Kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Lily cắt cành
Mục lục
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Hoa lily đã được nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ các loài hoang dại phân bố ở hầu hết các châu lục từ 100 – 600 vĩ bắc, châu á có 50- 60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và Châu Âu có 12 loài. Theo các nhà trồng trọt Hà Lan các giống lily trồng hiện nay được chia thành nhiều nhóm dựa trên nguồn gốc phát sinh và quá trình lai tạo giống gồm: Longiflorum, Asiatic, Oriental, L/A, OT, LO. Ở nước ta hoa lily là một trong những loại hoa cắt cành cao cấp và rất được ưa chuộng. Sản xuất hoa lily được tiến hành quanh năm tại một số vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt,… và chủ yếu vụ Đông Xuân ở các tỉnh phía bắc.
II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
Lily là cây thân thảo lâu năm, phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ, phần trên mặt đất gồm lá, thân, hoa.
2.1. Rễ
Rễ lily gồm hai loại là rễ củ và rễ thân. Rễ củ hình thành từ thân vảy, rễ củ xuất hiện trước và tồn tại cùng với củ giống từ vụ trước sang vụ trồng sau. Còn rễ thân, đây là loại rễ xuất hiện sau, sau khi mầm mọc ra trên những đốt thân đầu tiên hình thành rễ mới đây chính là rễ thân, rễ này là bộ phận chính giúp cho cây lấy nước, dinh dưỡng nuôi cây, rễ này bị chết khi thân cây chết.
2.2. Thân
2.2.1 Thân vảy (củ giống)
Thân vảy là phần phình to của thân, trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại. Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số lượng hoa, chu vi thân vảy càng lớn thì số hoa càng nhiều.
2.2.2 Thân chính
Là phần thân mọc trên mặt đất quyết định chiều dài của cành hoa, độ dài của thân được quyết định bởi số lá và chiều dài của đốt, chiều cao này cũng tùy thuộc vào từng giống và điều kiện trồng trọt.
2.3. Lá
Có nhiều hình dạng khác nhau, hình thuyền hoặc thuôn dài hoặc tròn dài… lá không có cuống hoặc cuống ngắn. Kích thước lá phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc.
2.4. Hoa
Một cây chỉ có một cành hoa, mỗi cành có từ một đến nhiều hoa. Màu sắc hoa rất phong phú, đa dạng, có loại có hương thơm, có loại không.
2.5. Quả
Quả dài 5-7cm, bên trong có 3 ngăn, mỗi quả có vài trăm hạt. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc 3 góc.
III. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
3.1. Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-250C, ban đêm là 120C -180C. Dưới 120C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.
3.2. Ánh sáng
Lily ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, thích hợp từ 5.000-8.000lux. Giai đoạn từ khi trồng đến khi phân hóa mầm hoa phải che bớt ánh sáng, giai đoạn ra nụ, ra hoa có thể che hoặc không che tùy điều kiện mùa vụ trồng cụ thể.
3.3. Độ ẩm
Đất quá khô hoặc nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75 – 80%), thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn để tránh rụng nụ, thối củ (độ ẩm đất trung bình 65 -70%).
