Kỹ thuật trồng khoai tây cho củ to – năng suất cao – nhanh thu hoạch

Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên nhiều nước coi đây là cây lương thực chủ yếu. Kỹ thuật trồng khoai tây cũng không quá phức tạp. Trong bài viết này #wikiohana  sẽ hướng dẫn bà con trồng cây khoai tây khoa học để gia tăng giá trị sản xuất.

Kỹ thuật trồng khoai tây

Mời bà con cùng tham khảo!

1. Trồng khoai tây cần chuẩn bị những gì?

1.1 Thời vụ trồng khoai tây

  • Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Đối với các tỉnh miền núi thì họ thường trồng đến khoảng cuối tháng 10 và đến tháng 1 năm sau thì được thu hoạch. Còn các tỉnh vùng trung du thì trông từ đầu tháng 10 và cuối tháng 12 sẽ thu hoạch.

  • Khu vực Đồng bằng sông Hồng

Thường trồng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và đến cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau thì thu hoạch.

  • Khu vực Bắc Trung bộ

Thường trồng vào đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau.

1.2 Chuẩn bị giống

Nên trồng bằng củ giống to sẽ cho năng suất cao hơn khi trồng củ nhỏ. Nếu trường hợp củ to với đường kính trên 45m nghĩa là trọng lượng chừng 50g thì bạn có thể bổ làm 2 hoặc làm 3 để tiết kiệm giống.

Khoai tây giống nếu bổ ra thì phải được để ở nơi thoáng mát. Phủa bai tải ẩm lên để giữ ẩm và cũng không xếp đống quá cao dễ bị thối.

Bạn nên dùng sao sắc hoặc lưỡi mỏng để cắt. Mỗi lần cắt xong thì đều nhúng vào cồn 96% hoặc xà phòng đậm đặc để ngăn chặn sự phát triển của nấm khiến củ bị thối.

Nên bổ dọc củ và mỗi miếng nên có từ 2 đến 3 mầm. Khi bổ xong lập tức chấm vào xi măng khô và gạt nhẹ phần xi măng thừa đi. Không nên để xi măng thừa bám nhiều trên của sẽ hút mất nước của khoai và làm khoai bị héo.

Nếu đất trồng đủ ẩm và có thêm phân chuồng hoai mục rồi thì 12h sau khi bổ bạn có thể mang đi trồng. Nếu đất ướt quá thì phải đợi 5, 7 ngày sau mới đem đi trồng.

Xử lý kỹ đất trước khi tiến hành trồng

1.3 Xử lý đất trước khi trồng

Đất trồng khoai nên là đầy cấy 2 vụ lúa. Nơi trồng nên bằng phẳng. Đất cần tơi xốp, đất  thịt nhẹ  hay đất pha cát đều được. Đất phù sa thì càng tốt để tiện tưới tiêu cũng như thoáng nước.

Sau khi gặt lúa xong (cắt rạ sát gốc) thì tiến hành cày bừa kỹ và chia luống.

  • Nếu làm luống đơn trồng bằng 1 hàng, thì uống rộng 60-70cm.
  • Nếu luống đôi trồng 2 hàng thì luống rộng 120-140cm và rãnh rộng: 20-40 cm, sâu 15-20cm.

Rãnh để giúp thoát nước dễ dàng, không để hiện tượng ngập úng làm hỏng củ và ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây.

Xem thêm :

2. Kỹ thuật trồng khoai tây cho năng suất cao

Cây khoai tây

2.1 Thực hiện trồng

Muốn khoai tây trồng xong có năng suất cao, củ khoai không bị xanh thì bạn nên phủ rơm rạ lên trên.

Việc che phủ rơm rạ cần được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên bạn rạch hàng và rải xuống 1 lớp rơm rạ đã cắt ngắn hoặc có thể bón lót phân chuồng, đạm, lân xuống dưới rồi lấy 1 ít đất phủ lên.
  • Sau đó đặt củ khoai lang giống xuống theo khoảng cách ở bên trên. Chú ý đặt mầm nằm ngang. Lấy đất phủ lên khoai giống với độ dày là 3 đến 5cm rồi vét rãnh lên luống.
  • Nếu đất khô thì cần tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh hơn.

Khoai giống khi mang về mà có mầm hơi nhú là có thể mang đi trồng được rồi. Lưu ý khi trồng không nên để rơm rạ quá ẩm hay đất khô quá. Khi đặt củ cũng không nên đặt trực tiếp vào phân. Nhất là phân hóa học vì có thể làm củ xót và chết.

Mật độ trung bình là từ 6 đến 7 củ/m2. Mỗi củ cách nhau chừng 25 đến 30cm là được.

Tiến hành chăm sóc cho khoai tây sau khi trồng

2.2 Chăm sóc khoai tây sau khi trồng

  • Chăm sóc đợt 1

Sau 7 đến 10 ngày cây mọc lên mặt đất và cao chừng 15 đến 20 cm thì lúc này bạn đi xới nhẹ. Sau đó làm sạch cỏ rồi tiến hành bón thúc đợt 1 và vun luống.

Chú ý khi bón thúc thì tiến hành bón vào méo luống hoặc ở giữa hai khóm khoai nhé! Nếu bón trực tiếp vào gốc thì cây sẽ chết. Sau đó bạn tỉa bớt cây và chỉ để lại 2 đến 3 mầm chính thôi.

