Kỹ thuật trồng đậu phộng và Cách phòng bệnh trên cây đậu phộng
Cách trồng đậu phộng hiệu quả nhất không chỉ chú trọng vào kỹ thuật trồng mà còn phải quan tâm đến các vấn đề phòng và điều trị các bệnh trên cây. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về quy trình trồng đậu phộng cũng như phương pháp trị dứt điểm bệnh gây hại.
Đậu phộng còn có tên gọi khác là lạc, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, được đưa vào canh tác ở nước ta với diện tích ngày càng nhiều và được trồng ở nhiều khu vực khác nhau. Do đó, nắm rõ cách trồng đậu phộng là một giải pháp cải thiện kinh tế của nhiều hộ gia đình và khu vực.
Đậu phộng trồng nhiều ở đâu tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, loại cây này được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng…; với miền Trung và miền Nam ít khu vực trồng hơn, gồm các tỉnh như Bình Định, Trà Vinh, Long An…
Đậu phộng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
Kỹ thuật trồng đậu phộng
Thời vụ trồng đậu phộng
Thời gian sinh trưởng của cây đậu phộng từ gieo đến khi thu hoạch là 90 – 120 ngày. Đây cũng là thời gian thu hoạch đậu phộng. Trồng lạc được chia thành nhiều vụ, tùy thuộc từng vụ mà trồng đậu phộng mấy tháng thu hoạch sẽ có câu trả lời khác nhau:
– Vụ Đông Xuân (chính vụ) gieo trồng tháng 11 – 12 và thu hoạch tháng 2 – 3
– Vụ Hè Thu gieo trồng vào tháng 4 – 6 và thu hoạch tháng 7 – 8
– Vụ Thu Đông gieo trồng vào tháng 7 – 8 và thu hoạch tháng 10 – 11. Đối với vụ mùa này, cần chú ý vào khâu cày bừa, lên liếp kỹ và tạo rãnh thoát nước ở giữa các liếp.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng
Trồng cây đậu phộng cần nắm rõ cây cần một lượng dinh dưỡng lớn từ là lân và vôi. Nhu cầu về đạm ít hơn, do có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ. Cây cần nhiều đạm ở giai đoạn cây còn nhỏ, cần nhiều lân ở giai đoạn từ ra hoa đến sau hình thành củ, cần nhiều kali giai đoạn trước khi ra hoa. Ngoài ra, cây còn cần nhiều các nguyên tố như canxi, magie, lưu huỳnh, đồng, kẽm, bo, molypden…
Đất đai trồng đậu phộng
– Cây đậu phộng đất thích hợp để trồng là loại đất có độ pH từ 5,5-6,5, tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần phát triển tốt.
– Khu vực trồng cây phải đảm bảo cao ráo, đất tơi xốp cao, thoát nước nhanh.
Cách chọn và cách ngâm ủ hạt giống đậu phộng
Đối với cách trồng cây đậu phộng tại nhà cần chú ý chọn lựa giống. Hạt giống phải to, đều, mẩy, không sâu bệnh, hạt sáng, tỉ lệ nảy mầm cao trên 90%… Đặc biệt, cần lưu ý sự khác biệt giữa hạt giống đậu phộng và hạt giống cỏ đậu phộng. Hạt giống cỏ đậu phộng là loại giống cỏ, có công dụng trang trí khuôn khuôn viên, chống xói mòn đất.
Sau khi chọn được giống, cách ươm hạt đậu phộng tốt nhất là ngâm hạt giống trong nước từ 3 – 4 giờ ở nhiệt độ thường, sau đó ủ 10 – 12 tiếng. Nếu thời tiết quá lạnh, có thể dùng nước ấm với tỉ lệ 2 sôi – 3 lạnh và ngâm trong 12 giờ. Sau đó, ủ cho hạt nứt mầm rồi để mầm hướng xuống đất, không được để mầm ra dài. Cách trồng đậu phộng trong chậu tại nhà cũng áp dụng phương pháp này.
Yêu cầu với đất trồng đậu phộng
Trước khi bắt đầu quy trình trồng đậu phộng, cần tiến hành làm đất kỹ càng. Đất trồng phải là loạt đất cát, được cày bữa kỹ, loại bỏ sạch cỏ dại, đảm bảo tỉ lệ đất đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm tối thiểu là 70%. Ngoài ra, độ ẩm khi gieo hạt cần đạt khoảng 75%. Sau đó tiến hàng lên luống cho ruộng trồng.
