Kỹ thuật trồng rau cải thảo đơn giản, mau lớn và cho năng suất cao

Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, bắp cải tây, là loài thực vật thuộc họ Cải ăn được có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á và Đông Á. Với những ai yêu thích xứ sở kim chi thì chắc hẳn không còn xa lạ với loại cây rau giàu chất dinh dưỡng này. Cây cải thảo được trồng phổ biến hiện nay, được các hộ gia đình sử dụng làm chế biến các món ăn. Hiện nay, cây cải thảo cũng được rất nhiều hộ gia đình trồng để sử dụng và nhất là làm kinh tế vì cây cho năng suất cao. Bài viết dưới đây Nông Nghiệp 4K xin chia sẻ đến các bạn kỹ thuật trồng rau cải thảo đúng cách cho năng suất, chất lượng cao.

kỹ thuật trồng rau cải thảo

Đặc điểm của cây cải thảo

Đây là một trong những loài cây trồng thuộc họ rau cải .Chúng xuất xứ từ Trung Quốc và được người Đông Nam Á cũng như Đông Á sử dụng nhiều. Cải Thảo được trồng phổ biến ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và cả các nước châu Âu, Úc, Bắc Mỹ hay New Zealand…

Loại cải này có nhiều lớp lá cuốn chặt lấy nhau, chụm lại ở gốc và tạo thành hình trụ dài với đầu thuôn nhọn. Những lá bên trong có màu xanh nhạt, xếp nhỏ hơn, càng ra ngoài thì màu màu xanh càng đậm và lá xòe ra. Sống lá có màu trắng, dày và to. Phiến lá có nhiều gân.Thông thường cây có chiều cao tầm 30 – 40cm. Cải thảo được người dân Hàn Quốc ưa chuộng với món kim chi nổi tiếng không chỉ ở mỗi nước Hàn mà còn với nhiều nước khác.

kỹ thuật trồng rau cải thảo

Ở chính giữa cây mọc ra hoa có hình đoạn đoàn với kích thước 15 – 20cm. Hoa có màu trắng hơi xanh hoặc cũng có thể màu vàng. Ngoài ra, trên đoạn đòng có những lá nhỏ mọc xen kẽ nhau.

Rau cải thảo có những tác dụng gì?

Lợi ích đầu tiên mà ai cũng biết đến là chúng được dùng để chế biến món ăn. Bạn có thể dùng nhiều cách như nấu canh, xào hoặc dùng lá để cuốn thịt đều rất tốt. Như đã đề cập bên trên, loại cải này nổi tiếng với món kim chi truyền thống Hàn Quốc.

Ngoài ra, cải thảo còn có nhiều công dụng hữu ích trong việc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh tật ảnh hưởng đến cơ thể. Điển hình:

  • Chữa sốt hiệu quả bằng cách dùng lá cải nấu canh. Những người bệnh mệt mỏi, chán ăn có thể ăn canh loại rau này nấu với giá, cà, rau cần,… giúp hạ sốt nhanh chóng.

  • Là một trong những loại rau giúp lợi tiểu. Đối với những người bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu hay bị chứng tiểu buốt khó chịu có thể nấu nước bắp cải thảo cùng với rau cần hoặc nấu canh ăn thường xuyên mấy ngày là giảm rõ rệt.

  • Đây còn là loại rau giúp ngăn ngừa ung thư. Cùng với những loại rau cùng họ khác như bông cải, cải bẹ xanh, bắp cải,… chúng giúp ngăn chặn những bệnh ung thư thận, tụy, buồng trứng,… nhờ vào axit sinapic, flavonoid, chất glucosinolate, thành phần kháng oxy hóa phenolic và carotenoid.

Những ai không nên ăn rau cải thảo?

Tuy có nhiều lợi ích nhưng một số người không nên ăn chúng bởi khi vào cơ thể chúng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể là những đối tượng sau đây:

  • Những người bị táo bón, hoặc dễ bị đầy bụng, chướng bụng;

  • Những bệnh nhân đau dạ dày không nên dùng cải thảo sống hoặc ăn kim chi vì chúng thường có vị cay;

  • Người đang mang thai hay bị trào ngược hoặc dị ứng hay khó tiêu,… bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi;

  • Những người bị vấn đề về tiêu hóa hạn chế tối đa việc dùng rau này. Đặc biệt là ở dạng sống.

  • Người bị bệnh thận, suy thận hay chạy thận nhân tạo tuyệt đối không ăn cải thảo để bệnh không trầm trọng hơn.

