải tưới nước 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày cho đến khi khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2 ngày tưới một lần. Tỉa bớt cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh. Khi cây được 5 – 6 lá thật thì đem nhổ trồng.
Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau.
Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 – 14 ngày trước khi thu hoạch.
Khi trồng cây, nên lưu ý dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng và trồng cây 2 hàng mỗi luống với khoảng cách 40 x 50 cm. Nên trồng cây vào các buổi chiều, tưới nước đủ ẩm hàng ngày.
Phòng sâu bệnh cho rau súp lơ xanh
Nên tưới phun mưa vào các buổi chiều tối sẽ có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng trên lá súp lơ. Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự, còn đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp. Đây là biện pháp thường xuyên và ít chịu sự tác động từ con người mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, dùng biện pháp thủ công ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang) và phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ. Việc này vào lúc nghỉ trưa, hay thời gian rảnh thực hiện, bởi việc này khá tỉ mỉ.
Chuyên gia nông nghiệp cho rằng người trồng nên sử dụng bẫy pheromone để bắt sâu trưởng thành, sâu khoang từ đầu đến cuối vụ. Khi tuổi hoa lơ được 15 – 20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu hoạch tỉa. Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa.
Thu hoạch rau súp lơ xanh
Sau khi súp lơ được đến 60 – 70 ngày thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khi thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 – 2 lá trong lại để đậy. Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
Với các bước như vậy, thì những người bận rộn hay có ít thời gian cũng sẽ có những cây súp lơ xanh ngon ngọt và đảm bảo an toàn, không hóa chất độc hại cho bữa ăn gia đình.
Theo vietq.vn
Sau khi làm kỹ đất, lên luống phải tiến hành bón lót từ 200 – 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, lân 5 kg, vôi bột 12 kg một sào.Làm luống phải đánh rộng 80 – 100 cm, cao 25 – 30 cm để tránh mưa ngập úng. Sau đó, rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống, sau đó gieo hạt, gieo xong phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng trên mặt luống và tuới đẫm. Thời gian đánh rãnh sẽ không mất nhiều thời gian khi có đầy đủ công cụ và nền đất tơi xốp.Sau khi gieo phải tưới nước 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày cho đến khi khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2 ngày tưới một lần. Tỉa bớt cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh. Khi cây được 5 – 6 lá thật thì đem nhổ trồng.Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau.Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 – 14 ngày trước khi thu hoạch.Khi trồng cây, nên lưu ý dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng và trồng cây 2 hàng mỗi luống với khoảng cách 40 x 50 cm. Nên trồng cây vào các buổi chiều, tưới nước đủ ẩm hàng ngày.Nên tưới phun mưa vào các buổi chiều tối sẽ có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng trên lá súp lơ. Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự, còn đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp. Đây là biện pháp thường xuyên và ít chịu sự tác động từ con người mà vẫn mang lại hiệu quả cao.Ngoài ra, dùng biện pháp thủ công ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang) và phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ. Việc này vào lúc nghỉ trưa, hay thời gian rảnh thực hiện, bởi việc này khá tỉ mỉ.Chuyên gia nông nghiệp cho rằng người trồng nên sử dụng bẫy pheromone để bắt sâu trưởng thành, sâu khoang từ đầu đến cuối vụ. Khi tuổi hoa lơ được 15 – 20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu hoạch tỉa. Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa.Sau khi súp lơ được đến 60 – 70 ngày thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khi thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 – 2 lá trong lại để đậy. Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.Với các bước như vậy, thì những người bận rộn hay có ít thời gian cũng sẽ có những cây súp lơ xanh ngon ngọt và đảm bảo an toàn, không hóa chất độc hại cho bữa ăn gia đình.