Kỹ thuật trồng đậu phộng hiệu quả cần chú ý đến đất trồng
Hướng dẫn trồng đậu phộng
Khi ươm giống thành công, không nên bóc vỏ ra trước, mà chỉ bóc ngay khi gieo hạt. Số lượng giống tiêu chuẩn là 220 – 250kg trên 1 ha. Có 2 cách gieo đậu phộng là trồng theo lỗ và trồng theo hàng. Với cách trồng đậu phộng bằng hạt như thế này, thì độ sâu lấp hạt phải đạt khoảng 3 – 5 cm, tuỳ vào thời tiết. Nếu trồng mùa nắng hạn, đất nhẹ gieo sâu 5cm. Nếu trồng mùa mưa ẩm ướt, đất nặng, thì kỹ thuật trồng đậu phộng mùa mưa hiệu quả là gieo hạt sâu 3 cm.
Ngoài ra, sau khi bóc vỏ, bạn không nên bỏ vỏ đi, mà có thể tận dụng vỏ đậu phộng trồng cây, hoặc các loại hoa quả khác. Bởi vỏ khi làm giá thể trộn vào đất, có công dụng vượt trội so với vỏ trấu và xơ dừa, là loại phân hữu cơ tơi xốp, cung cấp chất mùn, vitamin B, giúp cây không bị nghẹt rễ, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, cho cây đâm chồi và ra hoa.
Tận dụng vỏ đậu phộng trồng lan hoặc các loại hoa quả khác
Hướng dẫn cách chăm sóc cây đậu phộng đạt năng suất cao
Cách chăm sóc cây đậu phộng
Khi lạc nhú mầm, phải dùng tay bới nhẹ gốc để giúp lá mầm thoát lên mặt đất. Đây là kỹ thuật trồng đậu phộng trên đất cát giúp cây phân cành cấp 1 và ra hoa nhiều hơn. Sau 15 ngày gieo hạt, xới nhẹ đất và kết hợp bón thúc lần 1. Khi cây ra hoa thì vun gốc để quá trình đâm tia của cây thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, mùa vụ mà chế độ tưới nước khác nhau. Phương pháp phổ biến nhất là tưới phun mưa quanh gốc và 10 ngày trước khi thu hoạch, không được tưới nước, để hạt không nảy mầm.
Bón phân cho đậu phộng
Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời trong các điều kiện bất lợi, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tối ưu, cần cung cấp các loại phân bón qua lá các giai đoạn sau:
– Giai đoạn sinh trưởng và phát triển, phun phân bón lá Đức Thành 8, định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.
– Giai đoạn dưỡng hoa, đậu quả, phun phân bón lá Đức Thành 9, định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
– Giai đoạn đâm tia, nuôi quả, phun phân bón lá Đức Thành 6, định kỳ 10 – 15 ngày/lần.
Chú ý các loại bệnh thường gặp trên cây đậu phộng
Trong kỹ thuật trồng cây đậu phộng, cần chú ý những loại bệnh do côn trùng và các loại nấm gây ra, để kịp thời điều trị, không làm ảnh hưởng đến năng suất.
Côn trùng gây bệnh trong thời gian sinh trưởng của cây đậu phộng
- Sâu khoang: Loại côn trùng này xuất hiện từ những ngày đầu gieo trồng cây, gây hại suốt mùa vụ. Chúng cắn phá hoa, lá, quả non.
- Sâu xanh da láng: Là loại sâu gây hại cho lá, hoa, chồi non. Trứng đẻ 3 – 5 ngày nở, sâu non cơ thể nhằn bóng, ít lông tơ, giai đoạn sâu non kéo dài 10 – 19 ngày. Cần thường xuyên theo dõi và sớm phun diệt kịp thời sâu non. Loài sâu này có tính kháng thuốc mạnh, nên sử dụng dụng xen kẽ các thuốc có hoạt chất tiêu diệt cao như DT Aba 60.5EC, DT Ema 40EC hoặc Siêu Sâu Rầy 700EC.
- Nhện đỏ: Loài nhện đỏ xuất hiện và gây bệnh ở nhiều loại cây trồng như cao su, cà phê, sầu riêng, đậu phộng… Chúng hút nhựa lá, làm cho lá có những vết lấm tấm màu trắng, mất diệp lục, vàng khô, rụng sớm.
- Rệp: Chúng thường tập trung ở chồi, nụ non, cuống hoa. Gây hại bằng cách hút nhựa lá, làm lá xoăn, còi cọc, mang theo nấm bồ hóng và có khả năng truyền virus.
- Ngoài ra, quy trình trồng đậu phộng còn bị ảnh hưởng bởi các loài khác như: sâu dòi hại rễ, sâu đục quả, sâu xám cắn phá cây con…
Các loại nấm gây bệnh hại khi trồng cây đậu phộng
- Bệnh đốm lá sớm: Hay còn gọi là đốm màu, là loại bệnh do nấm Cercospora arachidicola gây ra. Bệnh xuất hiện sớm từ 3 – 5 tuần sau khi gieo, gây hại phiến lá, khiến lá nhanh khô và rụng sớm. Nên sử dụng Rubbercare 720WP để diệt trừ mầm bệnh.
