Kỹ thuật trồng điều và chăm sóc giúp cây đạt năng suất cao

Khi tiến hành kỹ thuật trồng điều cần lưu ý yếu tố ánh sáng. Cụ thể cần tránh việc trồng quá dày dẫn đến việc sau này cây phát triển sẽ che mất nguồn sáng của nhau. Ở giai đoạn chăm sóc, cần tạo tán và chặt những cành khô, mục,… Đồng thời cần tiến hành các hoạt động khác như bón phân, phòng trừ sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng điều

Chọn và chuẩn bị đất trồng cho cây điều.

Tùy theo địa hình đất mà nông hộ nên thay đổi thiết kế vườn điều của mình. Chẳng hạn:

  • Ở vùng đất bằng phẳng và độ dốc thấp thì hàng điều nên hướng về phía Đông Tây. Đất nông nghiệp cần được cày bừa kỹ và san phẳng.
  • Đất rừng cần được phát quang, dọn sạch và đốt toàn bộ lá khô. Đất rừng sau đó sẽ được cải thành loại ruộng bậc thang hoặc làm thành sườn dốc.

Tương tự các loại cây khác, khi chuẩn bị đất trồng điều cần chú ý khai hoang làm đất. Cần làm sạch thảm thực vật (thực bì) hoang dại. Ngoài ra, cũng cần loại trừ những vùng có lớp đất bề mặt quá mỏng, đất thoát nước kém, có nhiều đá. Trường hợp cải tạo những loại đất này thì cần đào các rãnh sâu để thoát nước cũng như tăng độ ẩm cho cây. Việc cải tạo đất cần phải được hoàn thành trước mua mưa.

Với nhiều nông hộ chi phí làm đất kỹ lượng và kịp thời ban đầu có thể là cao. Tuy nhiên, ở góc độ dài hạn thì lại mang lại hiệu quả cao, đáng đồng tiền bát gạo. Vì giảm được công chăm sóc và giúp cây phát triển tốt, sớm thu hoạch.

Mật độ và khoảng cách trồng cây điều.

  • Ban đầu khi mới trồng thì mật độ giao động từ 100 đến 300 cây/ha tùy theo độ phì nhiêu của đất. Thông thường mật độ là khoảng 200 cây/ha. Khoảng cách giữa các hố đào để trồng điều là 8*6 m.
  • Cây non trong vòng 3 năm đầu thường phát triển mạnh. Lưu ý: Cần cắt tia ngọn cây thường xuyên cho đến khi khoảng cách trồng giữa các cây non rơi vào tầm từ 10 đến 12m. Nên loại bỏ cành treo trên mặt đất vì thường cản trở việc thu hoạch.
  • Khi cây ở năm thứ 7 đến 10 thì mật độ khoảng từ 100 đến 120 cây/ha. Khoảng cách giữa các cây lúc này nên thưa hơn ở mức 8*12 m.
  • Các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ban đầu nên trồng với mật độ dày do đây là đất cát ven biển, nghèo dinh dưỡng. Khi mới trồng thì mật độ là 400 cây/ha. Khi vào năm thứ 7 đến 10 thì tỉa thưa còn khoảng 200 cây/ha. Khoảng cách dày hơn so với đất thông thường, 8*6m.

Chuẩn bị hố trồng.

  1. Bước chuẩn bị hố trồng nên được tiến hành vào đầu mùa mưa lúc đất mềm. Kích thước hố đào là 0,6*0,6*0,6 m. Sau khi đào sau thì lấp lớp đất mặt xuống 1/3 hố. Phần đất mặt còn lại thì trộn với phân chuồng hoặc rác mục. Tiếp theo lấp đầy hố và gom đất mặt đắp thành bầu lên cao. Chiều cao của bầu là khoảng 10cm so với mặt đất. Mục đích là tránh cho cây bị ngập nước sau khi trồng. Hố trồng thường được đào 1 tháng trước khi trồng.

Tiến hành trồng cây giống xuống đất

  1. Trồng điều xuống hố: Đầu tiên cần cắt đáy bầu và rễ bị cuộn xoắn vào nhau. Đặt bầu cây con vào giữa hố trống đã đào. Lưu ý đặt bầu cây con thấp hơn miệng hố 10-15 cm. Mục đích là để tránh xói mòn khi mưa lớn. Tiếp theo, tháo bao nylon quấn quanh bầu đất theo chiều dọc. Nén chặt đất xung quanh bầu. Ở mỗi hố cần rải 10 đến 20 gram thuốc chống kiến và mối phá hoại cây con có hoạt chất Diazinon hoặc Carbofuran.
  2. Kiểm tra cây con đã trồng: Sau từ 7 đến 10 ngày cần kiểm tra xem có bao nhiêu cây con đã chết. Nếu có, cần trồng dặm lại. Tốt nhất chỉ nên trồng dặm lại với cây con dưới 2 tuổi. Đồng thời theo dõi kỹ lưỡng những cây đã trồng dặm lại.

