Kỹ thuật trồng gấc hiệu quả – ít sâu bệnh – nhanh cho thu hoạch
Gấc là một trong những loại quả mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất cho con người. Không những thế dầu gấc còn rất được ưu ái trong công cuộc làm đẹp của chị em.
Chúng có những giá trị to lớn mà nhiều loại quả khác khó sánh bằng như: Tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, nâng cao thị lực, cải thiện sức khỏe tình dục, giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ, ung thư,…
Và để trồng được loại quả này không hề khó như bạn nghĩ. Trong ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn kỹ thuật trồng gấc sao cho ra nhiều trái nhất.
1. Trồng gấc cần chuẩn bị những gì?
1.1 Cây Gấc có đặc điểm gì? Có nên trồng gấc
Gấc là loại cây thuộc giống dây leo. Chúng mọc leo theo hàng rào, bờ giậu, bụi tre và sống được khá lâu. Trước đây, chúng là loại cây mọc hoang và đã được người dân ta đưa về trồng từ rất lâu trước đây.
Lá gấc có đặc điểm rất xanh, xòe ra như chân vịt và to cỡ bằng bàn tay xòe ra. Bên cạnh đó, cuống lá có mọc các dây leo mảnh để dễ dàng cuốn chặt vào hàng rào hay giàn leo hơn. Hoa gấc có màu trắng khá giống hoa loa kèn với đài lá màu xanh và thường mọc ở nách lá. Hoa đực và hoa cái cùng mọc trên 1 dây nhưng cũng có khi mỗi dây chỉ mọc một loại hoa.
Mùa mưa là thời điểm cây phát triển mạnh mẽ nhất. Sang đông quả bắt đầu chín hết thì lá cây bắt đầu rụng, dây nhỏ cũng theo đó mà héo và phải đến tận giữa mùa đông năm sau cây mới đâm chồi nảy lộc nữa.
Mùa thu hoạch gấc cũng khác nhau ở mỗi miền. Miền Bắc thường thu hoạch vào cuối Đông, trước hoặc sau Tết. Còn miền nam cho thu trái quanh năm.
1.2 Đất trồng
Cây gấc cũng là 1 loại cây khỏe sống. Chúng có thể phát triển được trên những loại đất khác nhau. Tuy vậy, để thu được những quả ngon với số lượng nhiều thì nên trồng gấc ở những nơi có đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Nếu ở thành phố bạn có thể mua đất sẵn. Hoặc không thì bạn trộn đất cùng phân chuồng đã hoai mục, trùn quế, mùn hữu cơ, than bùn,…. để tăng độ màu mỡ cho cây. Ngoài ra nên bón lót trước với vôi rồi phơi ải từ 7 tới 10 ngày trước khi bắt đầu trồng để mầm bệnh được tiêu diệt hết.
1.3 Nên trồng gấc vào tháng mấy?
Đối với miền Bắc thời điểm tốt nhất bạn nên trồng là tháng 2-3 dương lịch. Còn đối với miền Nam bạn nên trồng vào đầu mùa mưa vì lúc này đất đã ẩm sẵn không cần tưới nước nhiều.
Thời gian đầu mới trồng bạn sẽ thấy cây phát triển rất nhanh sau vài trận mưa rào. Vì thế bạn cần làm giàn luôn để chúng không bò dưới đất vì như vậy quả rất ít và hay bị thối.
1.4 Giá trị dinh dưỡng của Gấc
Như đã nói gấc là một trong những loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nhất. Trong gấc chức rất nhiều vitamin A và E cực tốt cho cơ thể con người. Không những thế hàm lượng Beta Carotene – một loại tiền chất của vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại oxy hóa và cải thiện thị lực – cực kỳ dồi dào.
Chưa hết hàm lượng lycopene trong gấc được đánh giá nhiều hơn trong cà chua tới 70 lần. Chưa nói đến sức khỏe cải thiện tốt nếu ăn gấc thường xuyên mà da dẻ người dùng cũng sẽ hồng hào và mịn mượt hơn rất nhiều.
Cũng chính vì những lý do này mà quả gấc được dùng làm thức ăn, dùng trong việc làm đẹp và chiết thành dầu gấc cực bổ dưỡng.
Xem thêm:
2. Bí quyết trồng và chăm sóc Gấc hiệu quả
2.1 Kỹ thuật trồng gấc hiệu quả
Bạn có thể trồng gấc bằng hạt hoặc bằng bom đều được.
-
Trồng bằng hạt
– Với phương pháp trồng bằng hạt: Trái gấc mang đi lấy hạt phải là những trái to ở những cây sai trái và đợi khi quả chín đỏ hoàn toàn mới mang đi thu trái. Tiếp đó bạn đợi thêm vài ngày rồi dùng tay bóp nhẹ để lấy hạt gấc ra. Trước khi gieo bạn cần chà rửa nhẹ nhàng đến khi hết lớp nhớt bên ngoài hạt để chúng dễ nảy mầm.