- Bệnh đốm lá muộn: Hay còn gọi là đốm đen. Bệnh do nấm Cercospora personata gây ra. Khác với đốm lá sớm, đốm lá muộn phát sinh từ gốc lên, cả cành, tia, quả, vết bệnh có hình bầu dục dài, xuất hiện từ lúc ra hoa đến chín.
- Bệnh rỉ sắt: Do nấm Uromyces arachidis gây ra, phổ biến ở giai đoạn sinh trưởng. Ban đầu, nấm tấn công mặt dưới lá, có nhiều chấm nhỏ trên mặt lá, xuất hiện bụi rỉ sắt. Bệnh khiến lá vàng và rụng sớm, có thể chết cả cây lúc còn nhỏ.Nên sử dụng thuốc có tính lưu dẫn mạnh và hoạt chất kép như Upper 400SC.
- Bệnh héo rũ: Xảy ra thường xuyên trong quá trình trồng cây đậu phộng, do nấm Fusarium spp gây ra, nấm tấn công vào rễ làm rễ kém phát triển, hoặc khiến thân cây tắc nghẽn mạch dẫn vận chuyển nước và dinh dưỡng. Các lá ở tầng thấp bị vàng trước, lan dần lên các lá trên, toàn bộ cây bị héo rủ xuống. Quanh gốc thân có nhiều sợi nấm màu trắng bao phủ.
- Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizoctonia solani tấn công ngay cổ rễ. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện đất úng thủy. Nấm tấn công mạnh giai đoạn cây con làm cây chết rạp hàng loạt.
- Ngoài ra, trong thời gian sinh trưởng của cây đậu phộng cũng có thể xuất hiện các bệnh như: Thối thân, thối quả, thối đen do nấm và bệnh héo xanh do vi khuẩn…
Bệnh đốm lá ở cây đậu phộng
Tìm hiểu chi tiết các loại thuốc phòng và trừ bệnh trên cây đậu phộng
Để diệt trừ các loại côn trùng và bệnh gây hại, có thể sử dụng các loại thuốc như:
- Siêu Sâu Rầy 700EC với hoạt chất Fenobucarb, đặc trị sâu non, rệp sáp, rệp vảy, sâu đục thân, mọt đục cành…
- DT Ema 40EC với hoạt chất Emamectin benzoate tấn công cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh làm cho sâu hại bị tê liệt và chết. Sau khi phun thuốc sẽ thấm vào bên trong mô lá, khi sâu hại chích hút hay ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn, tê liệt và chết sau 2 – 4 ngày. Thuốc an toàn cho cây trồng, diệt các loại như: Nhện đỏ, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, sâu hại bông…
- Season 450SC là hỗn hợp 2 hoạt chất Buprofezin và Deltamethrin, có tác dụng ức chế sự tạo thành chất kitin ở da côn trùng làm ấu trùng không lột xác được mà chết. Đối với côn trùng trưởng thành, Season 450SC làm hạn chế sự hình thành trứng và trứng đẻ ra không nở được.
Season 450SC diệt trừ hiệu quả các loại sâu bệnh gây hại quy trình trồng cây đậu phộng
- Prochess 250WP là thuốc trừ sâu có khả năng nội hấp mạnh, tác dụng rộng phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai, rệp và côn trùng chích hút cho nhiều loại cây trồng.
- Rubbercare 720WP là loại thuốc chuyên trừ nấm gây hại trên nhiều loại cây. Trong cách trồng đậu phộng, Rubbercare 720WP phòng trừ các nấm như Phytophthora, Pythium, Fusarium, Peronospora, Sclerospora…
- Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số thuốc đặc trị nấm như Hexalazole 300SC, Upper 400SC, Villa-Fuji 50SL.
Trên đây, là hướng dẫn trồng cây đậu phộng chi tiết và cách chăm sóc phòng ngừa bệnh hại. Để giúp cây sinh trưởng tốt và tránh được bệnh hại, người canh tác cần chọn được các loại thuốc trừ sâu bệnh hại phù hợp, hiệu lực nhanh mạnh mà vẫn an toàn cho cây trồng.
Nếu bạn đang tìm những dòng sản phẩm phân bón và thuốc trừ sâu, bệnh dùng được trên nhiều loại cây trồng khác nhau và được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, hiệu quả tức thì và lâu dài, đồng thời giá thành hợp lý, thì sản phẩm của Đức Thành Group là một lựa chọn phù hợp. Trên hết, sản phẩm của Đức Thành Group đều đạt kiểm định nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn cho cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm và cách dùng phù hợp cho đất canh tác, vui lòng liên hệ hotline 0935921923!