Kỹ thuật trồng cây nhãn đúng cách và năng suất cao

Nhãn là loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta. Và chúng được phát triển mạnh nhằm đám ứng được nhu cầu sử dụng đồng thời làm tăng cao hiệu quả kinh tế. Nhãn là một loại cây thuộc á nhiệt đới và nhiệt đới. Nhãn thường được trồng nhiều ở các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Trong nhãn chứa nhiều chất dinh dưỡng, và có nhiều cách chế biến như ăn trực tiếp, sấy khô hay đóng hộp.

kỹ thuật trồng cây nhãn

Tuy nhiên để có được những hiệu quả trên bà con cần biết được kỹ thuật trồng cây nhãn đúng cách. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ chia sẻ cho bà con kỹ thuật trồng cây nhãn đúng cách và cho ra năng suất cao.

Điều kiện thời tiết, đất đai

Cây nhãn được trồng từ miền Bắc vào Nam trên nhiều địa hình và đất canh tác khác nhau: Đất phù sa, đồi núi, đất cát, đất bazan… Nhưng tốt nhất nên trồng ở đất phù sa nhiều màu mỡ, ẩm, mát và không bị ngập nước.

Nhãn có khả năng chịu được hạn hán, chịu ngập úng tốt. Cây nhãn có thể chịu được ngập trong vòng 2 – 3 ngày. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây nhãn phát triển từ 21 – 27 độ C.

điều kiện thời tiết, nhiệt độ

Chọn giống nhãn

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều giống nhãn khác nhau, mỗi giống nhãn chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đặc biệt đối với loại nhãn thông thường mỗi giống sẽ thích hợp để trồng ở mỗi vùng và trở thành đặc sản của vùng đó.

chọn giống nhãn

Một số loại nhãn hiện được bán trên thị trường gồm:

  • Nhãn tiêu da bò có các loại giống như: tiêu đường, tiêu huế, tiêu lá bầu,… Đây là các loại giống nhãn được ưa chuộng nhất. Ưu điểm của những loại giống nhãn này là cho ra năng suất cao, cây phát triển nhanh, ít nước, cơm dày, ngọt vừa, ít mùi thơm.
  • Nhãn long: là một giống nhãn rất dễ trồng mà năng suất thì lại khá cao. Tuy nhiên, người dùng sẽ ít ưa chuộng hơn bởi vì hạt to, cơm mỏng và có nhiều nước.
  • Nhãn da bò: Giống nhãn này thường được trồng chủ yếu ở những vùng có đất cát giồng. Người tiêu dùng rất ưa chuộng loại nhãn này bởi cơm ráo, lại dày, trái to. Tuy nhiên, năng suất thu hoạch lại không được cao.

Nhân giống

Gieo hạt (chủ yếu để làm gốc ghép)

Hạt giống khi lấy về cần xử lý gieo ngay. Nên ngâm hạt khoảng nửa ngày, vớt ra, tiếp tục ngâm vào nước vôi trong, sau 2-3 tiếng thì vớt ra, ủ vào đất cát ẩm khoảng 2-4 ngày. Khi ngâm hạt nhú ra thì đem gieo.

Chiết cành

Cách chiết cây nhãn là phương pháp được bà con dùng để nhân giống phổ biến nhất. Vì cây chiết cành sẽ mang nhiều ưu điểm hơn như mau cho ra trái, cây con sẽ giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có bộ rễ ăn cạn nên phù hợp với những vùng đất có mực thủy cấp cao chẳng hạn như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tuy nhiên, cây chiết cũng sẽ có mặt hạn chế là cây nhanh già, dễ dàng bị đổ ngã nếu gặp gió bão vì có bộ rễ ăn cạn, phương pháp này thường có hệ số nhân giống thấp,…

Tháp bo

Đây là phương pháp đang được bà con nông dân sử dụng để cải tạo lại những vườn nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn tiêu da bò hoặc nhãn xuồng lên trên gốc long nhãn. Sau khi xác định được việc tháp bo đã thành công thì nhanh chóng tiến hành cắt bỏ toàn bộ tán cây nhãn long phía trên chỗ tháp bo.

Cây nhãn long khoảng 1-2 năm tuổi thì có thể tháp trực tiếp lên gốc cây, nếu cây lớn hơn thì tháp lên trên cành, nhưng không nên tháp ở những vị trí cao và cành lớn vì dễ bị tét cành cũng như gãy nhánh sau này.

Kỹ thuật trồng cây nhãn

Nhãn tiêu thường được trồng ở khoảng cách từ 8 đến 10m, còn đối với nhãn long từ 6 đến 8m.

Trong những năm đầu tiên, khi cây chưa giao tán, bà con có thể trồng xen thêm những loại cây ngắn ngày như: rau, đậu, ổi, đu đủ,… hoặc cũng có thể trồng nhãn với mật độ dày hơn với khoảng cách 4 mét một cây. Đến khi cây giáp tán thì bà con hãy tỉa bỏ những cây giữa.

kỹ thuật trồng cây nhãn đúng cách

Đầu tiên, bà con hãy khoét lỗ trên mô sao cho vừa với bầu của cây con. Sau đó, nhẹ nhàng xé bỏ bọc ni lông rồi đặc bầu cây vào lỗ rồi lấp đất lại sao cho vừa khuất mặt bầu. Khi lấp đất xong, cần ém chặt đất ở xung quanh gốc, cắm một cây cọc để buộc cây con vào. Với cách này sẽ giúp cho rễ tránh cây bị lung lay làm đứt rễ. Sau khi trồng xong, thì hãy tưới cho đẫm nước. Và thường xuyên giữ ẩm cho cây.