  • Chăm sóc đợt 2

Sau đợt 1 từ 15 đến 20 ngày thì bạn qua tưới nước cho chúng lần 2. Tiếp tục tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối. Chú ý lấy đất ở rãnh để vun cho luống to và cao, dày và cố định.

Nếu vun luống mà không đủ đất thì củ sẽ bị xanh hoặc sẽ mọc thành cây.

Tỉa nhánh: Mỗi khóm chỉ nên để từ 4 đến 5 thân cây nếu có sản xuất củ giống thì có thể để nhiều hơn. Thời gian tỉa tốt nhất là sau khi trồng 15 đến 20 ngày.

Không sử dụng nước bẩn tưới cho khoai

2.3 Chế độ nước cho khoai tây

Bạn nhất định không được dùng nguồn nước thải, nước áo tù hay nước nhiễm độc chưa được xử lý để tưới cho cây. Bạn có thể dùng nước giếng khoan hoặc nước áo hồ không bị ô nhiễm để tưới cho cây.

Trong thời gian sinh trưởng thì trung bình bạn cứ 10 ngày thì tưới nước một lần. Tùy theo điều kiện thời tiết mà bạn có thể căn chỉnh được.

Vào những thời điểm quan trọng cần cung cấp nhiều người như sau trồng 25-30; 40; 50 và 60 ngày thì bạn tưới nhiều nước. Còn sau trồng 70 ngày thì ngừng tưới nước.

Vườn khoai tây phát triển xanh tốt

2.4 Phòng trừ sâu bệnh hại

  • Các loại sâu thường gặp trên khoai tây

+Sâu xám: Đối với loại này bạn nên xử lý trước khi trồng. Bạn có thể bắt bằng tay hoặc dùng thuốc  Malathion 50% pha với nồng độ 0,1% phun vào lúc chiều mát (tầm 4 đến 6 giờ chiều)

+ Rệp sáp: Bạn cần xử lý củ giống trước khi đem bảo quản. Tiêu độc giàn bằng cách phơi nắng, ngâm nước hay phun thuốc đều được.

+ Sâu xanh: Đến khi cây lớn thì  mật độ sâu đã vượt quá ngưỡng cho phép. Lúc này bạn sử dụng các loại thuốc như  Sherpa 20 EC, trebonl 10 EC.  Và kết thúc trước khi thu hoạch 15 đến 20 ngày là được.

  • Các loại bệnh hại thường gặp trên khoai tây

Nên trồng luân canh đối với các loại cây khác họ và các loại giống có khản năng kháng bệnh cao. Bạn tránh để ruộng âm, hay ngập úng kéo dài. Thường xuyên làm cỏ và thu gom các lá già bị sâu bệnh,… Nếu bệnh phát triển thành dịch thì có thể dùng thuốc.

+ Bệnh mốc sương  thì dùng Zineb 80 WP,  Booc đô 1%

+ Bệnh héo xanh vi khuẩn: Chỉ cần thực hiện tốt luân canh cây trồng

Lưu ý về cách dùng thuốc: Nồng độ thuốc cũng như  lượng dùng phải theo đúng những hướng dẫn ghi trên bao bì mỗi loại thuốc.

Xem thêm :

3. Thu hoạch và bảo quản khoai tây

Tiến hành thu hoạch khoai tây

3.1 Thu hoạch

– Khi thấy lá vàng và cây rạc dần thì bạn bắt đầu thu hoạch.

– Khi khoai đã được 60 đến 70 ngày tuổi thì bạn nhất định không được cho nước vào ruộng khoai. Nếu gặp mưa thì ngay lập tức tháo kiệt nước và chỉ thu hoạch vào ngày khô ráo.

–  Trước khi thu hoạch 10 ngày thì nên cắt gốc từ 15 đến 20cm. Như vậy củ sẽ không bị xây xát và có mẫu mã đẹp.

3.2 Bảo quản sau thu hoạch

– Sau khi mang khoai về nhà bạn tuyển chọn lại lần nữa. Những củ lành không bị dập hay tróc vỏ thì cho vào bao tải có đục lỗ để lưu thông khí. Tiếp tục xếp 1, 3 lớp bao chồng lên nhau và để ở nơi thoáng mái, cao ráo.

– Nếu bảo quả khoai lâu (chừng 3 đên 4 tháng) thì nên vùi khoai trong đống cát khô. Như vậy chất lượng củ khoai vẫn được đảm bảo.

– Nếu bảo quản lâu hơn 4 tháng thì nên đóng vào bao tải có đục lỗ rồi để vào kho lạnh ổn định nhiệt độ từ 8 đến 10 độ C.

Kỹ thuật trồng khoai tây

Lưu ý: Khi đưa khoai vào trong kho lạnh bạn nên để nhiệt độ giảm từ từ trong 5 đến 7 ngày. Mỗi ngày giảm từ 2 đến 3 độ. Khi lấy khoai ra khỏi kho lạnh và đem tiêu thụ thì cũng cần tăng nhiệt độ từ từ.

Mỗi ngày tăng 2 đến 3 độ và tăng trong vòng 3 đến 5 ngày. Như vậy sẽ tránh được hiện tượng khoai bị mất nước nhanh, vỏ củ nhăn nheo, héo, hỏng.

Kết luận

Trên đây là những kỹ thuật trồng khoai tây đã được nhiều người áp dụng và cho được năng suất cao. Quý bà con có thể áp dụng những cách này để có được vụ mùa bội thu.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 25/06/2020

5/5 – (1 bình chọn)

5/5 – (1 bình chọn)