Thời vụ kỹ thuật trồng rau cải thảo thích hợp nhất

Khu vực miền Bắc trồng từ tháng 8 – 10,  Khu vực miền phía Nam trồng từ tháng 7 đến tháng 4 sang năm. Riêng ở Đà Lạt, với khí hậu ôn hòa người dân trồng được quanh năm. Nhiệt độ thích hợp trồng cây cải thảo cho sinh trưởng, sinh dưỡng từ 23-25oC

Cây cải thảo là loại cây ưa ánh sáng ngày dài. Nếu trồng cây cải thảo trong điều kiện đủ độ ẩm thường xuyên 70-80%, cây sẽ cho năng suất và chất lượng cao. Cải thảo có thể trồng trên các loại đất khác nhau, thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhẹ, độ pH trong đất thích hợp là 5,5-6

kỹ thuật trồng rau cải thảo

Kỹ thuật chuẩn bị đất trồng cho rau cải thảo

 Loại đất phù hợp với cải thảo là đất cát pha, thịt nhẹ. Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch các tàn dư thực vật còn sót lại trên đồng ruộng của vụ trước. Nên trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… Đất tơi xốp nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Rải vôi, tưới nước trước khi cày xới, để diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ vụ trước. Sau khi cày xới phơi đất ải trước khi gieo trồng khoảng 10 – 15 ngày.

Cày xới và xử lý đất trước khi trồng ít nhất 15 ngày để hạn chế sâu, bệnh hại. Sau đó bón phân lót bừa lần cuối.

Làm kỹ, đất tơi xốp, lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng cách trồng hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 35 – 40cm.

Kỹ thuật trồng cây rau cải thảo

Bạn nên chọn cây trồng khỏe, đồng đều , không bị nhiễm bệnh. Nên trồng vào chiều mát để tránh ánh nắng chiếu làm cây héo rũ khi trồng. Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Sau khi trồng xong cần tưới nước ngay luôn để cây con nhanh chóng phục hồi lại.

 Khoảng cách trồng: hàng – hàng: 35cm, cây – cây: 40cm.  Mật độ: 40000 – 42000 cây/ha

Cây giống khi gieo trong vườn ươm hoặc thùng xốp nếu bị nhiễm sâu tơ thì nên nhổ xử lý ngay. Bạn có thể ngâm toàn bộ lá  trong 1 phút vào dung dịch Regent (1g), Lannate (5g) và BT (5g)/4 lít nước để diệt sâu non và trứng. Tuyệt đối không nhúng rễ vào thuốc gây rễ bị ngộ độc, chết rễ.

Kỹ thuật chăm sóc cây cải thảo

Sau khi trồng cải thảo xong nên thường xuyên tưới nước cho cây mỗi ngày. Sau một tuần khi trồng các bạn cần kiểm tra lại toàn bộ luống rau. Có thể cấy dặm lại những cây yếu, cây bị chết để đảm bảo mật độ ruộng rau cải thảo.

Tưới nước cho cây cải thảo nên sử dụng nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, nước giếng khoan. Chúng ta không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày để tưới cho cây rau. Cây cải thảo là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng.Vì vậy chỉ nên cung cấp lượng nước vừa đủ tưới cho cây, tránh ngập úng. nếu lượng nước quá nhiều gây thối rễ ảnh hưởng đến cây trồng. Các bạn nên làm rãnh thoát nước để tránh mưa xuống nước ứ đọng gây chết cây.

Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn. Nên dọn sạch cỏ trước khi bón phân kết hợp với xới vun cây tạo độ thoáng khí cho cây.

Kỹ thuật bón phân sau khi trồng rau cải thảo

Lượng phân bón cho 1 ha/vụ

+ Phân chuồng hoai mục 30 – 40m3, phân hữu cơ vi sinh 1000 kg, vôi bột 1000 – 1500 kg.

+ Phân bón vô cơ NPK 10-50-10+TE nguyên chất: 70kg N + 50kg P2O5 + 60kg K2O

Trong quá trình chăm sóc có thể phun thêm phân bón lá cho cây như phân Acid Fulvic 95%, Gibberellic Acid 90 (GA3) nguyên chất hoặc các loại phân vi lượng có chứa các thành phần Mg, Mn, Fe, Mo, Cu,… liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì nhà sản xuất.

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cải thảo

Để có được những bắp cải thảo năng suất cao thì việc phòng trừ sâu bệnh cần được quan tâm.

Các bạn nên tưới phun mưa vào buổi chiều tối. Điều này có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

Ngoai ra, dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp. Công việc này áp dụng với sâu xám, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang,…Hoặc phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Quây nilon kín quanh ruộng (cao 0,9 – 1,2m) trước khi gieo hạt, để ngăn chặn bọ nhảy vào gây hại.

Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (cả vụ). Trong trường hợp mật độ sâu bệnh có mật độ quá lớn có thể tiến hành sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt sâu bệnh.

Thu hoạch rau cải thảo

Tùy theo từng giống mà thời gian thu hoạch khác nhau. Thông thường khi cây được 60-70 ngày thì có thể thu hoạch rau cải thảo được.

Khi cây đã cuốn chặt lá với nhau thì tiến hành thu hoạch. Các bạn nên dùng dao hoặc dụng cụ chuyên cắt rau cắt sát gốc, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh bên ngoài. Đặc biệt chú ý để hạn chế làm dập nát bắp cải.

Chúc các bạn thành công!

Điều hướng bài viết