Kỹ thuật trồng nghệ đơn giản – củ to – ít sâu bệnh – nhanh thu hoạch

Nếu hỏi loại củ nào thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình thì đó là nghệ. Nó không chỉ đơn giản được sử dụng làm gia vị mà nó còn được coi là một vị thuốc dân gian, là sản phẩm làm đẹp của chị em phụ nữ chúng ta.

Chính bởi vậy mà hiện nay nhiều gia đình đã tự trồng và thu hoạch nghệ ngay trong chính ngôi nhà nhỏ của mình bởi nghệ không hề khó trồng.

Nhưng nếu bạn muốn trồng nghệ với mục đích kinh doanh thì lại đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt để cho ra năng suất cao nhất. Cùng đọc bài viết này để tăng thêm vốn hiểu biết về việc trồng nghệ nhé.

1. Trồng nghệ cần chuẩn bị trước những gì?

1.1 Đặc điểm của cây nghệ là gì?

Nhìn bề ngoài thì nhiều người nhầm lẫn giữa củ gừng và củ nghệ bởi nghệ là giống cây thân thảo thuộc họ gừng. Mọi người trồng chủ yếu để lấy củ.

Củ nghệ có vỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng cam chứa một lượng lớn Curcumin – thành phần chính trong nhiều loại thuốc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính. Khi ăn nghệ có vị hơi đắng, cay the the và mùi rất nồng rất dễ nhận biết. 

Nghệ còn có tên khác là khương hoàng, bên cạnh việc làm gia vị và thuốc thì nhiều nơi còn dùng nó làm thuốc nhuộm vải ví dụ như trong nghi lễ đặc biệt của người dân Ấn Độ.

Cây nghệ ưa nóng nên ta thường thấy nó được trồng ở vùng châu á nhiệt đới như Lào, Thái Lan ,Việt Nam và Ấn Độ.

1.2 Nên trồng nghệ vào tháng mấy?

Nghệ là loại cây có thể trồng quanh năm nên rất phổ biến. Tuy nhiên để có năng suất và đạt hiệu quả cao thì cũng cần chú ý đến thời tiết và khả năng gieo trồng của khu vực.

Cây nghệ ưa thích kiểu khí hậu ôn hòa, cần lượng nước lớn cho việc phát triển nên thích hợp trồng vào mùa mưa và những nơi đất ẩm. Ở Việt Nam thì người miền Bắc trồng nghệ vào tháng 2 đến tháng 4 và tháng 11, 12. Còn miền Nam thì độ ẩm cao, vào mùa mưa có thể tận dụng được lượng nước để gieo trồng.

1.3 Chọn giống nghệ

Nghệ là cây sinh sản vô tính nên ta sẽ dùng củ để trồng. Sau đó mầm sẽ được mọc ra tạo thành thân giả mọc ra lá và hoa. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại qua các vụ gieo trồng.

Tuy củ nào cũng trồng được nhưng để đạt hiệu quả cao nhất không lãng phí thì nên chọn những củ nghệ đã trải qua cả 2 giai đoạn trong quá trình sinh trưởng: mọc ra củ to và hoa lá lụi tàn.

Chọn giống nghệ

Tiêu chuẩn chọn củ thì chọn các củ nghệ chắc khỏe, đã ở giữa kì sinh trưởng, không bị nứt hay có vết thương và quan trọng là không mang mầm bệnh. Để trong nhiệt độ thường để củ mọc mầm rồi ủ trong cát ẩm để mầm tách nhánh.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn trồng nghệ tại nhà hiệu quả

2.1 Chuẩn bị đất trồng

Đất cát pha,  đất thịt nhẹ và đất rừng là các loại đất phù hợp để gieo trồng cây nghệ.  Tùy thuộc vào điều kiện nơi ở mà bạn chọn kiểu đất thích hợp. Nhưng nó phải giàu dinh dưỡng,  tơi xốp và dễ dàng thoát nước để củ nghệ dễ dàng sinh trưởng. 

Trước khi gieo trồng 1 tuần bạn mua hoặc tìm đất về,  nhặt sạch cỏ và dị vật, dùng dụng cụ chuyên dụng xới tơi đất, băm nhỏ.  Chuẩn bị tốt hệ thống thoát cấp nước tránh cây bị ngập úng gây thối củ.