Xử lý hạt: Hạt gấc sau khi được chà rửa thì mang ngâm trong dung dịch axit sunfuric 10% trong 24h để vỏ hạt mềm dễ nảy mầm. Hoặc bạn cũng có thể cho hạt vào nước ấm 55 đến 60 độ C và ngâm trong vòng 10 đến 12 giờ cũng sẽ giúp tỷ lệ nảy mầm cao.
Hạt sau khi được xử lý thì tiến hành cho vào bầu đất ủ cho nảy mầm. Đến khi cây con cao chừng 20cm sẽ mang đi trồng vào các hố hoặc chậu đã được chuẩn bị.
Trồng bằng hạt tuy cho ra cả cây đực và cây cái nhưng chỉ có cây cái mới cho quả được. Vì thế theo kinh nghiệm bạn nên trồng bằng hom sẽ tốt hơn.
Chăm sóc gấc
-
Trồng bằng hom
– Cách chọn giống bằng hom: Có thể bạn chưa biết nhưng gấc cũng có thể nhân giống bằng nhân bản vô tính hay còn gọi là giâm cành. Cây gấc mẹ được chọn phải là cây sai quả, quả to, chín đẹp, không sâu bệnh để lấy hom giống. Chọn tiếp lấy dây gấc bánh tẻ và cắt thành từng đoạn dài từ 30 – 40cm hay người ta còn gọi là hom. Mỗi hom ít nhất phải có từ 2 đến 3 đốt trở lên.
-
Ươm cành: Có 2 cách để bạn báp dụng
Cách 1: Cắt bằng 2 đầu rồi dùng vôi bôi 1 lớp mỏng lên 2 đầu và đem giâm xuống khu vực cát ẩm. Chú ý, đầu gốc cần được cắm sâu dưới đất từ 10 đến 15 cm và đặt nằm nghiêng rồi dùng tay nén đất quanh gốc cho chặt và để ngọn ngóc lên trên.
Cách 2: Bạn cũng bắt bằng hai đầu rồi bôi vôi như cách trên. Nhưng thay vì cắm xuống cát ẩm thì bạn đem giâm trong bầu. Bầu thì có thể là túi nilong bên trong có đất bộn trộn cùng 1 chút phân chuồng mục hoặc trấu để tăng độ xốp cho đất. Mỗi bầu bạn có thể cắm được tới 3 hom gấc.
– Bầu gấc sau đó cần được đặt ở nơi thoáng mát, có mái che, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm để tưới nước, điều chỉnh mái che. Ban đầu bầu gấc cũng cần được thoát nước tốt. Khoảng 2, 3 tuần sau chồi sẽ mọc và đem trồng ở chậu hoặc hố đã chuẩn bị sẵn là được.
2.2 Kỹ thuật chăm sóc gấc
– Ở những giai đoạn như ra hoa và phát triển trái thì cần cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây. Tuy vậy cũng cần đảm bảo cây không bị ngập nước sẽ làm cây bị chết.
– Sau 20 ngày trồng thì tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ. Có thể là phân bò, phân dê hoặc NPK pha loãng. Sau đó 1 tháng bón 1 lần. Khi bón kết hợp làm cỏ và xới gốc cho cây.
– Đợi khi cây dài 30-40cm thì thường xuyên vắt ngọn lên giàn để chúng tập leo và phân tán đều chúng theo mọi hướng. Nếu không có giàn thì có thể cho chúng leo vào cây lớn hoặc hàng rào đều được. Giàn gấc làm giống giàn bầu, bí là được.
– Có một điều bạn cũng cần lưu ý là dây gấc leo càng cao thì lại càng ít quả. Vì thế cần điều chỉnh sao cho dây gấc leo ngang giàn.
– Bạn cũng cần thường xuyên cắt tỉa cành, lá để giàn thông thoáng tạo điều kiện cho quả đón được nhiều ánh nắng nhất, có như vậy quả mới phát triển tốt được.
3. Thu hái và bảo quản
– Khác với nhiều loại quả khác, gấc chín từ từ chứ không chín đồng loạt. Do vậy thời gian thu hoạch gấc khá dài. Gấc bắt đầu chín thì vỏ sẽ mỏng hơn, mềm hơn và dần chuyển sang màu đỏ rực. Cứ quả nào chín thì bạn thu hái cho tới khi hết.
– Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa dây và chỉ giữ lại chừng 50cm tính từ gốc cây để vụ sau chúng lại ra cành và phát triển xanh tốt. Cây gấc là giống lâu năm nên từ năm thứ 2, thứ 3 trở đi thì chúng sẽ cho thu hoạch càng nhiều.
4. Lời kết
Kỹ thuật trồng gấc không quá khó, cũng không tốn quá nhiều thời gian để bạn chăm sóc. Không những thế gấc cũng là loại cây ít sâu bệnh. Chính vì thế, trồng gấc theo đúng kỹ thuật là cách làm đơn giản nhất để bạn thu được những trái gấc giàu dinh dưỡng và tươi ngon nhất.
Xem thêm:
Cập nhật 30/06/2020
5/5 – (1 bình chọn)
5/5 – (1 bình chọn)