Thời gian lý tưởng để tiến hành trồng cây con

Cây điều thường được trồng vào đầu mùa mưa. Khi đất mới thấm 1 lượng nước mưa nhất định thì sẽ trở nên tơi, xốp, dễ làm. Từ đó cây sẽ sinh trưởng tốt xuyên suốt cả mùa mưa. Tuy theo vùng đất mà thời gian canh tác sẽ có sự thay đổi.

  • Ở vùng Đông Nam Bộ là khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7.
  • Ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk cũng tương tự là khoảng 6 đến 8, khi mùa mưa ổn định.
  • Ở Lâm Đồng, thời vụ trồng điều thích hợp nhất là khi mùa mưa ổn định. Cụ thể là nên bắt đầu vào tháng 6 đến 15 tháng 8 dương lịch.
  • Ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là khoảng tháng 9, tháng 10.

Với những vùng làm thủy lợi tốt thì có thể áp dụng kỹ thuật trồng điều vào mùa khô.

Sơ lược về kỹ thuật nhân giống và cách chọn giống điều phù hợp.

Cây điều tuyển cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Năng suất và mức độ ổn định: 1,5 đến 2 tấn/ha.
  • Tỷ lệ thu hồi nhân: lớn hơn 28%.
  • Kích thước hạt: ít hơn 170 hạt/kg
  • Số lượng trái trong 1 chùm: từ 5 đến 10 trái,
  • Tỷ lệ ra hoa lớn hơn 75%.
  • Khả năng chống chịu sâu bệnh

Hiện nay các vườn điều chủ yếu sử dụng là điều ghép. Một số giống điều ghép phổ biến có thể kể đến PN1, AB29, AB0508,… Việc nhân giống có thể bằng cách vô tính (ghép chồi) trên cây con trong bầu ươm hoặc trong vườn. Hoặc nhân giống sử dụng hạt. Việc tiến hành có thể gói gọn trong 5 bước

  1. Chọn hạt giống.
  2. Phơi hạt giống từ 2 đến 3 nắng trước khi cất ở nơi khô thoáng để tăng khả năng nẩy mầm sau này.
  3. Ngâm hạt trong nước muối nồng độ 3-5% và loại bỏ những hạt nổi có trọng lượng riêng nhẹ hơn nước.
  4. Ủ và ươm hạt trong bầu.
  5. Đặt phần lưng cong của hạt hướng lên phía trên. Lấp đất và đợi từ 45 đến 60 ngày trước khi lấy lên trồng.

7 điều nhà nông cần lưu ý khi chăm sóc cây điều để mang lại năng suất cao.

Giai đoạn chăm sóc cây điều có thể chia làm 7 phần. Bao gồm làm cỏ, trồng xen canh, tủ gốc, tưới tiêu, tỉa cành, tạo tán, bón phân và phòng trừ sâu bệnh.

Làm cỏ xung quanh khu vực trồng cây điều.

  • Khi cây điều còn nhỏ: Làm sạch cỏ trong khoảng từ 50 – 100 cm từ gốc ra. Nên tiến hành dọn cỏ vào cuối mùa mưa. Lưu ý đốt sạch hoặc vùi xuống hố để tránh rủi ro hỏa hoạn vào mùa khô.
  • Khi cây điều đã khép tán: Làm cỏ từ 2 đến 3 lần/năm tránh sâu bệnh cũng như việc cạnh tranh dinh dưỡng. Khi làm cỏ ở những lần đầu nên kết hợp bón phân. Trong khi ở lần phát cuối thì nên đốt hoặc vùi xuống hố chuẩn bị cho vụ thu hoạch.
  • Công cụ sử dụng để làm cỏ bao gồm cuốc, máy cắt cỏ, thuốc diệt cỏ

Trồng xen canh cây điều với các loại cây khác.

kỹ thuật trồng điều 3

Trồng xen canh giúp tăng năng suất, thu nhập từ vườn điều cũng như giảm nguy cơ xói mòn hoặc mọc cỏ dài.