IV. MỘT SỐ GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
STT
Tên giống
Mầu sắc hoa
Thời gian sinh trưởng
(ngày)
Chiều cao cây (cm)
Sắp xếp hoa
Mức độ cháy lá
Số hoa TB/cây (nụ hoa)
16/18
18/20
20/22
I
Nhóm Oriental (Lily thơm)
1
La Mancha
Hồng đỏ, viền trắng
95-100
90-100
Hoa hướng lên
Nhẹ
4-6
5-7
6-8
2
Lake Carey
Hồng đậm
110-115
85-95
Hoa hướng lên
Không
4-6
5-7
7-9
3
Marlon
Hồng, viền trắng
95-100
110-120
Hoa hướng lên
Không
1-4
2-5
3-5
4
Montezuma
Đỏ đậm
95-100
120-130
Hoa hướng lên
Nhẹ
3-5
4-6
5-7
5
Sorbonne
Hồng, viền trắng
90-100
90-100
Hoa hướng lên
Nhẹ
2-5
4-7
5-9
6
Joop
Hồng
95-100
110-120
Hoa hướng lên
Nhẹ
2-4
4-6
5-7
7
Viviana
Đỏ
95-100
100-110
Hoa hướng lên
Nặng
2-4
3-5
4-5
II
Nhóm OT Hybrid (Lily thơm)
1
Manissa
Vàng
95-100
120-130
Hoa quay ngang
Không
1-2
2-3
2-4
2
Robina
Hồng đậm
90-95
110-120
Hoa hướng lên
Không
1-3
2-4
3-6
3
Gold City
Vàng
90-95
110-120
Hoa quay ngang
Không
2-4
3-4
4-5
4
Lesotho
Vàng
90-95
110-120
Hoa quay ngang
Không
3-5
4-6
4-7
5
Serano
Vàng chanh
90-95
100-110
Hoa hướng lên
Không
3-5
4-6
4-7
6
Yelloween
Vàng
85-90
130-140
Hoa hướng lên
Không
4-6
5-7
6-9
III
Nhóm LA Hybrid ( Lily không thơm)
14/16
16/18
18/20
1
Honesty
Cam
70-80
80-90
Hoa hướng lên
Không
3-5
4-6
5-8
2
Nashville
Vàng
70-80
80-100
Hoa hướng lên
Không
2-4
3-6
5-8
3
Puma
Cam
70-80
90-110
Hoa hướng lên
Không
3-5
4-6
5-8
4
Serrada
Vàng
70-75
80-90
Hoa hướng lên
Không
4-5
5-7
6-9
5
Pavane
Cam
70-75
120-130
Hoa hướng lên
Không
2-4
3-5
4-6
6
Pavia
Vàng
70-80
120-130
Hoa hướng lên
Không
5-7
6-8
7-9
IV
Nhóm Asiatic ( Lily không thơm)
12/14
14/16
16/18
1
Bursa
Cam
65-75
90-100
Hoa hướng lên
không
3-5
4-7
5-8
2
Quinta
Cam
65-75
100-110
Hoa hướng lên
Không
2-4
3-5
5-7
3
Red Sensation
Đỏ
60-70
90-100
Hoa hướng lên
Không
3-5
4-6
5-7
4
Tresor
Cam
60-70
100-110
Hoa hướng lên
Không
3-6
4-8
6-9
V. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC
5.1.Thời vụ trồng
+ Vùng khí hậu mát: các vùng như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La), Sa Pa ( Lào Cai) và một số vùng có độ cao trên 1000m so với mực nước biển, các vùng này có thể trồng hoa lily quanh năm.
+ Vùng có khí hậu ấm: vùng Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh Bắc trung Bộ…. Vùng này khí hậu nóng ẩm chỉ có mùa đông là thích hợp trồng hoa lily, ở vùng này có thể bố trí hai thời vụ trồng là thu hoa vào Tết và 8/3.
Thời điểm trồng củ thu hoa vào dịp Tết cho một số giống lily
TT
Nhóm giống
Thời điểm trồng (âm lịch)
Vùng núi phía Bắc
1
Oriental (lai phương đông)
25/8-5/9
2
OT Hybrid
5-10/9
3
LA Hybrid
10-15/9
4
Asiatic
10-15/9
5.2. Kỹ thuật làm đất
* Yêu cầu chung của đất/giá thể trồng lily:
+ Tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại.
+ Độ dẫn điện dung dịch đất: EC ≤ 1mS/cm.
+ pH: Đối với nhóm lily thơm pH=5,5-6,5; Đối với nhóm lily không thơm pH=6,0-7,0.
*Chuẩn bị đất trồng lily:
– Chọn đất trồng: tốt nhất là nên trồng trên chân đất luân canh với lúa nước hoặc cây ngũ cốc, không trồng trên chân đất vụ trước trồng cây cùng họ (hành, tỏi…) hoặc trên chân đất vụ trước trồng loại cây bón nhiều phân, phun nhiều thuốc phòng trừ sâu bệnh (hoa đồng tiền, hoa cúc, rau màu…). Nếu trồng ở vùng đất bị nhiễm mặn cần trồng trên chậu có giá thể.
