Kỹ thuật trồng rau cải cúc

Kỹ thuật trồng rau cải cúc

Rau cải cúc (hay còn gọi là rau tần ô) là một loại rau xanh được trồng khá phổ biến ở nước ta. Đây là loại rau dễ ăn, giá rẻ và lại rất dễ gieo trồng. Rau cải cúc có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào vụ đông xuân và hè thu. Rau cải cúc có thể ăn sống hoặc nấu canh rất ngọt mát, ăn rau cải cúc có tác dụng giải nhiệt, trừ đờm, giải cảm, trị ho, giúp hạ huyết áp… Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng rau cải cúc hiệu quả, đạt năng suất cao. 

1. Thời vụ gieo trồng:

Cải cúc là loại rau khá dễ sống, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Bà con có thể trồng cải cúc quanh năm, tuy nhiên, cây sinh trưởng tốt nhất vào hai vụ chính:

– Vụ đông xuân: Gieo hạt từ tháng 10 – 11, thu hoạch từ tháng 2-3.

– Vụ xuân hè: Gieo từ tháng 4 – 5, thu hoạch từ tháng 8 – 9.

2. Chọn giống trong kỹ thuật trồng rau cải cúc

– Nguồn giống: Bà con nên lựa chọn hạt giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp bởi các cơ sở phân phối giống cây trồng có uy tín. Đảm bảo cho hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và sinh trưởng tốt.

– Lượng giống: 2,5 – 3 Kg/ha.

3. Làm đất, trồng cây

3.1. Kỹ thuật làm đất

– Đất phù hợp để trồng cải cúc là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 đến 6,5. 

– Trước khi gieo hạt, bà con cần tiến hành cày xới đất cho tơi xốp, dọn sạch cỏ rác và tàn dư của vụ mùa trước. Dùng vôi rải lên mặt ruộng, phơi ải để diệt các mầm bệnh trong đất. Trước khi gieo hạt giống khoảng 10 ngày, bà con tiến hành bón lót các loại phân chuồng hoặc phân hữu cơ để hạt rau cải cúc dễ nảy mầm.

– Bà con đánh luống cao 20 – 25 cm, mặt luống từ 1,0 – 1,2 m và được bằng phẳng, có rãnh thoát nước, tránh ngập úng khi mưa nhiều.

3.2. Kỹ thuật gieo hạt.

Bước 1: Ngâm hạt cải cúc

Để thúc đẩy hạt nảy mầm nhanh hơn, bà con có thể tiến hành ngâm hạt giống trước khi gieo. Bà con chuẩn bị nước ấm từ 30-40°C, ngâm hạt từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra và rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.

Bước 2: Gieo hạt cải cúc

Bà con có thể gieo hạt thẳng hàng hoặc có thể rải đều trên mặt luống. Một số nơi bà con trộn hạt với tro trấu rồi gieo rải đều xuống đất. Sau đó lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lên hạt. Có thể rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất ăn hạt.

Sau khi gieo hạt thì tưới phun nước cho hạt để giữ ẩm. Trong 1 tuần đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt mọc mầm nhanh, sau đó dở tấm đậy ra để rau đón ánh sáng.

4. Tưới nước và chăm sóc

– Sau khi gieo đến khi mọc, bà con tiến hành tưới nước hai lần trong ngày, vào buổi sáng và chiều mát.

– Sau khi cây mọc thường xuyên giữ ẩm cho đất để cây có điều kiện phát triển tốt.

– Sau khi gieo khoảng 2 tuần, nếu cây con mọc dày quá, bà con cần tiến hành tỉa bớt để ăn rau mầm. Tiến hành tỉa cây vào hai đợt, đợt 1 khi cây được 2 – 3 lá thật và đợt 2 khi cây được 4 – 5 lá thật . Để cây với khoảng cách 5 – 7cm, mật độ này giúp cây phát triển tốt nhất.

– Làm cỏ, xới xáo và loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. 

5. Bón phân:

Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

Loại phân
Lượng bón
Bón lót (%)
Bón thúc (%)
Ghi chú

(kg/ha)
(kg/sào)
Lần 1
Lần 2

Phân hữu cơ ủ hoai
5500 – 6000
200
100

– Thời gian bón thúc lần 1: Sau khi cây có từ 2-3 lá thật.

– Thời gian bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 10-15 ngày (theo dõi cây trồng, chỉ bón thúc đạm urê lần 2 khi cây có nhu cầu).

Phân hữu cơ vi sinh
700 – 850
25 – 30
50
50

Đạm  urê
30 – 50
1 – 2

50
50

Super lân
170 – 220
6 – 8
70
30

Kali clorua
90 – 110
3 – 4

50
50

NPK (5:10:3)
270 – 330
10 – 12
50
30
20

Chú ý: Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt; đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch

6. Phòng trừ sâu bệnh trong kỹ thuật trồng rau cải cúc

6.1. Biện pháp canh tác, thủ công

– Để hạn chế các nguồn sâu bệnh chuyển tiếp giữa các vụ mùa, bà con nên trồng rau cải cúc luân canh với các loại rau khác như lúa nước hoặc các câu trồng cạn khác.

– Bà con nên thường xuyên thăm đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh hại.

– Bà con cũng có thể diệt sâu bệnh thủ công khi mật độ sâu bệnh còn ít: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non, tỉa bỏ những cây bị bệnh thối gốc, thối nhũn.

6.2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bà con lưu ý các loại sâu gây hại theo giai đoạn sinh trưởng của cây để có biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.

– Giai đoạn sau gieo 5 – 15 ngày: Sâu khoang và bệnh thối gốc, sâu xanh ăn lá.

– Giai đoạn phát triển thân lá: Sâu khoang, sâu xanh ăn lá.

– Giai đoạn 10 -15 ngày trước khi thu hoạch: Chú ý các đối tượng như: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang ….

Bà con chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu bệnh hại rau, chú ý sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Để tiết kiệm thời gian và công sức cho việc phun thuốc trừ sâu bệnh, bà con có thể sử dụng Bình phun thuốc sâu chạy điện 3A. Đây là loại máy phun thuốc trừ sâu chạy điện ắc quy, có dung tích bình chứa lớn, tốc độ phun nhanh và xa, rất hiệu quả khi phun thuốc cho các cánh đồng lớn.

7. Thu hoạch.

Rau cải cúc cho thu hoạch sau 30 – 40 ngày gieo trồng. Bà con cũng có thể thu hoạch sớm để ăn rau non, thời điểm thu hoạch sau khi gieo là 25-30 ngày. Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý không để dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Với hướng dẫn về kỹ thuật trồng rau cải cúc, hy vọng bà con nắm được các bước gieo trồng rau cải cúc đúng quy cách để có được vụ rau năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo bvtvlaocai.vn