Bạn chia đất thành từng luống cách nhau 30cm để làm lối thoát nước. Mỗi luống cần cao 20-25 cm và rộng 1 -1,2m. Đó là khi bạn trồng ở đồng bằng còn ở miền núi thì để cây dễ thoát nước mà không làm xói mòn đất,  hãy trồng cây theo luống ngắn, dọc sườn đồi.

2.2 Tiến hành trồng nghệ

Trên 1 luống chia thành 4 hàng đều nhau,  mỗi hàng tạo các hốc cách nhau 20-25 cm. Để tiết kiệm đất trồng mà  vẫn đủ khoảng hưtrống cho cây phát triển thì bạn trồng cây xen kẽ theo hàng. 

Đào hốc sâu khoảng 8-10cm tùy thuộc vào củ giống.  Gieo mỗi hốc 1 củ nghệ rồi lấp đất lên. Đừng lấp dày hay chặt quá làm mầm không mọc lên được. Sau khi gieo trồng bạn rải Một lớp rơm mỏng lên trên và tưới ướt tất cả số rơm. 

Sau khi trồng giống 1 tuần bạn kiểm tra tất cả các hốc, nếu gặp hốc không có dấu hiệu của sự nảy mầm thì bạn dặm lại, nếu vẫn không thì nhổ bỏ. 

Xem thêm:

3. Bí quyết chăm sóc nghệ nanh lớn – củ to

3.1 Phân bón

Nghệ trồng vì mục đích làm gia vị và làm dược liệu nên để đảm bảo độ an toàn thì chỉ nên bón phân hữu cơ thôi. 

Phân bón hữu cơ giúp cây trồng phát triển nhanh đồng thời tăng độ tơi xốp cho cây.  Do vậy hiện nay có rất nhiều loại với các nguyên liệu đặc điểm khác nhau, #ohana muốn giới thiệu một loại phân bón được nhiều người sử dụng và đánh giá cao là phân bón ONG BIỂN.

Phân bón giúp cây tăng trưởng cho năng suất tốt nhất, tăng chất dinh dưỡng và độ tơi xốp cho đất. Khác với phân vô cơ sau khi sử dụng có thể làm biến đổi thành phần đất nên phân bón ong biển rất thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Phân bón của công ty này có thể dùng được cho nhiều giống cây trồng khác nhau như với cây ăn quả và hoa màu thì bón phân bón Hữu cơ Sinh học OBI – Ong Biển 3 còn loại  OBI – Ong Biển 4 thì sẽ sử dụng để bón lót cho tất cả các loại cây. Không chỉ bón cho gốc cây mà còn có thể pha với nước xịt lên thân cây khi bắt đầu mùa vụ tiếp theo để cây đâm chồi nhanh hơn.

Chăm sóc cây nghệ

Chi tiết kỹ thuật bón phân

Có nhiều cách bón phân nhưng phổ biến nhất là có 2 cách:

Bón lót: Chỉ bón 1 lần khi cây đã lên luống để tăng độ dinh dưỡng cho đất.  1 ha đất dùng khoảng 5-7 tấn phân bón.

Bón thúc: Phương pháp này sử dụng cho các thời điểm: 

  • 1 tuần sau khi bắt đầu trồng nghệ thì bạn bón 200g cho 1 m2 đất trồng. 

  • Đợt 2 sau khi trồng được 20 ngày.

  • Sau đó cứ 15-20 ngày bạn lại bón thúc cho cây. 

 Vì chỉ dùng phân bón hữu cơ nên bạn có thể bón liên tục đến khi thu hoạch mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe  người tiêu dùng và môi trường. Bạn nhớ bón phân đồng thời dọn cỏ xung quanh gốc và xới đất cho cây dễ phát triển nhé. 

3.2 Tưới nước đúng cách

Cây nghệ không phải loại cây ưa nước nên bạn chỉ cần luôn giữ cho đất ẩm là được, có thể rải một lớp rơm lên trên để ngăn tình trạng thoát hơi nước của đất trồng.

Làm nuôi trồng thì tiết kiệm nước tưới tiêu là một cách hiệu quả để giảm chi phí. Bằng cách trồng vào đầu mùa mưa, tận dụng nước mưa để tưới tiêu cho cây nhưng cũng sẽ có kho khăn khi mưa dầm,  mưa lớn có thể gây ngập úng vụ trồng. 