– Làm đất:
+ Đất được cày bừa tơi, phẳng, sạch cỏ rác.
+ Khử trùng đất: Dùng Aliettle 800WG nồng độ 1/500; Ridomil 68WP nồng độ pha 1/400, phun vào đất với lượng 50 lít dung dịch/100m2.
Sau đó dùng nilon phủ kín mặt đất 5-7 ngày, phơi đất 10-15 ngày trồng là được. Nếu không có điều kiện khử trùng như trên thì ngâm đất bằng nước không bị ô nhiễm (thời gian ngâm đất từ 24-48h và tháo sạch nước đi).
– Lên luống: Mặt luống rộng 1,0-1,2m; cao 30-40cm, rãnh luống 40-50cm.
– Che phủ bề mặt: dùng lưới đen che cắt nắng hoặc các sản phẩm phụ trong nông nghiệp như rơm rạ che phủ bề mặt luống đất trồng tốt nhất là trước 2 tuần để làm mát đất. Hoặc có điều kiện chúng ta nên làm đất và lên luống sớm sau đó dùng nilon phủ kín luống trồng để hạn chế cỏ dại và diệt trừ các mầm mống sâu bệnh hại.
5.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
5.3.1. Xử lý củ giống trước khi trồng
Nếu có kho lạnh: trồng củ mọc mầm và ra rễ trong kho lạnh trước khi trồng ra đất, các bước tiến hành cụ thể như sau:
– Bước 1: Đưa củ ra khỏi kho lạnh bảo quản để tan hết đá
– Bước 2: Xử lý củ bằng Daconil 75WP hoặc Ridomil Gold 68WP nồng độ 1/500 trong 5-10 phút.
– Bước 3: Trồng củ vào các khay nhựa
– Bước 4: Xếp các khay củ đã trồng lại vào trong kho lạnh (các khay có thể xếp chồng lên nhau), đặt chế độ nhiệt của kho giao động 12-140C.
– Bước 5: Sau 10 -15 ngày mầm dài 7-10 cm, các vòng rễ thân bắt đầu xuất hiện thì đưa củ ra trồng ngoài đồng ruộng.
Trường hợp không có kho lạnh: làm theo các bước sau
– Bước 1- 3: Làm giống như trường hợp có kho lạnh
– Bước 4: Xếp các khay củ đã trồng vào chỗ thoáng mát (tối nhất là dưới bóng râm) sau đó lấy lưới đen che kín để mầm củ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.
– Bước 5: Trồng ra đất khi mầm củ dài 7-10 cm.
5.5.2. Cách trồng và khoảng cách trồng
– Trồng củ: rạch hàng đặt củ sau đó lấp đất hoặc dùng dầm đào lỗ đặt củ và lấp đất lên
– Khoảng cách trồng: căn cứ vào kích thước củ giống để xác định mật độ trồng
+ Củ 18/20: hàng x hàng: 20cm; cây x cây: 15cm
+ Củ 20/22: hàng x hàng: 20cm; cây x cây: 18cm
– Độ sâu lấp đất: 8 – 10cm ( bằng hai lần chiều cao của củ)
5.3.4. Kỹ thuật tưới nước
– Luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng, đảm bảo độ ẩm 65-75%,
– Tốt nhất nên tưới nước vào phần gốc cây tránh làm lá và nụ bị ướt, hoặc tưới vào buổi sáng lúc độ ẩm không khí thấp để bộ thân lá không được quá ướt.
– Nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho lily với chế độ tưới 30 phút/ngày.
– Kinh nghiệm kiểm tra lượng nước tưới vừa đủ: Bóp chặt 1 nắm đất sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, khi gõ nhẹ vào nắm đất sẽ bị vỡ ra.
5.3.5. Chế độ che lưới đen
Che lưới đen cho cây hoa lily có hai tác dụng:
– Làm giảm cường độ ánh sáng
– Che lưới đen làm giảm nhiệt độ môi trường trồng hoa lily
Biện pháp che lưới cụ thể thực hiện như sau: Trước khi trồng 2 tuần tiến hành che lưới cắt nắng 70%, che cách mặt đất từ 2,0-3,0m. Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa thì mở lưới ra, chỉ che vào buổi trưa khi trời nắng to. Từ khi nụ hoa xuất hiện đến khi thu hoạch hoa luôn theo dõi và kiểm tra cường độ ánh sáng nhà trồng lily để có chế độ che hợp lý.