  • Trồng xen canh cây ngắn ngày phù hợp khi vườn điều chưa khép tại. Những cây ngắn ngày này nên trồng thành băng, cách mép tán điều từ 1 đến 1,5m. Mục đích là để tránh việc cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng. Các cây ngắn ngày theo thứ tự ưu tiên là đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, bông vải,…
  • Trồng xen canh cây cacao sau khi đã tỉa thưa tán điều. Khoảng cách giữa cây điều và cacao nằm ở mức 4m. Mật độ xen canh là khoảng 500 đến 520 cây/ha. Trồng xen canh cây cacao giúp giảm thiểu rủi ro khi giá điều thô thấp mặc dù được mùa.
  • Trồng xen canh ở vườn điều có độ dốc lớn: Ưu tiên trồng các băng cây xen (dứa, cốt khí,…) theo đường đồng mức. Lý do là để hạn chế xói mòn cũng như rửa trôi đất.
  • Trồng cây ăn quả, ít tán như mãng cầu xiêm, na ở vùng khô hạn.

Tủ gốc và che phủ đất khi chăm sóc cây điều

Mục đích của việc tủ gốc và che phủ đất:

  • Với cây điều nhỏ tuổi giúp giữ ấm, điều hòa nhiệt độ đất, hạn chế cỏ dại.
  • Việc tủ gốc cung cấp dưỡng chất khi vật liệu tủ hoai mục.
  • Điều thường đường trồng trên đất hoang, khô cằn nên độ ẩm trong đất thường thấp. Vì vậy càng cần dược che phủ để tránh mất nước.
  • Giảm sự tấn công của công trùng trong đất.

Cách tiến hành:

  • Dùng lá cây điều và cỏ khô, cỏ tươi tại chỗ khác để phủ quanh gốc cây. Đá nhỏ hoặc sõi cũng là một giải pháp giúp che phủ đất. Bọc nhựa polythene đen được sử dụng để làm tăng sự phát triển và đậu quả của cây điều.
  • Một cách khác là trồng cây phủ đất có phạm vi bao phủ rộng hơn. Các loại cây phủ đất bao gồm muồng hoa vàng, cốt khí, trinh nữ không gai và một số cây hoa màu đậu đỗ. Ngoài ra, các loại cây phủ đất cũng chống xói mòn đất, cải tạo tiểu khí hậu trong vườn. Đây là nơi trú ngụ của các loài thiên địch cũng như là tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Tưới tiêu khi chăm sóc cây điều.

bồn chứa nước sau khi tưới

Mặc dù cây điều có thể sống vài tháng mà không cần tưới nước do bộ rễ ăn sâu xuống lòng đất. Tuy nhiên với cây non lại thật sự cần thiết. Tưới tiêu đầy đủ giúp tăng gấp đôi nhịp độ sinh trưởng của cây non vào mùa đông.

Việc tưới tiêu phụ thuộc vào tình hình hạn hán. Sử dụng bồn đường kính 2 đến 4m  đặt quanh gốc để tưới hoặc dùng béc phun. Hiện nay mô hình tưới nhỏ giọt trên cây điều đang được áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả. Theo ước tính mỗi cây trưởng thành cần khoảng 1800l nước trong vòng 2 tuần.

Tưới tiêu là nỗi lo rất lớn của bà con nông dân trong hợp tác xã chúng mình. Những năm qua, sản lượng hạt điều Bình Phước bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lượng mưa thay đổi thất thường. Nhiều gia đình vì không trụ được đã quyết định chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các giống cây ăn quả khác.

Cắt tỉa cành và tạo tán cho cây điều.

Việc tạo tán thường được tiến hành vào năm thứ 2 nhằm mục đích:

  • Tránh để các cây giao tán dẫn đến thiếu ánh sáng.
  • Giúp hạn chế sâu bệnh cũng như tiện cho việc phun thuốc bảo vệ thực vật.

Cách thực hiện: để lại thân chính và các cành cấp 1 (cách mặt đất 0,5 m trở lên). Cần tạo tán sao cho các cành hướng ra phía ngoài tạo thành hình mâm xôi.