Nếu bạn trồng cây vào mùa khô thì cần tưới nước 2 lần 1 ngày,  luôn giữ cho đất có độ ẩm nhất định. 

Kỹ thuật trồng nghệ

3.3 Làm cỏ, vệ sinh môi trường

Trong các vườn cây luôn có sự xuất hiện của cỏ dại- khắc tinh của cây trồng. Nó sẽ sử dụng chất dinh dưỡng trong đất khiến cây trồng gầy héo. Vì vậy cần nhanh chóng loại bỏ nó để tránh gây hậu quả về sau. 

Trước khi gieo trồng và khi cây vẫn còn nhỏ thì bạn có thể sử dụng các dụng cụ như cuốc,  bừa,… Để xới đất loại bỏ cỏ dại. 

Nhưng khi cây bắt đầu lớn thì sử dụng công cụ dễ cuốc trúng vào củ nên bạn hãy dùng tay để nhổ thủ công. Tuy hơi vất vả nhưng lại vô cùng an toàn cho cây nghệ.

Đừng vì sợ mệt mà sử dụng thuốc diệt cỏ,  nó không những ảnh hưởng đến cây nghệ mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người trồng và người sử dụng. Không những vậy còn làm thoái hóa đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại phát triển. 

Nghệ được coi là dược liệu chữa bệnh nhưng nếu sử dụng thuốc diệt cỏ thì sẽ mất đi tác dụng vốn có của nó.

3.4 Vun gốc cho cây

Củ gừng cần sự thông thoáng để phát triển nên việc vun gốc là điều không thể thiếu khi trồng nghệ. Vừa giúp đất tơi xốp mà các loại phân bón cũng dễ dàng ngấm vào đất hơn. Cách vun gốc như sau:

  • 5-7 ngày đầu sau khi gieo trồng bạn kiểm tra độ sinh trưởng của cây và kết hợp vun gốc, làm cỏ và bón phân.

  • 15 ngày kế tiếp bạn lại chuẩn bị dụng cụ để vun gốc,  làm cỏ và bón phân lần nữa.

  • Từ lần thứ 2 đến khi thu hoạch mỗi tháng bạn lại vun gốc cho luống nghệ 1 lần. Đến những ngày sắp thu hoạch thì chỉ nên vun gốc ở phía bề mặt thôi vì không cẩn thận sẽ làm hỏng củ nghệ.

Kết hợp vun gốc, làm cỏ và bón phân để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.5 Sâu bệnh hại

Về vấn đề sâu bệnh thì cây nghệ không hay bị chúng tấn công hay kí sinh. Có lẽ là do cây nghệ luôn có một mùi hương rất hăng và nó là thuốc.

Thối củ, vàng lá, cháy lá … là những hiện tượng thường xuất hiện trên cây nghệ. Để phòng tránh những điều này bạn cần thường xuyên vun xới đất để không gian thoáng mát cho rễ cây tránh xảy ra việc úng rễ. 

Thu hoạch nghệ đúng thời điểm

Để củ có nhiều dinh dưỡng hơn thì bạn nên tỉa bớt lá cây trong khi trồng bởi trồng nghệ lấy củ là chính. Hơn nữa nó cũng giúp vườn cây thông thoáng hơn tránh cho sâu bệnh kí sinh.

3.6 Thu hoạch và bảo quản nghệ

Thời gian thu hoạch là sau 8-9 tháng gieo trồng. Khi bạn thấy lá nghệ đang chuyển sang màu vàng và bắt đầu tàn lụi thì hãy thử cắt một vài nhánh nghệ,  nếu nó có màu vàng cam đậm rồi thì bắt đầu thu hoạch.

Khi xác định nghệ đã thu hoạch được rồi thì chọn một ngày khô ráo cắt bỏ hết phần thân lá đi rồi nhổ từng khóm nghệ lên. Rũ bỏ bớt đất và bẻ lấy nghệ tươi.

5. Kết bài

Bài viết trên đã khái quát các chi tiết trong quá trình trồng và chăm sóc nghệ. Mong rằng nhờ bài viết mà bạn có thể tự trồng được vườn nghệ của mình.

Cập nhật 01/07/2020

4/5 – (1 bình chọn)

4/5 – (1 bình chọn)