5.3.6. Kỹ thuật bón phân
Bón lót: Sử dụng các loại phân đã được ủ hoai mục như phân gà, phân chuồng, phân gia súc… Sau khi cày ải đất bón rải các loại phân trên với lượng 2.500 kg/ha đất trồng rồi lên luống (sau khi lên luống có điều kiện nên che đậy nilon), bón trước khi trồng 1-2 tháng.
* Bón thúc: Sau trồng 3 tuần (cây lily cao 20-35cm), lúc này bộ rễ hoa lily đã ra tương đối đầy đủ chúng ta tiến hành bón phân thúc.
+ Biện pháp bón phân qua gốc: loại phân bón thúc chính thường dùng là NPK tỷ lệ 1:1:1, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có bổ sung thêm phân đạm, lân, kali, canxi khác nhau, nên hòa phân với nước để tưới.
– Lần 1: sau trồng 3 tuần: dùng NPK lượng dùng 70-100kg/ha.
– Lần 2: bón sau lần 1 từ 7-10 ngày. Lượng bón cho 1ha: 1kg Canxi Nitrat +70-100 kg NPK.
– Lần 3: khi đang xuất hiện nụ hoa. Lượng bón cho 1ha: 150 kg NPK
– Lần 4: sau lần 3 từ 7-10 ngày. Lượng bón cho 1ha: 70 kg NPK
Tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây hoa lily chúng ta có thể bón thêm phân cho cây, tuy nhiên thời điểm cuối cùng có thể bón phân cho hoa lily là trước khi hoa nở 3 tuần.
+ Sử dụng một số loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá như: Atonik 1.8SL 40ml/ 30 lít/300 chậu, Đầu trâu (502, 901, 902) 30g/30 lít/300 chậu. Phun sau trồng 15-20 ngày, phun định kỳ 5-7 ngày/lần.
5.3.7. Làm cỏ, xới xáo
Để đảm bảo cho bộ rễ cây hoa lily phát triển tốt cần tiến hành xới đất để đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Sau khi cây mọc lên trên mặt đất khoảng 10-15cm dùng cào nhỏ xới phá váng mặt đất, sau đó định kỳ 10-15 ngày kiểm tra nếu thấy đất bị gắn mặt hoặc quá chặt thì nên xới đất lại.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để làm cỏ và xới đất để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây hoa lily sinh trưởng.
VI. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA
– Thời gian thu hái hoa: khi nụ dưới cùng phình to và bắt đầu có màu (nếu cành có trên 6 nụ thì thu khi 2 nụ ở dưới phình to và có màu). Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cách mặt đất 10-15cm. Sau đó phân loại hoa (căn cứ vào số nụ, độ dài cành), tuốt bỏ lá sát gốc khoảng 10cm; xếp bằng gốc và bó lại (10 cành/bó) và ngâm bó hoa vào nước. Dùng giấy báo hoặc túi PE bọc lại, sau đó cho các bó hoa vào thùng carton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh để nhiệt độ từ 5-10oC.
– Bảo quản hoa
+ Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, AgNO3, Chrysal RVB….
+ Bảo quản trong kho lạnh: Sau khi bao gói xong cho thùng carton vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 6-80C, ẩm độ 85-90%.
VII. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
7.1. Rệp hại (Planococcus sp.)
a) Triệu chứng: Rệp thường gây hại những lá non, chồi non ở phía trên, làm cho các lá này bị quăn lại, nặng nó có thể làm biến dạng hoa sau này.
b) Nguyên nhân: do các loài rệp (Planococcus sp.) gây hại
c) Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 – 15 ml/bình 10lít, hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha…
7.2. Bệnh hại
7.2.1. Bệnh virus
a) Triệu chứng: màu xanh của lá dần dần nhạt đi, các lá này bắt đầu xoăn lại. Những triệu chứng trên lá cây biểu hiện rõ nhất xung quanh thời kỳ cây ra hoa. Trong nhiều trường hợp không nhìn rõ triệu chứng trên lá mà chỉ được biểu hiện rõ ràng trên hoa, , mầu sắc hoa bị xuống cấp nghiêm trọng.