Cách để chăm sóc cho cây

Đắp mô, bồi liếp

Trong khoảng 2 năm đầu, mỗi năm cần đắp thêm đất khô vào vị trí chân mô, giúp cho mô cao hơn, rộng hơn. Đến năm thứ 3 trở đi, mỗi năm nên vét bùn non ở dưới đáy mương bồi thêm một lớp mỏng khoảng 2-3cm ngay sau khi làm gốc và bón phân.

Nếu trồng nhãn trên đất thịt pha đất sét thì hàng năm bà con nên bón thêm phân hữu cơ giúp cho đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ được phát triển.

Làm cỏ, xới xáo

Cần thường xuyên làm sạch cỏ để tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây và cỏ. Hạn chế được sâu bệnh hại cư trú và xâm nhập.

làm cỏ, xới xáo

Kết hợp xới đất giúp cho đất thông thoáng làm cho bộ rể tăng cường được sự trao đổi chất, không nên dùng cuốc lưỡi và không xới sâu vào bộ rễ vì sẽ làm tổn thương chúng. Tuyệt đối không được diệt cỏ bằng những chất hóa học trong vườn nhãn nói riêng cũng như vườn cây ăn trái nói chung.

Tưới, tiêu nước

Cây nhãn rất cần nước, nếu được tưới nước đầy đủ thì nhãn sẽ phát triển nhanh, cho ra hoa và kết trái tốt. Đối với những vườn nhãn có nguy cơ bị ngập úng trong mùa mưa lũ thì nên xây dựng hệ thống bờ bao vững chắc, đồng thời cùng lúc đó tháo nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

Bón phân

Tùy vào tình trạng của cây, tuổi và điều kiện đất đai mà có mỗi chế độ bón phân khác nhau. Cây từ 1 – 3 năm tuổi: mỗi năm bón từ 1 -1,5kg/gốc dùng loại phân NPK 20 – 20 – 15. Lượng phân này sẽ được chia đều làm 3 – 4 lần bón trong năm, những năm đầu nên pha phân vào nước tưới.

Cây trên ba năm tuổi: Cây càng lớn thì lượng phân bón cho cây càng tăng, năm trúng mùa nên bón nhiều hơn năm thắt mùa. Trung bình, mỗi năm bón phân cho mỗi gốc 3 – 5kg dùng loại phân PNK 15 – 10 – 15 hoặc phân NPK 20 – 20 – 15.

Cách phòng trừ sâu bệnh hại

phòng trừ sâu bệnh hại

Đối với loại cây nhãn khi trồng thường sẽ xuất hiện 2 loại sâu bệnh hại chính là bọ xít và bệnh thán thư. Mỗi loại bệnh cần có cách xử lý thích hợp thì mới giảm thiểu được tác động tiêu cực tới năng suất của cây nhãn khi thu hoạch:

  • Đối với bọ xít sẽ gây hại chủ yếu vào các giai đoạn cây đang ra hoa và ra quả non. Bà con nên sử dụng thuốc trừ sâu xử lý bọ xít chuyên dụng để phun vào giai đoạn cây vừa chuẩn bị ra hoa, sau đó phun lại lần 2 vào khoảng 1 tuần sau khi phun lần 1.
  • Đối với bệnh thán thư: bệnh hại này sẽ tác động chủ yếu lên chùm hoa, cũng khiến cho quả có khả năng rụng nhiều hơn, hoặc chậm lớn. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu chuyên dụng cho bệnh thán thư và tiến hành phun lên cây vào giai đoạn khi hoa nhãn chưa nở. Nhưng khuyến khích bà con sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để vừa đảm bảo an toàn cho cây và cho môi trường.

Thu hoạch cây nhãn

Nhãn có thể thu hoạch được khi thấy những dấu hiệu sau: màu vỏ chuyển từ màu nâu hơi xanh sang một màu nâu sáng. Vỏ quả hơi sù sì và dày chuyển sang mọng và nhẵn hơn. Bà con cũng có thể bóc thử một quả để xem thấy hạt có màu nâu đen thì đã thu hoạch được.

Bạn nên thu hoạch nhãn vào lúc trời tạnh ráo, vào lúc sáng và lúc chiều. Lưu ý, tránh thu hoạch trái vào giữa trưa khi trời quá nóng.

Kết luận

Bên cạnh kỹ thuật trồng cây nhãn sao cho đúng cách thì kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cũng quan trọng không kém. Chúng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của nhãn. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bà con biết được kỹ thuật trồng cây nhãn đúng cách để có được một vụ mùa bội thu.

Các câu hỏi thường gặp

Cây nhãn bao lâu thì có trái?

Khoảng từ 4 năm thì cây mới bắt đầu có trái. Còn ghép nhánh nhãn lên gốc cây có sẵn, rút ngắn được thời gian hơn, khoảng từ 2 năm là đã có trái.

Nhãn được trồng trên loại đất nào?

Cây nhãn được trồng từ miền Bắc vào Nam trên nhiều địa hình và đất canh tác khác nhau: Đất phù sa, đồi núi, đất cát, đất bazan… Nhưng tốt nhất nên trồng ở đất phù sa nhiều màu mỡ, ẩm, mát và không bị ngập nước.

Có những loại nhãn nào trên thị trường?

Hiện nay trên thị trường phổ biến một số giống nhãn như: Nhãn tiêu da bò, Nhãn long, Nhãn da bò,..

Đánh giá