Ở vườn điều thông thường cách tiến hành:

  • Cần tỉa các cành nằm phía trong tán, bị che bóng, cành nhiễm sâu bệnh hoặc cành vượt.
  • Tần suất tỉa cành là 2 lần/năm. Từ năm thứ 5 trở đi, tần suất cắt tỉa có thể giảm hẳn.
  • Trong năm đầu tiên, các mầm từ gốc điều ghép cần được tỉa bỏ để tránh tình trạng ăn hết các chất dinh dưỡng. Nguyên nhân làm chết chồi ghép.
  • Trong 3 đến 4 năm đầu tiên tỉa cành giúp tạo hình dáng thích hợp cho cây. Cần loại bỏ các cành thấp và chồi mọc ra dưới gốc
  • Sau 4-5 năm, khi cây đạt độ cao từ 4-5m thì nên cắt ngọn.
  • Sau khi tỉa xong cần dọn sạch khỏi vườn để tránh sự phát triển của sâu bệnh.
  • Với những cây điều ghép cần tỉa bỏ hoa của vụ trước để cây tập trung phát triển thân lá cho những vụ sau. Hoa xuất hiện trong năm đầu tiên và năm thứ 2 nên được loại bỏ. Hoa xuất hiện từ năm thứ 3 trở đi được giữ nguyên để đậu trái.

Bảng dưới minh họa thời gian và tần suất tỉa cành của các vùng trồng khác nhau.

Vùng trồng điều
Thời gian tỉa cành

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Lần 1 (sau khi kết thúc vụ thu hoạch) vào tháng 4 và tháng 5. Kết hợp với làm cỏ và bón phân.

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Lần 2 vào tháng 8 và tháng 9. Kết hợp với làm cỏ và bón phân.

Duyên hải Nam Trung Bộ
Lần 1 (sau khi kết thúc vụ thu hoạch) vào tháng 6 và tháng 7. Kết hợp với làm cỏ và bón phân.

Duyên hải Nam Trung Bộ
Lần 2 vào tháng 11 và tháng 12. Kết hợp với làm cỏ và bón phân.

Ở vườn điều lâu năm cách tiến hành như sau:

  • Ưu tiên loại bỏ cành giao nhau, cành loạn tán, cành sà thấp sát mặt đất. Ngoài ra, cũng cần chặt bỏ cành khô hoặc bị sâu bệnh.
  • Tương tự vườn điều thường cành đã tỉa bắt buộc phải dọn khỏi vườn để hạn chế sâu bệnh.
  • Tần suất tỉa cành là 2 lần/năm.
  • Các vết cắt cần được bôi dung dịch 1 CuSO4: 4 CaO: 15 H2O để phòng sâu bệnh.

Bảng dưới minh họa thời gian và tần suất tỉa cành của các vùng trồng khác nhau.

Vùng trồng điều
Thời gian tỉa cành

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Lần 1 (sau vụ thu hoạch) vào tháng 4 và 5 kết hợp làm cỏ và dọn vườn.

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Lần 2 vào tháng 8 và 9 kết hợp làm cỏ và bón phân.

Duyên hải Nam Trung Bộ
Lần 1 (sau vụ thu hoạch) vào tháng 6 và 7 kết hợp làm cỏ và dọn vườn.

Duyên hải Nam Trung Bộ
Lần 2 vào tháng 1 và 2 kết hợp làm cỏ và bón phân.

Bón phân cho cây điều.

đào rãnh và bón phân quanh chu vi tán

Kỹ thuật bón phân cho cây điều chủ yếu tập trung vào 3 loại phân là đạm, lân và kali. Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng và giống điều mà liều lượng sẽ có sự thay đổi.

Ngoài ra, cần kết hợp bón thêm phân hữu cơ để tăng thêm dưỡng chất cho đất. Nên bón 10 – 15 kg phân chuồng cho mỗi cây để đảm bảo cây có đủ dưỡng chất.

Cây điều có thể chia làm 3 giai đoạn bón phân. Bón phân lót khi trồng mới, bón cho cây non từ 0 đến 3 tuổi và bón cho cây trong giai đoạn khai thác (từ 4 tuổi trở lên).

phun phân dưỡng trái (nguồn: Bộ NN&PTNT)

Nhận diện sâu bệnh và phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (ICM).

  • Nhận diện và có giải pháp kịp thời để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều. Việc phát quang bụi rậm tránh tạo nơi để sâu hại làm tổ nên được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12.
  • Ứng dụng phương pháp quản lý dịch hại tích hợp (ICM) hướng tới sự cân bằng sinh thái. Chính vì quan điểm này mà ICM không cố gắng tận diệt những loại vật gây hại. Theo quan điểm này nếu loài vật gây hại bị tận diệt thì nguy cơ mất cân bằng sinh học sẽ tăng lên. Theo hiệu ứng domino thì cuối cùng cây điều cũng sẽ bị tiêu diệt.

4 yêu cầu ngoại cảnh để việc trồng và chăm sóc cây điều diễn ra thuận lợi.

Nhiệt độ và độ ẩm tác động đến quá trình ra hoa, tạo quả điều.