b) Nguyên nhân: do virus gây ra và rệp, chích hút là đối tượng lan truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.
c) Phòng trừ:
– Chọn củ giống sạch bệnh để trồng ( cơ bản bệnh virus đã được các nhà sản xuất giống Hà Lan kiểm soát tuy nhiên vẫn có tỷ lệ rất nhỏ cây bị nhiễm)
– Làm cỏ,vệ sinh môi trường nhà trồng sạch sẽ.
– Phòng trừ các đối tượng truyền nhiễm.
– Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhổ bỏ ngay những cây bị nhiễm virus.
7.2.2. Bệnh thối thân (Phytophthora sp.)
a) Triệu chứng: cây bị bệnh hoa bị thối rữa, cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo đột ngột. Thân bị nhiễm bệnh thì bị thối mềm và có màu xanh tối đến nâu tối lan rộng lên phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc. Bệnh thường gây hại phần thân trên mặt đất làm cho cây bị đổ gãy.
b) Nguyên nhân: bệnh này thường là do Phytophthora nicotianae, nhưng nó cũng có thể là do Phytophthora cryptogea gây ra, nấm này có thể tồn tại trên đất ẩm qua nhiều năm. Đất, môi trường không khí quá ẩm và nhiệt độ cao ( trên 200C) là môi trường thích hợp cho nấm này phát triển gây hại.
c) Phòng trừ:
– Khử trùng giá thể trước khi trồng: dùng Alietle 800WG 100g/30 lít, Ridomil Gold 68WP 90G/30 lít để xử lý 1 tấn giá thể
– Đảm bảo giá thể thoát nước tốt
– Duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa vụ trồng.
– Nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng.
– Luân canh với cây trồng khác ( tốt nhất nên luân canh với lúa nước)
– Sử dụng thuốc Alietle 800WG 50g/16 lít, Ridomil Gold 68WP 80-90G/16lít để phun phòng trừ bệnh. Định kỳ 7-10 ngày/lần.
7.2.3. Bệnh héo rễ (Pythium ultimum)
a) Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm, đầu tiên là các lá ở dưới gốc chuyến sang màu vàng sau đó lan dần lên các lá ở phía trên. Kiểm tra bộ rễ thấy các rỗ bị khô héo từng đoạn một, trường hợp nặng bộ rễ bị héo hỏng hoàn toàn cây hoa lily mất hoàn toàn khả năng sinh trưởng.
b) Nguyên nhân: loại bệnh này gây ra bởi một trong những nấm Pythium, phổ biến nhất là Pythium ultimum. Nấm này phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 20-300C và độ ẩm cao. Chậu trồng giá thể bị nén chặt, độ ẩm giá thể cao và nồng độ muối trong giá thể quá cao là điều kiện thuận lợi cho nấm Pythium phát triển.
c) Phòng trừ:
– Xử lý giá thể trước khi trồng ( phân hữu cơ phải ủ hoai mục)
– Dùng giá thể có kết cấu tơi xốp, đất có nồng độ muối thấp ( EC≤ 1mS/cm) để trồng lily
– Duy trì nhiệt độ đất thấp trong suốt thời vụ trồng lily
– Sử dụng thuốc Alietle 800WG 50g/16 lít để phòng trừ nấm Pythium. Định kỳ 7-10 ngày/lần.
7.2.4. Bệnh teo, rụng nụ
a) Triệu chứng: nụ có màu xanh nhạt, dần dần chuyển màu vàng, lúc này tại cuống nụ xuất hiện tầng rời và làm rụng nụ hoa.
b) Nguyên nhân: do thiếu nước, vi lượng (Bo) và thiếu ánh sáng (là nguyên nhân chính)
c) Phòng trừ: chiếu sáng đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng Bortrac 10,9% liều lượng 20ml/16 lít. Phun sau trồng 35 ngày, định kỳ 7-10 ngày/lần.
7.2.5. Bệnh thiếu sắt (Fe)
a) Triệu chứng: phần giữa gân lá chuyển vàng, xuất hiện tập trung ở phần đỉnh ngọn. Cây bị thiếu Fe nặng có thể dẫn đến đỉnh ngọn chuyển màu trắng.
b) Phòng trừ:
– Chọn đất có pH: 5.5-6.5 để trồng các giống lily thơm.
– Dùng Fe-EDTA (9% Fe) hoặc Fe – EDDHA (6% Fe) phun lên lá.
7.2.6. Bệnh cháy lá ( Leaf Scorch)
a) Triệu chứng: bệnh cháy lá xuất hiện vào thời điểm trước khi nụ hoa xuất hiện. Đầu tiên tất cả các lá non bị xoắn nhẹ hướng vào trong và sau đó một và ngày sẽ xuất hiện những vết đốm có màu xanh vàng đến trắng trên là bị cháy. Nếu lá bị cháy nhẹ cây sẽ tiếp tục phát triển bình thường. Nhưng nếu cây bị cháy lá nặng những vết đốm trắng có thể chuyển thành nâu trên bề mặt và lá sẽ bị uốn cong ở những nơi vết bệnh xuất hiện. Trong trường hợp rất xấu tất cả lá nhạy cảm trên ngọn sẽ bị mất.
b) Nguyên nhân: cháy lá xuất hiện khi quá trình hút và thoát hơi nước bị rối loạn. Nguyên nhân là sự thiếu canxi trong những tế bào của những lá non nhất, làm các tế bào bị phá huỷ và chết. Độ ẩm tương đối trong nhà lưới thay đổi đột ngột cũng có thể căn bản ảnh hưởng tới quá trình. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ sự phát triển kém của bộ rễ (mức muối cao trong đất và cây phát triển quá nhanh so với kích thước của bộ rễ). Nhất là sự nhạy cảm của giống vời mùa vụ trồng và kích thước củ. Củ to thì nhạy cảm hơn so với củ nhỏ.
c) Phòng trừ
– Trồng củ trên đất hoăc giá thể đảm bảo các yêu cầu EC< 1ms, pH từ 5,5-65 ( đối với lily thơm) từ 6,0-7,0 ( đối với lily không thơm), tốt nhất nên trồng trên đất đã được cấy lúa vụ trước
– Phòng trừ tốt những bệnh và dịch hại ảnh hưởng đến rễ.
– Giữ ẩm đất trước khi trồng.
– Không nên trồng vào những mùa vụ nhạy cảm.
– Không nên sử dụng củ to, cũng như có sự xử lý thận trọng hơn.
– Trồng củ ra rễ trong kho mát trước khi trồng ra ngoài đồng ruộng.
– Trồng củ sâu 6-10cm.
– Ngăn chặn sự thay đổi lớn của nhiệt độ và độ ẩm không khí trong nhà lưới trong suốt giai đoạn để không làm thay đổi sự nhạy cảm. Cố gắng giữ độ ẩm tương đối ở 75%.
– Phải ngăn cản sự phát triển nhanh, với giống Oriental hybirds cần giữ nhiệt độ xung quanh 150C trong 6 tuần đầu. Để có được điều kiện đó nên trồng trong sọt ở trong kho.
– Tưới nước hợp lý để giữ sự thoát hơi nước cân bằng và ngăn chặn sự thoát hơi nước quá giới hạn bằng che lưới đen, tưới nước nhẹ một vài lần 1 ngày sẽ ngăn chặn được sự cháy lá.
7.2.7. Bệnh lá bao hoa
a) Triệu chứng: biểu hiện là cánh hoa không phát triển bình thường mà phát triển dị dạng, biến đổi thành dạng lá uốn cong, màu xanh bao bên ngoài nụ hoa, làm giảm chất lượng hoa.
b) Nguyên nhân: do sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm quá lớn cộng với sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đã dẫn đến sự biến đổi của lá bao hoa.
c) Phòng trừ: tránh để nhiệt độ và ẩm độ trong nhà trồng biến đổi đột ngột; cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây; tránh để cho cây sinh trưởng quá nhanh (bằng cách giảm nhiệt độ đất giai đoạn đầu sau trồng)…