Nhiệt độ lý tưởng để cây điều phát triển giao động ở mức từ 27 đến 40 độ C. Tuy nhiên, nếu cây đang ở giai đoạn ra hoa và tạo quả thì nhiệt độ không quá 35 độ C. Lý do là sẽ làm rụng hoa và quả non.

  • Ở vùng có nhiệt độ ban đêm thấp nhưng ban ngày cao thì cây vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp diễn ra dài ngày thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, giảm năng suất hạt rõ rệt.
  • Cây điều thường được trồng ở những vùng có độ cao tối đa 700 m so với mực nước biển. Nguyên nhân là vì những nơi này hiếm khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C trong một thời gian dài.

Độ ẩm phù hợp với cây điều tối thiểu là 45 đến 56%. Ngưỡng chịu đựng tối đa của cây là từ 68 đến 77%.

Ánh sáng

Cây điều cần được cung cấp ánh sáng đầy đủ vì là loại cây ra hoa đầu cành. Trong thời gian ra hoa cây sẽ càng cần nhiều ánh sáng hơn. Mỗi cây điều cần khoảng 2000 giờ nắng/năm. Ở những thung lung bị núi che khuất thì cây sẽ cho ít hoa, quả hơn dù sinh trưởng bình thường. Vì vậy để cung cấp đủ ánh sang cho cây điều cần:

  • Trồng với mật độ phù hợp (giao động từ 100 đến 300 cây/ha tùy theo loại đất).
  • Việc tỉa cành và tạo tán cần được thực hiện định kỳ, thường xuyên.

Lượng mưa

Để cây ra hoa, đậu quả thì lượng mưa nên giao động ở mức 1000 đến 2000 mm. Ngoài ra, thời điểm bắt đầu mùa mưa cũng như sự phân bổ mưa trong năm cũng ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đầu trái.

Cây điều bắt đầu ra hoa kết trái trong khoảng 2 tháng. Tại thời điểm này cây hạt điều rất cần thời tiết khô ráo. Trường hợp gặp mưa dù chỉ là mưa nhỏ cũng làm cho phấn hoa bết lại, khó bám vào côn trùng truyền phấn. Dẫn đến quá trình thụ phấn bị ngưng trệ, sự thụ tinh không xảy ra được. Ngoài ra, hoa điều có chứa mật ngọt. Khi gặp lượng mưa nhiều, độ ẩm cao thì nấm mốc sẽ phát triển. Từ đó, gây hư hỏng các chùm hoa và quả non đang hình thành.

Chế độ mưa lý tưởng cho cây điều ra hoa, kết trái:

  • Mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ ràng. Mùa khô kéo dài từ 4 đến 5 tháng.
  • Mùa mưa là thời điểm cây tích lũy chất dinh dưỡng, từ đó “dồn lực” để mùa khô ra hoa kết trái.
  • Những nơi có lượng mưa lớn, phân bổ đều quanh năm không thực sự lý tưởng cho quá trình ra hoa, đậu quả.

Các yêu cầu về loại đất và độ pH để cây phát triển.

Đất trồng điều có tầng canh tác tối thiểu ở mức 70cm. Cây điều sẽ sinh trưởng tốt nếu ở vùng có tầng đất sâu, thành phần cơ giới nhẹ. Độ pH của đất là từ 5 đến 7,3. Tốt nhất là đất giàu hữu cơ và chất dinh dưỡng cũng như thoát nước tốt. Các loại đất phù hợp bao gồm đất đỏ bazan, đất xám, đất cát, đất thịt, đất laterit.

Sơ lược về cách thu hoạch và quy trình chế biến hạt điều.

Thu hoạch cả quả hay chỉ hạt.

Tùy theo việc có sử dụng quả điều hay không mà cách thu hoạch sẽ có sự thay đổi. Nếu chỉ sử dụng nhân thì có thể lượm khi quả điều rớt xuống đất. Bước tiếp theo là tách quả ra khỏi hạt. Hạt điều thô sẽ được phơi để làm giảm độ ẩm trước khi đưa vào chế biến hoặc bảo quản.

Quy trình chế biến hạt điều

Sau khi thu hoạch và phơi khô hạt điều thô sẽ trải qua 13 bước chế biến. Trong quá trình này hạt sẽ được bóc tách lớp vỏ cứng. Sau đó, hạt điều còn vỏ lụa sẽ được mang đi rang muối. Trường hợp để chế biến thành hạt điều tươi thì sẽ cần phải bóc vỏ lụa cũng như phân loại. Hạt điều cần đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khác nhau tùy theo nước đối tác.

Các bài viết khác cùng chủ đề: